vui lòng giúp em một số câu hỏi nhận định đúng sai và giải thích. xin chân thành cảm ơn!

Chủ đề   RSS   
  • #273558 05/07/2013

    mtbuu0311

    Male
    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 196
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    vui lòng giúp em một số câu hỏi nhận định đúng sai và giải thích. xin chân thành cảm ơn!

    I. Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?

    1.     Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội.

    2.     Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội.

    3.     Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.

    4.     Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.

    5.     Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.

    6.     Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật.

    7.     Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của kinh tế.

    8.     Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

    9.     Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người.

    10.  Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

    11.  Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

    12.  Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

    13.  Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.

    14.  Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp.

    15.    Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.

    16.  Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được.

    17. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị.

    18.  Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.

    19.  Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm.

    20. Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế và tư tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị, là phương thức để giành chính quyền về tay giai cấp thống trị.

    21. Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của thị tộc là tù trưởng.

    22. Tính xã hội của nhà nước chỉ thể hiện ở những nhà nước xã hội chủ nghĩa.

    23. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật nên nhà nước không cần phải tuân thủ pháp luật.

    24. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.

    25. Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước.

     

     
    211225 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn mtbuu0311 vì bài viết hữu ích
    linhdevy (21/06/2017) my15 (15/01/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #273819   06/07/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn!

    Đây là những câu hỏi nhận định của sinh viên, vì vậy các bạn nên đưa ra đáp án của từng câu hỏi. Sau đó DanLuat sẽ  trao đổi giúp bạn hoàn thiện bài tập của mình.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    lthuhang (06/07/2013) mtbuu0311 (07/07/2013)
  • #273826   06/07/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    Chào bạn mtbuu0311.

    Mình nói cái này đừng giận nha. Mình cũng là sinh viên mà sao thấy có một số bạn cực nhác  động não đấy. Bài tập đơn thuần của sinh viên mà chẳng chịu suy nghĩ gì cả, đụng chút mắc là hỏi. Có rất nhiều câu chỉ cần nắm lí thuyết trong sách vở là có thể giải được mà chẳng suy nghĩ gì cả.

    Mình chẳng giỏi, chẳng hơn ai cả. Nhưng ít nhất trước khi hỏi cũng nên đọc sách vở, giải quyết một số vấn đề đơn giản. cái gì bí quá thì cả hỏi chứ. Mình chẳng hạn cái câu 1 đấy: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có nhà nước thì làm gì có PL, PL chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. Cái này học lí luận nhà nước có nói mà.

    Thân bạn!

    Cập nhật bởi lthuhang ngày 06/07/2013 09:41:13 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lthuhang vì bài viết hữu ích
    mtbuu0311 (07/07/2013) Thuphuonghy83 (02/12/2014)
  • #274267   09/07/2013

    mtbuu0311
    mtbuu0311

    Male
    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 196
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    mình cũng đã đọc sách tham  khảo 3 lần rồi mà vẫn không hiểu chắc có lẽ do lớn tuổi rồi nên sức tiếp thu kém mà lại sắp đến ngày thi rồi nên không biết phải làm sao. mong mọi người trên diễn đàn giúp. mình chỉ giỏi về máy vi tính thôi chứ về lĩnh vực này thì pó tay. nhưng tham khảo những câu hỏi này trên mạng thì ít ỏi quá nên nếu giúp mình được thì giúp chứ đừng nói nặng vậy. cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #274269   09/07/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


     

    mtbuu0311 viết:

     

    mình cũng đã đọc sách tham  khảo 3 lần rồi mà vẫn không hiểu chắc có lẽ do lớn tuổi rồi nên sức tiếp thu kém mà lại sắp đến ngày thi rồi nên không biết phải làm sao. mong mọi người trên diễn đàn giúp. mình chỉ giỏi về máy vi tính thôi chứ về lĩnh vực này thì pó tay. nhưng tham khảo những câu hỏi này trên mạng thì ít ỏi quá nên nếu giúp mình được thì giúp chứ đừng nói nặng vậy. cảm ơn.

     

     

    Không không. Cháu không có ý nặng lời đâu (nếu là lớn tuổi rồi thì chắc phải xưng khác), hiểu lầm quá. Cháu sẽ xem lại câu hỏi, giải đáp được gì thì sẽ giải đáp giúp.

    Cập nhật bởi lthuhang ngày 09/07/2013 08:19:08 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lthuhang vì bài viết hữu ích
    mtbuu0311 (10/07/2013)
  • #274379   10/07/2013

    mtbuu0311
    mtbuu0311

    Male
    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 196
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    vậy thì xin cảm ơn bạn nhưng trước khi nói hãy tim hiểu kỹ cái nha. chúc bạn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.

     
    Báo quản trị |  
  • #274384   10/07/2013

    mtbuu0311
    mtbuu0311

    Male
    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 196
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Nếu được xin vui lòng giúp mình mấy câu này vì mấy câu trên mình đã soạn đại cho rồi nhưng không biết đúng hay sai nữa. thôi mặc kệ chủ nhật này thi rồi tới đâu hay tới đó. một lần nữa xin cảm ơn bạn. chúc bạn may mắn!

    1. Tính giai cấp chỉ có ở quy phạm pháp luật, không có ở các quy phạm xã hội khác.

    2. Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc chung. Các quy phạm được hình thành trong cuộc sống phải do Nhà nuớc ban hành, thừa nhận.

    3. Áp dụng nhiều lần nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội là một trong những đặc điểm của quy phạm pháp luật.

    4. Chế tài của quy phạm pháp luật chính là biện pháp trách nhiệm pháp lý mà nhà nước áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức không thực hiện đúng mệnh lệnh nêu ở bộ phận quy định. 

    5. Giả định của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh, điều kiện xảy ra trong thực tế đời sống, xác định phạm vi tác động của pháp luật.

    6. Quy phạm pháp luật luôn được cấu thành bởi 3 bộ phận.

    7.  Kết quả của tập hợp hóa là một văn bản quy phạm pháp luật có sự thay ðổi về nội dung và hiệu lực pháp lý.  

    8. Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục những “lỗ hổng” của Luật.  

    9. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức ban hành. 

    10. Việc phân chia các ngành luật chỉ mang tính tương đối.

    11. Một quan hệ xã hội có thể là ðối tượng ðiều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau . 

    12. Ý thức pháp luật của mọi chủ thể là như nhau.

    13. Hệ thống pháp luật hòan thiện là cơ sở cho việc củng cố và tăng cường pháp chế

    14. Mọi quan hệ xã hội đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật

    15. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật

    16. Năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau.

    17.  Tôn trọng tính tối cao của pháp luật là một trong các yêu cầu cơ bản của pháp chế.

    18.  Tình cảm của con người đối với pháp luật là biểu hiện của hệ tư tưởng pháp luật.

    19. Quan niệm của con người về pháp luật là biểu hiện của ý thức pháp luật có tính lý luận.

    20.  Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của toàn thể các thành viên trong xã hội.

    21. Tính xã hội chỉ tồn tại ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa.

    22. Tính giai cấp chỉ tồn tại ở các nhà nước tư sản, không tồn tại ở nhà nước xã hội chủ nghĩa.

    23. Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng sẽ làm giảm đi hiệu quả quản lý nhà nước.

    24. Hành vi trái pháp luật là vi phạm pháp luật.

    25. Người không thể điều khiển được hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì được xem là một tình tiết giảm nhẹ.

    26. Lỗi là yếu tố bắt buộc trong mọi cấu thành của vi phạm pháp luật.

    28. Động cơ, mục đích là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật

    29. Chủ thể vi phạm pháp luật chỉ có thể là cá nhân mà không thể có tổ chức.

    30. Trách nhiệm pháp lý được đặc ra khi và chỉ khi có hành vi vi phạm pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #273557   05/07/2013

    mtbuu0311
    mtbuu0311

    Male
    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 196
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    vui lòng giúp em một số câu hỏi sau:

    1. các tổ chức xã hội đóng vai trò tích cực hay tiêu cực đối với việc thực hiện quyền lực chính trị? lấy ví dụ minh họa:

    2. trình bày mối quan hệ giữa nhà nước và Đảng Cộng Sản ở nhà nước ta hiện nay.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #274659   11/07/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    [/quote]

    Hôm nay mới thi học kì xong 1 môn nên bây giờ mới có thể lên trả lời được. Do những kiến thức này là phần lí luận NN và PL, triết học mà cháu đã học 3 năm rồi, hơn nữa hồi năm nhất mới vào nhà trường đã bắt học nên còn học ngơ ngơ không hiểu nên rất nhiều kiến thức đã quên. Nên là những gì còn nhớ và biết chắc chắn cháu mới trả lời. Còn những cái khác ngờ ngợ thì cháu không trả lời. hì. Nếu có gì không  đúng có thể trao đổi lại. Cảm ơn và chúc thi tốt, thành công!

    I. Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?

    1.     Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội.

    Câu này sai. Bởi PL chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. NN và PL là 2 phạm trù luôn luôn tồn tại song hành. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể điều hòa dẫn tới hình thành NN, để duy trì sự tồn tại của NN thì giai cấp cầm quyền đã ban hành PL, PL trở thành công cụ để duy trì tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền.

    2.     Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội.

    Câu này giải thích tương tự câu 1 ạ.

    3.     Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.

    PL là những quy tắc xử sự chung, do NN ban hành hoặc thừa nhận. Nhà nước có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành văn. Chẳng hạn như K4 Đ 409 BLDS 2005: "Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng".

    4.     Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.

    Sai. Bởi vì PL là phạm trù thuộc về ý thức, kiến trúc thượng tầng, trong khi đó kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng. Cho nên khi ban hành PL cần thiết phải dựa trên nền tảng về quan hệ trong xã hội về điều kiện cơ sở vật chất: quan hệ về tư liệu sản xuất, quan hệ sở hữu, về nhu cầu, phương hướng phát triển của xã hội...Điều này sẽ quyết định nội dung, bản chất của PL. Tức là vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng đấy

    5.     Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.

    6.     Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật.

    Câu này cháu nghĩ là đúng: Bởi PL là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. PL duy trì trật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng trong xã hội (điểm này thì thể hiện rõ hơn trong các NN XHCN, bởi theo như NN VN là NN của dân, do dân, vì dân)

    7.     Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của kinh tế.

    Câu này tương tự câu 4 ạ. PL phải ban hành phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội (có ăn mới làm luật được), PL phải phản ánh thực trạng xã hội. Ví dụ cụ thể như là sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991: Gocbachop chỉ chú trọng tới việc củng cố quyền lực chính trị, chủ trương đa nguyên đa đảng mà không xem xét các điều kiện kinh tế, PL không phù hợp với thực tiễn. Hoặc là gần đây nhất là nước ta có những văn bản QPPL không đi vào thực tiễn: xe chính chủ, xe chẵn đi ngày chẵn, xe lẻ ngày lẻ, xử phạt mũ bảo hiểm dỏm...

    8.     Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

    Điều này là sai. Nếu PL tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.

    9.     Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người.

    Cái này sai. Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.

    10.  Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

    Cái câu này trong phần lí thuyết về đặc điểm, phân loại QPPL có nói tới mà.

    11.  Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

    Hình thức chặt chẽ của PL thể hiện ở ngôn từ pháp lí, cách sắp xếp các điều luật, ...

    12.  Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

    cái này sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống  PL của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh- Mĩ.

    13.  Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.

     

    14.  Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp.

    15.    Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.

    16.  Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được.

    Tính giai cấp tức là NN bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp nào?

    17. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị.

    Câu này là đúng. Bởi kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Ai sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có quyền tổ chức, quản lí kinh doanh và phân phối sản phẩm. Hơn nữa kinh tế là phạm trù thuộc về vật chất, về cơ sở hạ tầng, sinh ra thì phải có ăn cái đã, không có cái ăn thì chẳng thể làm nổi chính trị. Và mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp trong xã hội chẳng phải cũng xuất phát từ kinh tế đó sao?

    18.  Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.

    Câu này sai. Chẳng hạn trong NN XHCN thì tính giai cấp và tính xã hội song hành và hỗ trợ nhau. Vì là NN của giai cấp công nhân và nông dân nên một mặt thể hiện tính giai cấp: ý chí của giai cấp cầm quyền; một mặt thể hiện tính xã hội đó là NN với công cụ là Pháp luật phải nhằm phục vụ quần chúng nhân dân, là NN của dân, do dân, vì dân (đôi khi chỉ là trên lí thuyết vì thực tế thì người dân vẫn chưa tham gia tích cực vào việc quản lí NN cho lắm )

    19.  Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm.

    Câu này cháu nghĩ là đúng. Nhưng chỉ là vai trò quan trọng thôi chứ không phải là quyết định (quyết định vẫn là quyền lực kinh tế). Chẳng hạn trong các NN phương Đông cổ đại chủ yếu là NN quân chủ chuyên chế, vua được xem như là Thiên tử, tư tưởng, tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn. Quyền lực của Vua được duy trì một phần cũng bởi tâm lí "sợ" các thế lực siêu nhiên của người dân. Điều này cũng thể hiện rõ nét trong Nghệ thuật kiến trúc của văn minh phương Đông cổ đại: chủ yếu là các vị thần không có thật, mang sức mạnh siêu nhiên... Ví dụ điển hình như truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh của VN vậy.

    20. Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế và tư tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị, là phương thức để giành chính quyền về tay giai cấp thống trị.

    giải thích tương tự câu 17.

    21. Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của thị tộc là tù trưởng.

    Xem lại xã hội thời kì công xã nguyên thủy.

    22. Tính xã hội của nhà nước chỉ thể hiện ở những nhà nước xã hội chủ nghĩa.

    Câu này sai bởi tính giai cấp và tính xã hội luôn cùng thể hiện trong PL của các Nhà nước. Chỉ là phụ thuộc vào từng thời kì thì bản chất nào được thể hiện rõ nét, nổi trội hơn thôi. Chẳng hạn trong thời kì chiếm hữu nô lệ thì tính giai cấp thể hiện rất mạnh mẽ, PL công khai bảo vệ quyền lợi cho giai cấp trên, tính xã hội cũng được thể hiện nhưng rất mờ nhạt, nó phản ánh thực trạng xã hội, dù ở mức độ rất ít nhưng cũng có một số quy định bảo vệ quyền lợi cho giai cấp dưới, người phụ nữ và một số giá trị đạo đức trong xã hội: ví dụ như trong quan hệ hôn nhân gia đình có quy định người vợ được quyền li hôn khi chồng ngoại tình (Bộ luật Hamurabi của Lưỡng Hà).

    23. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật nên nhà nước không cần phải tuân thủ pháp luật.

    Rõ ràng sai nhé. Nhà nước là phạm trù thuộc về ý thức, NN chỉ là dạng thức, phương tiện thể hiện sự tồn tại của quyền lực (tương tự như cái chai nước: vỏ chai là NN, nước trong chai là quyền lực). NN của dân, dân thực hiện quyền lực thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức được NN trao quyền. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân này vẫn phải tuân thủ PL.

    24. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.

    Cái này đúng. Các QPXH khác như QP đạo đức thể hiện phong tục tập quán, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Nếu QPPL được ban hành hợp tình, hợp lí thì việc thực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn. Nó đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thực hiện PL.

    25. Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước.

    Câu này sai: ví dụ điển hình như Việt Nam chẳng hạn, VN không trải qua NN Tư bản chủ nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái Quốc 3-2-1930 có đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau CM T8, Nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ PK ở VN, VN xây dựng NN XHCN, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.

     

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn lthuhang vì bài viết hữu ích
    mtbuu0311 (11/07/2013) thanhphucntp1989 (18/09/2013) kooymh (09/01/2014) d4ni3l (25/11/2014)
  • #292779   22/10/2013

    HuynhChi91
    HuynhChi91

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ·      Theo mình:17. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị. Đúng vì:

     Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế : các điều kiện kinh tế, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân ra đời PL mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức PL. Nội dung của pháp Luật không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế

    + Tính chất quan hệ kinh tế quyết định tính chất quan hệ pháp luật

    + Cơ cấu kinh tế, hê thống kinh tế quyết định cơ cấu, hệ thồng pháp luật  

    23. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật nên nhà nước không cần phải tuân thủ pháp luật.

    ·        Sự tác động của nhà nước đối với pháp luật : nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống

    ·        Sự tác động của Pháp luật đối với nhà nước : Nhà nước tự đặt mình trong khuôn khổ của Pháp Luật. Quyền lực nhà nước chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trên cơ sở của Pháp Luật 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #297158   14/11/2013

    quyen3816HLU
    quyen3816HLU

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    theo em

    câu 14 sai vì ở nước ta hiện này vẫn sử dụng 2 hình thức này

    cau 16 đúng vì đó là nguyên nhân vì sao nhà nước có tính giai cấp

     

     
    Báo quản trị |  
  • #357535   19/11/2014

    hadaubet90
    hadaubet90

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 54
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    câu 14 . Mọi quan hệ xã hội đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật_Nhận định trên là sai_giải thích PL chỉ điều chỉnh các QHXH nhất định mang tính phổ biến mà nhà nước thấy cần thiết thể chế hóa thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của nhà nước

    VD QH bạn bè ,QH yêu đương thì pháp luật k có điều chình 

    -ngoài những QHXH được điều chỉnh bằng pháp luật ra còn có những QHXH được điều chỉnh bằng QP tập quán ,quy phạm đạo đức ,quy phạm tôn giáo

     

     
    Báo quản trị |  
  • #357866   20/11/2014

    có thể ngta đã có đáp án nhưng ko chắc chắn, hoặc vì 1 lý do nào đó nên mới cần hỏi! sao bạn chưa biết đã nói ngta không động não? mà có thể ngta suy nghĩ rồi mà ko ra nên hỏi thì sao? bạn nói bạn ko hơn ai thì sao bạn có quyền nói ngta như thế?

     
    Báo quản trị |  
  • #358621   24/11/2014

    hadaubet90
    hadaubet90

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 54
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    14 Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp_nhận đinh trên là sai. theo những gì mình biết là NNXHCN vẫn áp dụng hai hình thức là hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp .và NNXHCN việt nam thì 2 hình thức này không đc thừa nhận .về phía bên tập quán pháp thì nó chỉ là ngồn bổ trợ,còn tiền lệ pháp thì là nguồn chính thức và hình thức pháp luật chủ yếu của nước ta hiện nay là văn bản quy phạm pháp luật

     
    Báo quản trị |  
  • #358627   24/11/2014

    hadaubet90
    hadaubet90

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 54
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    ai giúp mình câu này với mình câu hỏi nhận đinh này với mình tìm miết mà chưa biết mà vẫn chưa đút kết đc ý của nó,

    Pháp luât thể hiện ý chí của toàn xã hội??/?????/

     
    Báo quản trị |  
  • #358657   25/11/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    hadaubet90 viết:

    Pháp luât thể hiện ý chí của toàn xã hội??/?????/

    Sai. Chỉ một phần ý chí của XH. Phần thiểu số hay đa số là tuỳ vào bản chất giai cấp của chính quyền.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    dinhlele (27/06/2015) hadaubet90 (25/11/2014)
  • #373463   11/03/2015

    minhhien0987
    minhhien0987

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nhận định sau đây là đúng hay sai? giải thích?

     
    Báo quản trị |  
  • #477868   09/12/2017

    phuongden08
    phuongden08

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    nhận định đúng sai? vì sao?

    1. quan hệ pháp luật được chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào các căn cứ khác nhau?

    2. các quan hệ pháp luật hình thành phải luôn dựa trên cơ sở ý chí của các bên tham gia quan hệ đó?

     
    Báo quản trị |  
  • #477877   10/12/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    nhận định đúng sai? vì sao?

    1. quan hệ pháp luật được chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào các căn cứ khác nhau?
    Đúng. Ví dụ
    -trong dân sự nếu lấy tài sản làm tiêu chí thì có QHPL về tài sản và QHPL về nhân thân (không phải tài sản)

    -Ngay trong QHPL về tài sản thì căn cứ vào quyền nghĩa vụ có thể chia làm mua bán, chuyển nhượng, cho tặng, thuê, mượn . . .

    2. các quan hệ pháp luật hình thành phải luôn dựa trên cơ sở ý chí của các bên tham gia quan hệ đó?
    Không đúng. Ví dụ: thừa kế; thu hồi đất . . .

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 10/12/2017 12:59:45 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #574768   26/08/2021

    vui lòng giúp em một số câu hỏi nhận định đúng sai và giải thích. xin chân thành cảm ơn!

     Cho em hỏi: Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự con người là đúng hay sai và giải thích?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamhien1608 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/08/2021)