Xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc (tìm hiểu Án lệ số 20/2018/AL)?

Chủ đề   RSS   
  • #605257 07/09/2023

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc (tìm hiểu Án lệ số 20/2018/AL)?

    Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho công ty mặc dù hai bên không ký hợp đồng lao động bằng văn bản thì có làm phát sinh mối quan hệ lao động hay không?

    Tìm hiểu nội dung của Án lệ số 20/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc (Ban hành theo Quyết định 269/QĐ-CA năm 2018 công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành).

    Tóm tắt nội dung vụ việc:

    Ông Trần Công T làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn L - Siêu thị L - Chi nhánh B từ ngày 09-9-2013 theo Thư mời làm việc ngày 20-8-2013 của Công ty trách nhiệm hữu hạn L. Theo nội dung thư mời làm việc, ông T làm việc với vị trí Trưởng bộ phận phi thực phẩm, loại hợp đồng lao động: Xác định thời hạn (12 tháng hoặc hơn), thời gian thử việc: 02 tháng, tổng lương gộp trong thời gian thử việc: 15.300.000 VNĐ, mức lương chính hàng tháng: 12.600.000 VNĐ, phụ cấp hàng tháng là 5.400.000 VNĐ.

    Ông T bắt đầu làm việc từ ngày 09-9-2013. Hết thời gian thử việc 02 tháng (từ ngày 09-9-2013 đến ngày 09-11-2013), ông T vẫn tiếp tục làm việc. Ngày 19-12-2013, ông T nghỉ việc. Ngày 28-12-2013, Phòng Nhân sự Công ty trách nhiệm hữu hạn L có giấy mời ông T đến Công ty họp và lập “Biên bản thỏa thuận V/v: Kết thúc hợp đồng lao động trước thời hạn”. Ông T ghi ý kiến vào biên bản nội dung: Không đồng ý việc giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động. Ngày 29-12-2013, Công ty trách nhiệm hữu hạn L ra Quyết định số 15/QĐKL- 2013 với nội dung đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Trần Công T, với lý do: Thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; thời hạn chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 28-12-2013. Ngày 06-01-2014, ông T nhận được Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động nói trên.

    [...]

    Người đại diện theo ủy quyền của Công ty trách nhiệm hữu hạn L cho rằng: Lý do Công ty trách nhiệm hữu hạn L chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông T là do ông T thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; cụ thể là: Sau thời gian thử việc 02 tháng, theo Bản kế hoạch và đánh giá thành tích ngày 10-11-2013, nhận thấy ông T chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc với nhiệm vụ là Trưởng bộ phận ngành phi thực phẩm nên Giám đốc siêu thị L- Chi nhánh B đã quyết định cho ông T thử việc thêm 01 tháng để tạo điều kiện cho ông T hoàn thành nhiệm vụ và để có thêm thời gian đánh giá năng lực của ông T. Việc kéo dài thời gian thử việc vì lý do: Đến ngày 05-12-2013, Siêu thị L - Chi nhánh B mới chính thức khai trương. Tuy nhiên, qua thời gian thử việc thêm 01 tháng, ngày 12-12-2013, Trưởng bộ phận giám sát bán hàng Siêu thị L - chi nhánh B đánh giá ông T không đạt yêu cầu, đề nghị có kế hoạch thay ông T.

    Nội dung của Án lệ:

    “[2] Ông Trần Công T vào làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn L theo Thư mời nhận việc ngày 20-8-2013 với nội dung: “Loại hợp đồng lao động: Xác định thời hạn (12 tháng hoặc hơn). Thời gian thử việc: 02 tháng. Hết thời gian thử việc (từ ngày 09-9-2013 đến ngày 09-11-2013), ông T không nhận được thông báo kết quả thử việc nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Công ty trách nhiệm hữu hạn L cho rằng sau 02 tháng thử việc, ông T không đáp ứng được yêu cầu của công việc, nên Công ty đã quyết định cho ông T thử việc thêm 01 tháng để tạo điều kiện cho ông T hoàn thành nhiệm vụ và để có thêm thời gian đánh giá năng lực của ông T. Tuy nhiên, không có tài liệu nào thể hiện giữa ông T và Công ty trách nhiệm hữu hạn L đã có thỏa thuận với nhau về việc kéo dài thời gian thử việc.

    [3] Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động quy định thời gian thử việc “Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên". Tại Bản tự khai ngày 14-6-2014, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn L trình bày: “Công ty hiểu rõ rằng, sau khi kết thúc thời gian thử việc (60 ngày) nếu chưa ký HĐLĐ thì người lao động được làm việc chính thức theo loại hợp đồng xác định thời hạn 12 tháng”. Như vậy, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn L thừa nhận rằng sau khi hết thời gian thử việc, ông T đã trở thành người lao động chính thức theo hợp đồng lao động có thời hạn là 12 tháng. Trên thực tế, Công ty trách nhiệm hữu hạn L đã thương lượng với ông T về việc chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 28-12-2013; khi thương lượng không có kết quả, ngày 29-12-2013 Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn L ra Quyết định số 15/QĐKL-2013 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông T. Do đó, có đủ cơ sở để khẳng định quan hệ giữa ông T với Công ty trách nhiệm hữu hạn L sau khi hết thời gian thử việc là quan hệ hợp đồng lao động."

    Khái quát nội dung của Án lệ:

    Trường hợp người sử dụng lao động có Thư mời làm việc với nội dung xác định loại hợp đồng lao động và thời gian thử việc (cụ thể, theo nội dung Thư mời làm việc của vụ án trên, ông T làm việc với vị trí Trưởng bộ phận phi thực phẩm, loại hợp đồng lao động: Xác định thời hạn (12 tháng hoặc hơn), thời gian thử việc: 02 tháng, tổng lương gộp trong thời gian thử việc: 15.300.000 VNĐ, mức lương chính hàng tháng: 12.600.000 VNĐ, phụ cấp hàng tháng là 5.400.000 VNĐ). Người lao động đã thử việc theo đúng thời gian thử việc trong Thư mời làm việc, hết thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động và người lao động không có thoả thuận nào khác. Điều này có thể hiểu rằng, sau khi hết thời gian thử việc người lao động không nhận được thông báo kết quả thử việc nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Điều này cho thấy rằng người sử dụng lao động đã ngầm thể hiện việc chấp nhận người thử việc là người lao động của mình mặc dù chưa ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản.

    Mặc khác, trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu chứng minh được giữa người sử dụng lao động và người lao động có tồn tại các mối quan hệ thuộc về lao động như trong vụ án trên: (i) Công ty L đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với ông T nhưng không thành; và (ii) Công ty L ra thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,... Điều này cho thấy Công ty L thừa nhận rằng sau khi hết thời gian thử việc, ông T đã trở thành người lao động chính thức theo hợp đồng lao động để khẳng định quan hệ giữa ông T với Công ty L sau khi hết thời gian thử việc là quan hệ hợp đồng lao động.

     
    481 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhpham1995 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận