Vụ Bác sĩ vứt xác bệnh nhân: Không thấy xác, không thể truy tố

Chủ đề   RSS   
  • #302825 17/12/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4354 lần


    Vụ Bác sĩ vứt xác bệnh nhân: Không thấy xác, không thể truy tố

    >Bác sĩ Trung tâm Cát Tường vứt xác nạn nhân: Truy tố tội gì?

    Ngày 31/10/2013, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Mạnh Tường Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường để điều tra về các hành vi: Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 BLHS) và hành vi xâm phạm thi thể (Điều 246 BLHS).

    Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm được xác chị Lê Thị Thanh Huyền (nạn nhân của vụ án). Như vậy, chưa chứng minh được hành vi phạm tội xảy ra, ai là người thực hiện hành vi phạm tội nên chưa thể truy tố Nguyễn Mạnh Tường.

    Điều 63. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự (BLTTHS)

    Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:

    1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

    2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

    Hiện tại, những thông tin cho rằng ông Tường đã phẩu thuật thẩm mỹ làm nạn nhân Huyền chết, sau đó vứt xác nạn nhân đều dựa chủ yếu vào lời khai của ông Tường và Đào Quang Khánh (bảo vệ) còn thực tế chưa một ai chứng minh được thông tin đó là đúng sự thật.

    - Chị Huyền còn sống hay đã chết? Nếu chết thì xác ở đâu? – Chưa có câu trả lời! Mà một khi chưa xác định được chị Huyền còn sống hay đã chết thì không thể truy cứu với tội danh theo điều 242 BLHS.

    Điều 242. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (BLHS)  

    1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị  phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    - Và càng không thể truy cứu với tội danh theo điều 246 BLHS.

    Điều 246. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (BLHS)

    1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở  trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ  ba tháng đến  hai năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

    Điều 72. Lời khai của bị can, bị cáo (BLTTHS)

    2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.

    Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

    Như vậy, không tìm được xác nạn nhân Huyền thì không thể truy tố Nguyễn Mạnh Tường.

     
    9319 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    danusa (18/12/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #302830   17/12/2013

    huong_kt37
    huong_kt37

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Nếu k thể tìm thấy xác chị Huyền thì cái chi phí trong suốt thời gian qua mà gia đình tìm kiếm chị ấy thì ai sẽ bồi thường đây?

     
    Báo quản trị |  
  • #302834   17/12/2013

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    huong_kt37 viết:

    Nếu k thể tìm thấy xác chị Huyền thì cái chi phí trong suốt thời gian qua mà gia đình tìm kiếm chị ấy thì ai sẽ bồi thường đây?

    Có lẽ gia đình bỏ công tìm thì gia đình trả, nhà nước bỏ công thì nhà nước trả chăng 

     
    Báo quản trị |  
  • #302857   17/12/2013

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Thật là bất công, nhưng quy định là quy định nên phải theo, ai cũng phải tuân theo pháp luật mới được !

    Việc tìm thi thể chị ta mà thất bại đồng nghĩa với việc gia đình mất đi một người và bác sĩ lại quay về làm bác sĩ !

     
    Báo quản trị |  
  • #302905   18/12/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bây giờ cho dù có thật là xác bị ném xuống sông thì được 2 tháng rồi chắc cũng bị rỉa còn xương, nên việc tìm xác lại càng khó khăn hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #302917   18/12/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chắc chủ topic nhầm,

    Việc không tìm thấy xác thì sẽ không xác định được nạn nhân chết trước hay sau khi bị ném xuống sông hay cụ thể hơn là chết vì nguyên nhân gì để xác định tội danh cho chính xác.

    Trường hợp không tìm thấy xác, theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị can, bị cáo, thì chỉ có thể xét xử bị can ở mức cao nhất theo khoản 3 Điều 242 thôi, tối đa là 15 năm, chứ không thể xét xử ở tội giết người (trong trường hợp nạn nhân chưa chết trước khi bị ném xuống sông) có mức án cao nhất đến tử hình.

    Hơn nữa trong tội danh của Điều 242, không đề cập đến việc chết người nên dễ dẫn đến việc dư luận cho rằng bị can thoát được trách nhiệm hình sự đối với việc làm chết nạn nhân. Nếu cố gắng đưa thêm Điều 99 vào xử thì ở khoản 1 cũng chỉ tối đa đến 6 năm mà thôi. Nhưng nếu tình tiết chết người đã xử ở tội này thì không thể lấy tình tiết này lần nữa để định khung cho Điều 242 (áp dụng khoản 3) do vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là áp dụng 2 hình phạt cho một hành vi phạm tội. Cái khó hiện nay của cơ quan điều tra, xét xử là ở chỗ ý.

    Đối với tội danh xâm phạm thi thể, Điều 246, thì quan điểm của mình là không đồng ý lắm vì đây không phải là đích nhắm của tội này cho hành vi ném xác nhằm phi tang. Có rất nhiều vụ án giết người ném xác phi tang tương tự nhưng tòa chỉ xử ở tội giết người.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #302930   18/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4354 lần


    Vậy theo anh  Unjustice thì trong trường hợp không tìm thấy xác thì Viện có thể truy tố đối với tội danh gì, và văn cứ vào đâu để truy tố.

    Vì căn cứ vào điều 63 và 72 Bộ luật tố tụng hình sự thì ko thể truy tố được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #302947   18/12/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Thì truy tố theo Điều 242 đó. Vì hành vi cấu thành tội này là rõ quá rồi còn gì. Còn về lời khai, đâu phải chỉ có lời khai của bác sỹ Tường, còn có lời khai của các nhân viên thẩm mỹ viện nữa chứ, các dụng cụ thực hiện giải phẫu, dấu máu .... của nạn nhân, phiếu thu tiền thực hiện giải phẫu thẩm mỹ ....

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (18/12/2013)
  • #302977   18/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4354 lần


    Unjustice viết:

    Thì truy tố theo Điều 242 đó. Vì hành vi cấu thành tội này là rõ quá rồi còn gì. 

    Muốn truy tố theo điều 242 phải có hậu quả xảy ra "gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác".

    Nhưng một khi chưa phát hiện được xác thì không thể xác định được thiệt hại về tính mạng hay sức khỏe ở đây.

    Đôi điều chia sẻ!

     
    Báo quản trị |  
  • #302986   18/12/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Vậy theo quan điểm của bạn Hữu nêu trên thì cứ giết người rồi phi tang được xác, cơ quan điều tra không tìm ra thì xem như là thoát tội vì bảo rằng biết đâu người đó còn sống, trong trường hợp này là biết đâu nạn nhân bỏ nhà đi ở ẩn luôn vì thấy mình xấu quá sau giải phẫu .

    Tóm lại theo quan điểm của mình yếu tố "gây thiệt hại cho tính mạng" ở đây là chắc chắn có vì thế đủ cơ sở để khởi tố.

    Do nạn nhân đã trong tình trạng sốc thuốc phản vệ (có những nhân viên khác của thẩm mỹ viện tham gia cuộc giải phẫu xác nhận điều đó) thì chẳng thể đủ sức khỏe để tự bỏ đi đâu được cả. Hai bị can khai khớp với nhau về hành vi ném nạn nhân xuống sông. Với tâm lý chạy tội thì bị cáo khai nạn nhân tự bỏ đi sau giải phẫu sẽ có lợi hơn là khai nạn nhân bị ném xuống sông => Chấp nhận lời khai của bị cáo. Mà một người trong trạng thái sốc thuốc (hoặc đã chết rồi, đây là vấn đề chưa rõ) bị bỏ vào bao ném xuống sông thì chắc chắn chẳng còn đường nào trở về dương thế, trừ khi được hà bá giúp .

    Nói chung toàn bộ câu chuyện này phù hợp logic đó chứ => tòa chấp nhận. Thế thì tuyên án thôi . Luật sư bào chữa đi

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    SAdmin (18/12/2013) Chidichian (19/12/2013)
  • #303068   19/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4354 lần


     

    Unjustice viết:

     

    Vậy theo quan điểm của bạn Hữu nêu trên thì cứ giết người rồi phi tang được xác, cơ quan điều tra không tìm ra thì xem như là thoát tội vì bảo rằng biết đâu người đó còn sống, trong trường hợp này là biết đâu nạn nhân bỏ nhà đi ở ẩn luôn vì thấy mình xấu quá sau giải phẫu .

     

     

    Quan điểm của em là đúng như vậy!

    Một khi truy tố ai đó thì bên truy tố phải có được chứng cứ, phải chứng minh được sự thật đã diễn ra. Còn không thì không thể truy tố.

    Còn trường hợp của anh lo ngại "nếu người nào đó giết hại người khác rồi phi tang xác nhằm ko còn dấu vết để thoát tội" tưởng chừng đáng lo ngại nhưng không phải thế. Một khi sự vật hiện tượng đó đã diễn ra bên ngoài thế giới khách quan thì luôn còn dấu vết và sẽ tìm được (chủ yếu là vấn đề thời gian).

    Mọi kết luận lúc này, như  "chị Huyền đã chết", "bác sĩ Tường vứt xác chị Huyền" ... có thể đúng nhưng cũng có thể sai vì đây chỉ là cảm giác chứ ko phải sự thật đã được kiểm chứng. Và chính sự "cảm giác" chắc chắn ấy đã tạo nên bao nhiêu án oan sai. Ngày mà ông Chấn bị kết án thì cũng có kẻ "chắc chắn" thế anh à!

    Đôi điều chia sẻ! Rất mong nhận được ý kiến góp ý bổ ích từ anh!

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 19/12/2013 07:46:22 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    ntdieu (25/12/2013) Chidichian (19/12/2013)
  • #303082   19/12/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Đúng là công việc của các điều tra viên là phải dựng lại hình ảnh toàn bộ sự việc bằng các bằng chứng thu thập được (như bạn Hữu nói là các "dấu vết" để lại) để chứng minh bị cáo thật sự là người phạm tội và phạm tội như thế nào.

    Thi thể nạn nhân trong vụ án giết người, cũng như hung khí là những vật chứng chứa đựng chứng cứ vô cùng quan trọng trong việc tái tạo lại hình ảnh sự việc đó. Thế nhưng không phải vụ án nào các vật chứng quan trọng này cũng có thể thu thập được. Nhưng điều đó không có nghĩa là cơ quan công tố, xét xử sẽ không thể truy tố và xét xử bị cáo trong trường hợp các bằng chứng quan trọng này không hoặc không thể thu thập được. (Không thể chờ như bạn Hữu nói vì thời gian tố tụng là hữu hạn) Nó là bằng chứng vô cùng quan trọng nhưng không phải là duy nhất.

    Khi xét xử tòa sẽ phải căn cứ vào các bằng chứng còn lại để đưa ra phán quyết dẫu hình ảnh sự việc được dựng lại nó có "bị mờ" đôi chỗ. Nếu chấp nhận thì tuyên bị cáo có tội còn không thì tuyên bị cáo vô tội vì không đủ cơ sở khẳng định. Trong trường hợp bác sỹ Tường thì mình tin chắc là thẩm phán "đủ niềm tin" để tuyên là bác sỹ Tường có tội theo điều 242, còn nếu theo điều 93 thì e rằng không với bằng chứng hiện tại.

    Chính vì chẳng bao giờ có thể dựng lại hình ảnh vụ việc như vốn dĩ của nó. Thế mới phát sinh câu hỏi công lý có phải là chân lý hay không? 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #305275   06/01/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4354 lần


    “Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả với luật hình sự quốc tế cũng phải bó tay trong trường hợp này. Luật hình sự của Liên hợp quốc đang sử dụng cũng phải xét xử dựa trên hậu quả để lại. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong tội phạm hình sự. Giờ không chứng minh được hậu quả đó thì đồng nghĩa với việc không đủ căn cứ để chứng minh hành vi phạm tội của người ta”, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Hà Nội) nói.

    LS Tiến khẳng định thêm lần nữa, nếu không tìm được xác chị Huyền thì không thể truy tố xét xử Nguyễn Mạnh Tường ở bất kỳ tội danh nào.

    Ông Tiến lấy ví dụ: “Trong một vụ án, nạn nhân bị giết rồi bị đốt ra thành tro. Để truy tố, xét xử kẻ giết người, cơ quan điều tra phải thu được cái tro đó, mang đi giám định, kết luận tro đó có phải là tro từ xương, từ thịt của người bị giết hay không. Như vậy mới có căn cứ để xét xử”.

    Còn với vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, nếu chỉ dựa vào lời khai của Nguyễn Mạnh Tường và những người liên quan mà xác nạn nhân không tìm ra thì không thể đưa Tường ra xét xử.

    “Muốn xử Tường thì phải chứng minh được chị Huyền đã chết. Nhưng biết đâu chị Huyền chưa chết, chị ta đang ở một nơi nào đó thì làm thế nào?” – LS Tiến lí giải về nhận định trên của mình.

    LS Tiến phân tích thêm, bất kỳ vụ án giết người nào thủ phạm cũng đều tìm cách che giấu, phi tang xác chết. Có thể đem chôn thi thể hoặc cắt ra thành nhiều mảnh thả xuống sông…

    Trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường cũng vậy. Nhưng cách của Nguyễn Mạnh Tường có thật là đem thả xuống sông hay không thì trách nhiệm chứng minh là của cơ quan điều tra, cần phải làm rõ.

    LS Tiến tái khẳng định, muốn chứng minh được hành vi phạm tội của Tường, cần phải tìm bằng được xác của chị Huyền dù chỉ là 1 phần.

    (Theo Báo Giáo dục Việt Nam)

     
    Báo quản trị |  
  • #305276   06/01/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà vậy là bạn Hữu có đồng minh là Luật sư rồi đó. Mà mình thắc mắc cái cụm từ "luật hình sự quốc tế" mà Luật sư Tiến sử dụng. Nó nằm ở hiệp ước quốc tế nào í nhỉ . Nếu bạn Hữu biết xin chỉ giáo để mở rộng tầm mắt.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #305281   06/01/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4354 lần


    Unjustice viết:

    Hà hà vậy là bạn Hữu có đồng minh là Luật sư rồi đó. Mà mình thắc mắc cái cụm từ "luật hình sự quốc tế" mà Luật sư Tiến sử dụng. Nó nằm ở hiệp ước quốc tế nào í nhỉ . Nếu bạn Hữu biết xin chỉ giáo để mở rộng tầm mắt.

    Cái đó e biết là e cố viết 1 bài rồi đó anh. . Nên thấy có người cùng quan điểm thì post lên để ACE chỉ giáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #305334   06/01/2014

    subasa123
    subasa123

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    không lý nào bó tay : vd : giết người đốt  xác rồi phi tang hài cốt xuống biển mà có nhân chứng vậy cũng không có tội , vậy nhân chứng chỉ có tác dụng trong luật dân sự thôi .

     
    Báo quản trị |  
  • #305404   07/01/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Kiểu này là chờ lỡ mấy năm sau tìm thấy hài cốt rồi lôi ra xử lại chắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #309362   14/02/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4354 lần


    Vấn đề này thấy dư luận cũng im quá, nên mình lôi lại để anh e bình luận.

     
    Báo quản trị |  
  • #309763   17/02/2014

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thấy bảo ở Quảng Ninh có vụ tuyên giết người được năm năm xong nạn nhân lù lù trở về :))

    Ko biết thực hư như thế nào @@

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #309768   17/02/2014

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Unjustice viết:
    Với tâm lý chạy tội thì bị cáo khai nạn nhân tự bỏ đi sau giải phẫu sẽ có lợi hơn là khai nạn nhân bị ném xuống sông => Chấp nhận lời khai của bị cáo.

    Lập luận như thế này chỉ đúng trong trường hợp lời khai của bị cáo là tự nguyện, khách quan.

    Mà ở VN thì chắc khó có điều này :D

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #309809   17/02/2014

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    Đồng tình với quan điểm của anh Hữu! Về cơ bản, hiện tại chúng ta chỉ nắm được một vài thông tin qua báo chí nên chưa biết được cơ quan điều tra đã thu thập được những tài liệu, chứng cứ gì! Còn việc xử án thì không thể nói là dựa theo cảm tính được! Mặc dù chúng ta có niềm tin nội tâm, nhưng niềm tin đó phải phù hợp với sự thật khách quan trong quá trình tố tụng... Cũng không thể nói là xử án vì gây hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến ANTT, gây rối loạn xã hội được vì thực tế thì vụ việc này ai biết thì biết, chứ cũng chẳng ai quậy phá, chống đối vì hậu quả của hành vi này gây ra. Đây chỉ là trường hợp người ta cho rằng đã chết! Giả sử chưa chết, mai mốt người kia trở về mà tòa đã tuyên án thì tôi nói Cứ theo luật mà bồi thường ốm đòn! Xin có đôi điều chia sẻ!

    P/S: Điều tra viên vụ này chắc cũng bạc đầu! :v

     
    Báo quản trị |