Vụ nữ sinh lớp 10 bị cưa chân: Luật sư nói có thể xử lý hình sự !

Chủ đề   RSS   
  • #420254 31/03/2016

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Vụ nữ sinh lớp 10 bị cưa chân: Luật sư nói có thể xử lý hình sự !

    Với hậu quả gây ra cho bệnh nhân Lê Thị Hà Vi, ngoài trách nhiệm bồi thường theo quy định, bác sĩ có hành vi tắc trách còn đối diện mức án lên đến 5 năm tù. Đó là ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Đại diện Công ty TNHH NewVision Law) nói về vụ nữ sinh học lớp 10 bị cưa chân đang gây xôn xao dư luận vừa qua.

    Như thông tin báo chí đã đăng tải vào trưa 6.3, Lê Thị Hà Vi đi học về thì bị tai nạn giao thông, được đưa vào cấp cứu tại BV Đa khoa huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk). Sau khi bị tai nạn, Vi bị gãy mâm chày chân phải rồi bó bột. Đến tối cùng ngày, Vi kêu bó bột chật quá, kêu gào đau đớn và bị tê chân, phần dưới không còn cảm giác đau. Do vậy, gia đình đề nghị tháo bột và cho chuyển viện nhưng các bác sĩ không có ý kiến trước tình trạng này. Đến sáng 8.3, các bác sĩ mới đồng ý tháo bột cho Vi. Thấy chân Vi xuất hiện nhiều bọng nước, sưng vù, gia đình tiếp tục đề nghị được chuyển viện nhưng các bác sĩ bảo bệnh nhẹ, không đồng ý cho chuyển.

    Trưa ngày 11.3, bệnh viện cho bệnh nhân Vi chuyển lên BV Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, các bác sĩ cho biết cơ chân Vi bị hoại tử, đứt hết các mạch máu nên chuyển xuống BV Chợ Rẫy nhưng đã muộn, phải phẫu thuật cắt bỏ gần hết chân phải.

    Liên quan đến vụ việc nữ sinh lớp 10 bị cưa chân, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Phó Giám đốc, Công ty Luật NewVision Law) cho biết nếu hồ sơ vụ việc xác định có lỗi của êkip trực dẫn tới hậu quả là em Lê Thị Hà Vi phải cưa chân thì có thể căn cứ theo khoản 1 và 2, điều 76, Luật khám bệnh, chữa bệnh để đưa ra hình thức xử lý.

     

     

    Theo đó, những người hành nghề, cơ sở hành nghề khám chữa bệnh có sai sót phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Ngoài ra còn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khác được quy định tại khoản 1, điều 242, Bộ luật hình sự về vi phạm quy định trong khám bệnh, chữa bệnh gây hậu quả từ nghiêm trọng tới đặc biệt nghiêm trọng.

    Luật sư Tuấn cho hay: Về trình tự, trước hết cơ quan chức năng phải thành lập hội đồng chuyên môn để dựa trên hồ sơ, tài liệu… đưa ra kết luận là có sai sót, vi phạm quy định về khám chữa bệnh hay không. Nếu xác định có vi phạm, sai sót thì trách nhiệm sẽ thuộc về cơ sở khám, chữa bệnh và người hành nghề. Từ các kết luận này, nạn nhân có thể khởi kiện, yêu cầu bồi thường về mặt dân sự.

    Về trách nhiệm dân sự thì khi có kết luận của cơ quan chuyên môn, đơn vị bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho y, bác sĩ và cơ sở khám chữa bệnh sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả. Nếu cơ sở, y bác sĩ hành nghề không mua bảo hiểm sẽ phải tự chi trả.

     
     
    (Luật sư Nguyễn Văn Tuấn)
     
     
    3349 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsutraloi3 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (31/03/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận