KhacDuy có vẻ rất am hiểu pháp luật nhỉ? Cách trả lời của e nghe rất thuyết phục. Dù chưa phải luật sư nhưng những câu trả lời tư vấn của em thật khiến người ta ngỡ ngàng vì sự hiểu biết và
trách nhiệm.
Diễn đàn cần những câu trả lời có
tính trách nhiệm hơn những lời
động viên phải không mọi người?
Bạn thuytrang1989 nên nghe theo hướng dẫn của KhacDuy về trình diện với cơ quan điều tra. Đồng thời nêu rõ quan điểm khẳng định trách nhiệm của mình sẽ trả cho những người cho bạn vay tiền. Đây là tranh chấp dân sự, cơ quan điều tra người ta chỉ cần bạn chứng minh bạn không có ý định trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì họ cũng không làm gì đâu.
Nói chung về nguyên tắc, cơ quan công an chỉ được can thiệp khi vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà thôi. Bạn nên đàm phán với các chủ nợ thời gian thanh toán hợp lý, tư tưởng chủ nợ người ta cũng chỉ mong lấy được tiền chứ cũng không muốn kiện cáo nhiều đâu. Bạn nên tranh thủ tâm lý này và nói nhẹ nhàng tình cảm với họ thanh toán theo lộ trình để bớt đi áp lực.
Còn bạn chưa phạm tội đâu vì bạn chưa bỏ trốn hoàn toàn theo như khacduy nói.
Các văn bản pháp luật hiện hành không có định nghĩa thế nào là truy nã. Tuy nhiên về mặt ngôn ngữ thì “truy nã” được hiểu là toàn bộ các biện pháp mà cơ quan điều tra áp dụng để truy bắt bị can, bị cáo, người đang chấp hành hình phạt tù. Trước khi áp dụng biện pháp “truy nã” thì cơ quan điều tra phải ra một văn bản gọi là “quyết định truy nã bị can (bị cáo, hoặc người đang chấp hành hình phạt tù)” quyết đinh này sẽ được thông báo lên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt giữ người bị truy nã..
Vậy khi nào thì bị can bị truy nã. Điều 161 BLTTHS quy định “Khi bị can trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can”.
“bỏ trốn” ở đây được hiểu là bị can đã có những hành vi đánh lừa cơ quan điều tra thể hiện qua việc thay đổi các thông tin liên quan đến danh tính, đặc điểm nhận dạng bị can khiến các cơ quan bảo vệ pháp luật ko biết được. “bỏ trốn” cũng được hiểu là việc bị can biết mình sẽ bị cơ quan điều tra triệu tập hoặc đã bị cơ quan điều tra triệu tập mà cố tình lẫn tránh bằng việc đi khỏi nơi cư trú đến một nơi khác để ẩn nấp mà không khai báo tạm trú, tạm vắng.
“Không biết bị can đang ở đâu” nghĩa là danh tính bị can đã được xác định rất rõ nhưng sau khi cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nhưng không biết hiện bị can đang ở đâu để triệu tập và bị can cũng không hề biết mình đã bị khởi tố bị can cũng như đang bị CQĐT triệu tập.
Vì vậy cứ mạnh dạn về làm việc với cơ quan công an,
họ chưa thể bắt bạn chỉ vì bạn chưa có tiền để trả đâu ( bạn nghĩ bắt người đơn giản lắm sao?). Sự việc thế nào bạn đưa thông tin lên diễn đàn chúng tôi tiếp tục tư vấn cho bạn.
Chúc bạn sớm vượt qua khó khăn.
Cập nhật bởi thuonggia78 ngày 04/11/2011 04:48:37 CH
Cập nhật bởi thuonggia78 ngày 04/11/2011 04:41:33 CH
Cập nhật bởi thuonggia78 ngày 04/11/2011 04:39:46 CH
Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh