"Vụ án này luật sư không giải quyết được gì ......?"

Chủ đề   RSS   
  • #161370 17/01/2012

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    "Vụ án này luật sư không giải quyết được gì ......?"

     

    Sáng nay cà phê đắng, cầm tờ báo pháp luật quen thuộc, trang 5 có bài viết đoạn "vụ án này luật sư không giải quyết được gì mà quyền quyết định hoàn toàn ở Thẩm phán". Một câu nói "khá quen thuộc" thể hiện nhiều vấn đề.....

    Bắt quả tang thư ký Tòa án TP Biên Hòa nhận hối lộ
    Viên thư ký tòa án nói nếu gia đình bị cáo lo 20 triệu đồng, bị cáo sẽ được xử nhẹ.

     

    Vào lúc 16 giờ 30 ngày 16-1, tại quán cà phê Q-Treo (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa), Cơ quan CSĐT Công an TP Biên Hòa đã bắt quả tang ông Từ Ngọc Cương - thư ký của TAND TP Biên Hòa về hành vi nhận hối lộ.

    Theo bà Phạm Thị Dịu, ngụ phường Long Bình, TP Biên Hòa, sự việc bắt đầu từ ngày 11-1, khi bà đến TAND TP Biên Hòa để làm thủ tục hòa giải và đóng tiền bồi thường cho anh Trần Hữu Thảo - người bị em trai bà là Phạm Văn Duy gây thương tích. Sau khi hoàn tất thủ tục nộp tiền bồi thường, nhận giấy bãi nại và ra về thì ông Cương gọi bà Dịu ở lại và nói rằng vụ án này luật sư không giải quyết được gì mà quyền quyết định hoàn toàn ở thẩm phán xét xử. Ông Cương nói với bà Dịu là muốn em trai của bà được hưởng những tình tiết giảm nhẹ tại phiên xét xử sắp tới thì phải gửi phong bì cho thẩm phán.

    Ngày 13-1, bà Dịu liên hệ qua điện thoại với ông Cương, ông cho biết nếu muốn lo thì phải lo trước khi tòa xử (ngày 17-1, tòa án sẽ xử vụ án gây thương tích do em trai bà Dịu gây ra). Tuy nhiên, khi bà Dịu hẹn gặp ngay thì ông từ chối vì phải về Sài Gòn và hẹn lại bà Dịu vào lúc 11 giờ thứ Hai (16-1) đến phòng làm việc của ông ta đưa tiền để ông gửi cho thẩm phán.

    Ông Cương bị bắt quả tang đang nhận tiền tại quán cà phê. (Ảnh chụp lại từ video của PV) Ảnh: DUY ĐÔNG

    Số tiền tang vật. Ảnh: DUY ĐÔNG

    Đến 11 giờ 30 ngày 16-1, bà Dịu đến phòng số 3, tầng 3 gặp ông Cương, tại đây khi bà Dịu đưa 3 triệu đồng để ông Cương lo giúp nhưng ông Cương chê ít và cho rằng công của ông giúp bà Dịu và anh Thảo hòa giải rất lớn vì ông Cương cho biết ông ta có mối quan hệ với phía anh Thảo. Khi bà Dịu hỏi đưa bao nhiêu cho thẩm phán thì hợp lý, ông Cương nói rằng chuyện đó là tùy gia đình nhưng phải đưa sao cho xứng với mức án 8-12 năm. Vì vậy, bà Dịu nói 3 triệu đồng này bồi dưỡng công của ông Cương hòa giải giúp với gia đình người bị hại nên ông Cương đã lấy trong hộc tủ một cái phong bì khác đưa cho bà Dịu và bảo bỏ tiền vào đây cho đàng hoàng. Còn tiền của thẩm phán thì để về vay và đưa sau. Lập tức, ông Cương hẹn bà Dịu 15 giờ quay lại phòng làm việc của ông ta để đưa tiền.

    Bà Dịu đã chủ động tố giác sự việc trên với PV báo Pháp Luật TP.HCM và PV của báo đã liên hệ với Công an TP Biên Hòa. Nhận được tin báo, lãnh đạo Công an TP Biên Hòa đã chỉ đạo Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội tiếp nhận và theo dõi vụ việc.

    Đến 16 giờ 30, bà Dịu điện thoại hẹn ông Cương đến quán cà phê Q-Treo nhận tiền. Khi ông Cương bỏ số tiền 15 triệu đồng vào túi quần trái thì bị trinh sát hình sự bắt quả tang đưa về Công an phường Thống Nhất làm việc.

    Cơ quan CSĐT đang tạm giữ hình sự ông Cương và tang vật để điều tra làm rõ.

    Cuộc gọi thứ nhất, ngày 13-1

    Dịu: Em Dịu, chị của Duy đây, anh Cương ơi, hôm bữa anh nói với em việc đưa phong bì cho thẩm phán để giúp Duy có tình tiết giảm nhẹ, vậy bây giờ nhờ anh đưa tiền cho chú thẩm phán bao nhiêu thì đủ anh?

    Ông Cương: Cái đó tùy em, cái này không phải mua bán nên anh không nói được.

    Dịu: Vậy từ trước đến giờ những vụ tương tự như thế này thường khoảng bao nhiêu anh?

    Ông Cương: Cái đó tùy gia đình, anh không nói được đâu. Cái này anh giúp được nên anh giúp em thôi.

    Dịu: Anh ơi, thứ Hai này xử rồi, em đưa 20 triệu anh đưa cho chú thẩm phán giùm em nhé.

    Ông Cương: Rồi, rồi.

    Dịu: Hôm nay anh rảnh không anh?

    Ông Cương: Trưa thứ Hai đi nha, em lên phòng anh.

    Cuộc gọi thứ hai, ngày 16-1

    Ông Cương: Alô, anh nghe.

    Dịu: Bây giờ em cầm tiền ra cho anh 20 triệu, anh nói cho em biết để em nói cho gia đình là với 20 triệu này, anh có lo được cho em sáu năm không?

    Ông Cương: Được.

    Dịu: Bây giờ em giao trước 15 triệu, mai xử xong em giao thêm được không anh?

    Ông Cương: Em đừng lo lắng vậy, cái này không phải mua bán, nếu không được thì anh trả lại hết cho em.

    Dịu: Vậy bây giờ em đưa qua phòng anh nhé?

    Ông Cương: Bây giờ đang giờ làm việc, em đến đâu gọi điện để anh ra lấy.

    DUY ĐÔNG

    Hiện nay nó được coi là một thực tế!
    Bài trên trích tại "http://phapluattp.vn/20120116113742344p0c1015/bat-qua-tang-thu-ky-toa-an-tp-bien-hoa-nhan-hoi-lo.htm"

    0917 313 339

     
    12158 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    ngngvoc (04/02/2012) emconbelam (20/01/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #161389   17/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Điều này có thể xuất phát từ các lý do sau:

    + Thứ nhất, các tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1, ĐIều 46, BLHS hoàn toàn rõ ràng. Nếu luật sư có thể chứng minh được thì Hội đồng xét xử buộc phải xem xét. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, ĐIều 46, BLHS thì #ffff00;">một số tình tiết có thể coi là tình tiết giảm nhẹ phụ thuộc vào quyết định của Tòa án. Đây có thể là một kẽ hở.

    + Thứ hai, khi đã có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên, Hội đồng xét xử có thể áp dụng Điều 47, BLHS, nói chung chuyển sang "khung nhẹ hơn". Tuy nhiên, việc quyết định mức hình phạt #ffff00;">"nghiêng về phía đầu hay phía cuối của khung" lại phụ thuộc vào đánh giá của HĐXX !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #161391   17/01/2012

    Im_lawyerx0 viết:


    + Thứ hai, khi đã có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên, Hội đồng xét xử có thể áp dụng Điều 47, BLHS, nói chung chuyển sang "khung nhẹ hơn". Tuy nhiên, việc quyết định mức hình phạt "nghiêng về phía đầu hay phía cuối của khung" lại phụ thuộc vào đánh giá của HĐXX !

    Anh cho em hỏi cái dòng đỏ đỏ trên là ở đâu ra vậy? Cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #161394   17/01/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Chắc là Im_lawyer0 ghi thiếu thôi thuviendaihocdalat ạ.
    Theo quy định tại điều 47 BLHS thì phải có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS thì TA có thể quyết định 1 hình phạt dưới mức của khung hình phạt. Quy định áp dụng Điều 47BLHS là quy định mang tính tùy nghi, tức tòa án có thể áp dụng hoặc không áp dụng.Tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.

    Còn Im_lawyer0 nói "Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, ĐIều 46, BLHS thì một số tình tiết có thể coi là tình tiết giảm nhẹ phụ thuộc vào quyết định của Tòa án. Đây có thể là một kẽ hở"
            Cái này chưa chuẩn à nha. Đúng là 1 số tình tiết khác tòa án có thể coi là tình tiết giảm nhẹ ngoài khoản 1 Điều 46 BLHS, nhưng mà không phải là mang tính tùy tiện, và không phải là kẽ hở, chính xác nó là một quy định mang tính linh động của pháp luật.
              Quy định tại khoản 2 Điều 46 đó là được đúc rút từ thực tiễn xét xử của nước ta, và đã được hướng dẫn tại nghị quyết01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 hướng dẫn thi hành 1 số quy định trong phần chung của BLHS.
    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 17/01/2012 12:49:00 CH

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (17/01/2012) emconbelam (20/01/2012)
  • #161398   17/01/2012

    anhdv352 viết:
    Chắc là Im_lawyer0 ghi thiếu thôi thuviendaihocdalat ạ.
    Theo quy định tại điều 47 BLHS thì phải có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS thì TA có thể quyết định 1 hình phạt dưới mức của khung hình phạt. .


    Hình như bạn chưa hiểu ý mình thì phải? bạn xem lại dòng trên của bạn có đúng với quy định của pháp luật hiện hành không? mình tìm mãi mà ko thấy?cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #161397   17/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    anhdv352 viết:
    Cái này chưa chuẩn à nha. Đúng là 1 số tình tiết khác tòa án có thể coi là tình tiết giảm nhẹ ngoài khoản 1 Điều 46 BLHS, nhưng mà không phải là mang tính tùy tiện, và không phải là kẽ hở, chính xác nó là một quy định mang tính linh động của pháp luật.


    Quy định pháp luật mang tính linh động nhưng người áp dụng quy định pháp luật thì đôi khi mang tính tùy tiện. Tôi nghĩ chỉ là một cách nói khác mà thôi :))

    Nghị quyết 01/2000/NQ-H ĐTP mới chỉ đưa ra một số tình tiết giảm nhẹ mà do Tòa án đã từng áp dụng khi quyết định hình phạt trong thực tiễn mang tính định hướng, vẫn để ngỏ một quy định tuy nhỏ nhưng phạm vi thì không hề nhỏ:

    Nghị quyết số 01/200/NQ-HĐTP viết:
    Ngoài ra, khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #161402   17/01/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Im_lawyerx0 viết:
    anhdv352 viết:
    Cái này chưa chuẩn à nha. Đúng là 1 số tình tiết khác tòa án có thể coi là tình tiết giảm nhẹ ngoài khoản 1 Điều 46 BLHS, nhưng mà không phải là mang tính tùy tiện, và không phải là kẽ hở, chính xác nó là một quy định mang tính linh động của pháp luật.


    Quy định pháp luật mang tính linh động nhưng người áp dụng quy định pháp luật thì đôi khi mang tính tùy tiện. Tôi nghĩ chỉ là một cách nói khác mà thôi :))

    Nghị quyết01/2000/NQ-H ĐTP mới chỉ đưa ra một số tình tiết giảm nhẹ mà do Tòa án đã từng áp dụng khi quyết định hình phạt trong thực tiễn mang tính định hướng, vẫn để ngỏ một quy định tuy nhỏ nhưng phạm vi thì không hề nhỏ:

    Nghị quyết số01/200/NQ-HĐTP viết:
    Ngoài ra, khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.


    Im_lawyer có biết tại sao lại phải có mấy chữ đó không?
    Đó chính là cái làm cho tính minh bạch của tình tiết áp dụng.. Cái ghi rõ trong bản án chính là để có căn cứ để mọi người xem xét một cách khách quan rằng liệu tình tiết đó có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ khác hay không.
    Hơn thế nữa, thực tiễn xét xử hiện nay. áp dụng 1 tình tiết khác ngoài các tình tiết giảm nhẹ ở khoản 1 Điều 46 và 1 số tình tiết đã được thực tiễn xét xử ghi nhận ở khoản 2 Điều 46 hướng dẫn ở nghị quyết 01 trên thì có lẽ rất ít người mạo hiểm áp dụng một tình tiết giảm nhẹ khác mà chưa có tiền lệ, vì khi áp dụng 1 tình tiết giảm nhẹ đó người ta buộc phải tham khảo ý kiến của nhiều người, và khi xét xử có cả HĐXX chứ đâu phải là chỉ 1 mình thẩm phán. 
    Bản án còn có thể bị kháng cáo, kháng nghị chứ đâu chỉ có xét xử cái được ngay đâu.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #161481   17/01/2012

    imlawyearx0 và anhdv  vui lòng cho mình biết những tình tiết giảm nhẹ ở khoản 2 sẽ ảnh hưởng ở mức độ như thế nào đối với vụ án Hình sự mà các bạn tranh luận sôi nỗi vậy?

    Theo tôi thì những tình tiết giảm nhẹ ở khoản 2 Điều 46 ko làm cho án oan mà chỉ có thể làm án sai thôi, nhưng mà sự sai ở đây thường là có lợi cho người phạm tội, điều đó nó phù hợp với nguyên tắc chung của luật hình sự, chính vì vậy những văn bản hướng dẫn mới hướng dẫn theo hướng mở như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #161412   17/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi thấy những nhận định của bạn thiên về lý thuyết nhiều hơn!

    Quan điểm của tôi đưa ra là một trong những khả năng có thể xảy ra, chúng ta cũng khó mà kiểm chứng được trong một năm thì bao nhiêu bản án có hiệu lực thi hành mà không tiềm ẩn trong đó những sai phạm. Về lý thuyết, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, trong HĐXX thì số lượng Hội thẩm nhân dân bao giờ cũng áp đảo, như vậy thì khách quan quá chứ lại ?? Thực tế, án oan sai vẫn xảy ra không ít, bởi Thẩm phán mới (gần như) là HĐXX, "án bỏ túi" chính là minh họa rõ ràng nhất.

    Một năm có bao nhiêu bản án hình sự được tuyên, trong số những vụ án đó thì bao nhiêu phần trăm người có quyền kháng cáo hiểu được quyền năng của mình, bao nhiêu phần trăm vụ án mà giữa ba cơ quan THTT (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) không ngồi với nhau bàn bạc để đưa đến một bản án trước khi vụ án được đưa ra xét xử, bao nhiêu phần trăm vụ án người tham gia tố tụng mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân họ ? Chúng ta không thể khẳng định. Nhưng chắc chắn, chúng ta không thể chỉ dựa vào những con số tổng kết cuối năm của ngành Tòa án được !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #161463   17/01/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Im_lawyerx0 viết:
    Tôi thấy những nhận định của bạn thiên về lý thuyết nhiều hơn!

    Quan điểm của tôi đưa ra là một trong những khả năng có thể xảy ra, chúng ta cũng khó mà kiểm chứng được trong một năm thì bao nhiêu bản án có hiệu lực thi hành mà không tiềm ẩn trong đó những sai phạm. Về lý thuyết, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, trong HĐXX thì số lượng Hội thẩm nhân dân bao giờ cũng áp đảo, như vậy thì khách quan quá chứ lại ?? Thực tế, án oan sai vẫn xảy ra không ít, bởi Thẩm phán mới (gần như) là HĐXX, "án bỏ túi" chính là minh họa rõ ràng nhất.

    Một năm có bao nhiêu bản án hình sự được tuyên, trong số những vụ án đó thì bao nhiêu phần trăm người có quyền kháng cáo hiểu được quyền năng của mình, bao nhiêu phần trăm vụ án mà giữa ba cơ quan THTT (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) không ngồi với nhau bàn bạc để đưa đến một bản án trước khi vụ án được đưa ra xét xử, bao nhiêu phần trăm vụ án người tham gia tố tụng mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân họ ? Chúng ta không thể khẳng định. Nhưng chắc chắn, chúng ta không thể chỉ dựa vào những con số tổng kết cuối năm của ngành Tòa án được !


    Haizzzz! tôi không nói không có án oan. Điều đó không bao giờ tránh khỏi.
    Mà vấn đề chúng ta đang bàn ở đây đó chính là có hay không có việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ khác quy định tai khoản 2 Điều 46 (ngoài những tình tiết đã được nêu ở Nghị quyết01/2000/NQ-HĐTP). />
    Bạn nên nhớ rằng, 1 số thẩm phán nhận chạy án để giảm án không phải là người ta tự dưng nghĩ ra các tình tiết giảm nhẹ khác (so với khoản 1 Điều 46 hay ở Nghị quyết 01) để làm căn cứ giảm nhẹ hình phạt. 
    Mặc dù tuổi tôi không lớn nhưng tôi nghĩ rằng kiến thức và kinh nghiệm thực tế của tôi hơn bạn tưởng nhiều đó.
    Nói chung là đưa ra giả thiết thì rất dễ, nhưng để chứng minh giả thiết của mình thì khó đấy bạn ạ. Mà theo như phương pháp phản chứng thì nếu không chứng minh được giả thiết của mình thì giả thiết đó là sai. 


            Tôi có thể chỉ ra những nguyên nhân để thẩm phán nhận chạy án nói rằng "có thể giảm án, giảm năm tù, hay cho hưởng án treo" nhưng tôi nghĩ ai cũng biết nên thôi không viết ra nữa.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #161428   17/01/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Có lần đến TA liên hệ công tác, Chinh cũng từng nghe khách hàng nói câu tương tự. Lúc đó cảm giác buồn thúi ruột thúi gan cho giới hoạt động dịch vụ pháp luật, nhưng lại đau do dân mình nhiều người lúc rơi vào vòng lao lý lại mất lý trí!
    Đáp lại câu hỏi của Chinh vì sao không mời luật sư, bác ấy nói rằng: mời luật sư có giảm được án không, chứ thẩm phán nói có thể lo cho con bác chỉ 1 năm tù.
    Qua bài báo trên và qua thực tế đã gặp, Chinh có thể xác định:
    - Một số thẩm phán khi tiếp xúc với đối tượng thường răn đe, hù dọa, nghiêm trọng hóa vấn đề để tạo sự lo lắng về tâm lý cho đối tượng. Sau đó bảo các đối tượng lo lót để giảm án, nhưng thực tế thì vẫn xử đúng quy định => được lợi 2 đường: xử đúng và nhận được hối lộ.
    - Người lâm vào vòng lao lý thường mất niềm tin, thiếu hiểu biết pháp luật, mong muốn rằng có thể lợi dụng tham nhũng để được bao che, bảo vệ....
    - Vai trò của luật sư có cải thiện, nhưng chưa thể hiện được tiếng nói quan trọng mang tính quyết định.
    - Việc thẩm phán tiếp xúc án, tiếp xúc vụ việc và tiếp xúc đối tượng trước khi ra phòng xử án là một trong những tiền đề, tạo cơ hội khơi dậy lòng tham.
    - Đạo đức con người suy thoái nghiêm trọng, trở thành nô lệ của đồng tiền, vật chất trong nền kinh tế thị trường.
    - Người dân đang mất niềm tin vào công lý, luôn nghĩ rằng người có quyền phán quyết là người có thể thay đổi luật pháp, có thể một tay che trời.... (mà thực tế hiện nay nó nhan nhãn).
    Và còn nhiều nữa!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    DealingHonestly (18/01/2012) emconbelam (20/01/2012)
  • #161467   17/01/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    nguyenkhanhchinh viết:
    Có lần đến TA liên hệ công tác, Chinh cũng từng nghe khách hàng nói câu tương tự. Lúc đó cảm giác buồn thúi ruột thúi gan cho giới hoạt động dịch vụ pháp luật, nhưng lại đau do dân mình nhiều người lúc rơi vào vòng lao lý lại mất lý trí!
    Đáp lại câu hỏi của Chinh vì sao không mời luật sư, bác ấy nói rằng: mời luật sư có giảm được án không, chứ thẩm phán nói có thể lo cho con bác chỉ 1 năm tù.
    Qua bài báo trên và qua thực tế đã gặp, Chinh có thể xác định:
    - Một số thẩm phán khi tiếp xúc với đối tượng thường răn đe, hù dọa, nghiêm trọng hóa vấn đề để tạo sự lo lắng về tâm lý cho đối tượng. Sau đó bảo các đối tượng lo lót để giảm án, nhưng thực tế thì vẫn xử đúng quy định => được lợi 2 đường: xử đúng và nhận được hối lộ.
    - Người lâm vào vòng lao lý thường mất niềm tin, thiếu hiểu biết pháp luật, mong muốn rằng có thể lợi dụng tham nhũng để được bao che, bảo vệ....
    - Vai trò của luật sư có cải thiện, nhưng chưa thể hiện được tiếng nói quan trọng mang tính quyết định.
    - Việc thẩm phán tiếp xúc án, tiếp xúc vụ việc và tiếp xúc đối tượng trước khi ra phòng xử án là một trong những tiền đề, tạo cơ hội khơi dậy lòng tham.
    - Đạo đức con người suy thoái nghiêm trọng, trở thành nô lệ của đồng tiền, vật chất trong nền kinh tế thị trường.
    - Người dân đang mất niềm tin vào công lý, luôn nghĩ rằng người có quyền phán quyết là người có thể thay đổi luật pháp, có thể một tay che trời.... (mà thực tế hiện nay nó nhan nhãn).
    Và còn nhiều nữa!


    Đúng là ls ở Việt Nam trong vụ án hình sự không giải quyết được nhiều vấn đề vì giải quyết vụ án phụ thuộc phần nhiều hồ sơ do cơ quan điều tra cung cấp.
    Có thể nói, luật sư giỏi ở VN hiện nay trong lĩnh vực hs chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    DealingHonestly (18/01/2012) emconbelam (20/01/2012)
  • #161443   17/01/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Mình mong là có nhiều người dũng cảm tố cáo như chị Dịu trong bài viết nói trên. Mong sớm hình thành một môi trường tư pháp trong sạch để các luật sư có thể thể hiện được đúng tài năng và bản lĩnh của mình.

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    emconbelam (20/01/2012)
  • #161473   17/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là Việc các Thẩm phán hoàn toàn có thể lợi dụng quy định tại Khoản 2, Điều 48, BLHS 1999 và điểm c, khoản 5, Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP để mưu lợi cho riêng mình. Tôi chỉ đưa ra ví dụ đơn giản, #ffff00;">nếu phía bị cáo đưa ra được một tình tiết giảm nhẹ hợp lý nhưng không nằm trong số những tình tiết giảm nhẹ cụ thể được liệt kể trong các văn bản dẫn chiếu ở trên, Thẩm phán hoàn toàn có thể "nháy" với phía bị cáo rằng, muốn được xem xét tình tiết đó là một tình tiết giảm nhẹ thì phải biết điều (vừa được tiếng vừa được miếng)! Bởi tình tiết giảm nhẹ đó có được sử dụng hay không thì phụ thuộc vào Thẩm phán.

    Nếu áp dụng sai "tình tiết giảm nhẹ khác" thì Thẩm phán có thể bị truy cứu trách nhiệm, nhưng nếu không áp dụng "tình tiết giảm nhẹ khác ngoài các tình tiết được quy định rõ" thì chưa chắc đã bị truy cứu trách nhiệm bởi nó mang tính tùy nghi. Như tôi đã nói, quan điểm của tôi chỉ là một khả năng và nó không có nghĩa rằng mọi trường hợp áp dụng đều đúng như dòng in đậm bạn phản biện.

    Tôi có thể đưa ra một dẫn chứng về một tình tiết giảm nhẹ khác được áp dụng mà không thuộc các tình tiết giảm nhẹ được quy định rõ trong BLHS cũng như trong Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP đó là tình tiết "#ffff00;">bị cáo có bà ngoại là người đuợc Nhà nước tặng danh hiệu Người mẹ Việt Nam anh hùng hoặc có cha, mẹ được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen trong quá trình học tập và công tác (không phải là huân, huy chương)" được coi là tình tiết giảm nhẹ. Tình tiết này bắt nguồn từ Công văn số 25/TA ngày 06/05/2002 của TAND thị xã Hội An gửi Tòa án nhân dân tối cao và TAND tối cao đã có Công văn số 148/2002/KHXX ngày 30 tháng 9 năm 2002 về việc hướng dẫn áp dụng Điều 46, 47 BLHS khẳng định tình tiết này cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #161474   17/01/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    oh, vậy bạn không thấy rằng, để được áp dụng tình tiết đó, người ta phải có công văn gửi lên TATC để xin ý kiến đó sao.  Điều đó cũng chứng tỏ tính khách quan của tình tiết đó rồi. Và đó cũng đâu phải là áp dụng tùy tiện đâu.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #161770   20/01/2012

    emconbelam
    emconbelam

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 0 lần


    Càng nghe các anh chị nói càng mất niềm tin vào luật pháp Việt Nam. Những người được coi là công bộc của dân lại luôn hạnh họe dân, những chuyện bé như con kiến cũng xé ra thật to, có những chuyện trời không dung đất không tha lại chìm xuồng im hơi lặng tiếng. Buồn thật!
     
    Báo quản trị |  
  • #161846   21/01/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    emconbelam viết:
    Càng nghe các anh chị nói càng mất niềm tin vào luật pháp Việt Nam. Những người được coi là công bộc của dân lại luôn hạnh họe dân, những chuyện bé như con kiến cũng xé ra thật to, có những chuyện trời không dung đất không tha lại chìm xuồng im hơi lặng tiếng. Buồn thật!


    E nói thế là chưa chuẩn à nha. Mất niềm tin vào người thực hành pháp luật, chứ đừng mất niềm tin vào pháp luật. Vì chỉ có con người mới làm trái pháp luật, chứ pháp luật thì không tự mình làm trái được em ạ.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #161782   20/01/2012

    TranVuNgoc
    TranVuNgoc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tham gia diễn đàn lần đầu, em chưa có ý kiến gì, đăng đàn nhằm mục đích thử giao diện... hihi. Mong được làm quen với các anh chị em trong diễn đàn...

    Trần Vũ Ngọc

    Tel: 0982595129

    Email: vungoc0510@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranVuNgoc vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (20/01/2012)
  • #161784   20/01/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào mừng bạn tham gia diễn đàn, mong những ý kiến đóng góp của tất cả các bạn!
    Bạn ở Hà Nội, xem link sau để biết Hội miền Bắc: http://danluat.thuvienphapluat.vn/cam-nhan-cam-nghi-cua-ban-sau-khi-du-offline-tat-nien-2011-hoi-dl-khu-vuc-phia-bac-!-59213.aspx
    Chúc bạn thành công!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #162014   27/01/2012

    truongthihong87
    truongthihong87

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2009
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Những chuyến đó mình thấy nhiều rồi.Không chỉ ở Toà án đâu. Ngay cả luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự cũng vậy thôi. Ngày nào cũng chạy tới cơ quan điều tra, bắt mối với điều tra viên. Có vụ nào, là alehấp, đến thẳng nhà ngưòi nhà bị can, đặt thẳng vấn đề là có thể giảm được, có thể bão lãnh được, cần chừng đó.....hi`hi`.
    Dân thì chả biết gì về luật, có người đặt vấn đề mừng quá rùi, chỉ việc đưa tiền trăm sự nhờ Bác.
    Khổ, nói gì cho lắm....
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongthihong87 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (01/02/2012)
  • #162622   01/02/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    truongthihong87 viết:
    Những chuyến đó mình thấy nhiều rồi.Không chỉ ở Toà án đâu. Ngay cả luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự cũng vậy thôi. Ngày nào cũng chạy tới cơ quan điều tra, bắt mối với điều tra viên. Có vụ nào, là alehấp, đến thẳng nhà ngưòi nhà bị can, đặt thẳng vấn đề là có thể giảm được, có thể bão lãnh được, cần chừng đó.....hi`hi`.

    Dân thì chả biết gì về luật, có người đặt vấn đề mừng quá rùi, chỉ việc đưa tiền trăm sự nhờ Bác.

    Khổ, nói gì cho lắm....



    Những luật sư như bạn nói tưởng là có "cách giải quyết rất là có lợi cho thân chủ" nhưng mình cũng có một thực tế muốn chia sẻ, giảng viên mà mình từng học có ông bạn là Thẩm phán nhiều năm, ông Thẩm phán đó chia sẻ với thầy mình với tư cách một người bạn rằng:"Vụ nào có luật sư tham gia là tao cứ luật mà xử, không xem xét gì hết, bởi mình giảm cho nó 1 năm thì ứng với 1 năm đó thì thằng luật sư ăn thêm vài triệu!". Tất nhiên, trường hợp kia là không có việc Thẩm phán "nháy" gì với luật sư bào chữa hay bị cáo như trường hợp của bạn, tuy nhiên, cũng có nguồn gốc sâu xa của bạn là "Dân thì chả biết gì về luật, có người đặt vấn đề mừng quá rùi, chỉ việc đưa tiền trăm sự nhờ Bác".

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |