Xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo thế nào đây?

Chủ đề   RSS   
  • #317924 11/04/2014

    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo thế nào đây?

    Đối với các doanh nghiệp (tạm coi là các doanh nghiệp Nhà nước – doanh nghiệp lớn) thì áp dụng pháp luật đôi khi khá khó khăn do các nhà làm luật hay bỏ sót đối tượng này hoặc quy định không rõ ràng, hoặc thường dùng các cụm từ như “tổ chức kinh tế” rất chung chung trong đối tượng áp dụng của nhiều văn bản quy phạm pháp luật… Liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ta có một số văn bản sau:

    1. Đối với giải quyết khiêú nại tố cáo về lao động ta có Nghị định 04/2005/NĐ-CP, nghị định này thì đương nhiên áp dụng cho các chủ doanh nghiệp (tổng giám đốc, giám đốc…), tuy nhiên các ông giám đốc, tổng giám đốc này không có thẩm quyền giải quyết tố cáo về lao động (chỉ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động) thì ta bỏ tạm qua văn bản này.

    2. Đối với Luật Khiếu nại 2011 và Nghị định 75 hướng dẫn Luật khiếu nại thì có trực tiếp điều chỉnh hoạt động giải quyết khiếu nại trong các doanh nghiệp.

    3. Đối với Luật tố cáo 2011 và Nghị định 76 hướng dẫn Luật Tố cáo: Nhìn chung 2 văn bản này có áp dụng cho các doanh nghiệp, nhưng thực sự tìm được từ ngữ trong 2 văn bản này để chứng minh nó có điều chỉnh hoạt động giải quyết tố cáo của các doanh nghiệp hơi khó (xin lỗi chưa nghiên cứu kỹ 2 văn bản này). Tuy nhiên khi Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 ra đời quy định về quy trình giải quyết tố cáo, trong đó tại Điều 2 – Đối tượng áp dụng quy định rõ có đối tượng có “doanh nghiệp Nhà nước” thì mới thực sự có cái cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết tố cáo của các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng như vậy chưa đủ vì các văn bản pháp luật hướng dẫn còn ít quá, việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo của các vị lãnh đạo doanh nghiệp không đơn giản:

    Ví dụ: Ông T gửi đơn tố cáo đến lãnh đạo một doanh nghiệp xxx tố cáo rằng ông Nguyen Văn A (là người lao động trong doanh nghiệp xxx) đã nhận 50 triệu đồng của ông T để hứa xin việc cho con Ông T vào doanh nghiệp xxx, nhưng không xin việc cũng không trả lại tiền…

    Vậy theo ví dụ trên liệu lãnh đạo doanh nghiệp xxx có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo của ông T hay không? Mong các luật sư và các bạn cho ý kiến với nhé…

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    5115 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #317943   12/04/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Trong các doanh nghiệp thì thường sẽ có Ban Kiểm Soát có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, phạm vi giải quyết chỉ căn cứ vào điều lệ, nội quy của cơ quan . . . để giải quyết về kỹ luật lao động.

    Đối với tranh chấp trong ví dụ bạn nêu thì doanh nghiệp chủ yếu là hòa giải (yêu cầu trả tiền lại), còn thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hasosa (12/04/2014)