Vụ "5 triệu yen": áp dụng Điều 239 hay Điều 241 Bộ luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #382326 08/05/2015

    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Vụ "5 triệu yen": áp dụng Điều 239 hay Điều 241 Bộ luật dân sự

    Chào mọi người!

    Vụ "5 triệu yen" đến nay vẫn là đề tài bàn tán sôi nổi trong giới học luật nói riêng và dư luận nói chung. Mặc dù không mới mẻ gì nhưng mình cũng đưa ra quan điểm liên quan đến áp dụng điều luật và mong mọi người cho ý kiến vì hiện nay vẫn có 02 luồng ý kiến liên quan vấn đề này.

    Trước hết xin trích 02 Điều luật:

    "Điều 239. Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu

    1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó.

    Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước.

    2. Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

    Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

    ủy ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

    Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật."

    "Điều 241. Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên

    1. Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

    ủy ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

    2. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.

    3. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật."

    Theo quan điểm của mình, chị Hồng mua thùng loa cũ về để bán đồng nát và khi rã loa ra đã tìm thấy 5 triệu yen cất trong loa, như vậy có thể xem chị Hồng đã phát hiện ra số tiền 5 triệu yen chứ không phải là nhặt được số tiền 5 triệu yen. Trong quy định tại Điều 241 thì hành động nhặt được vật (có thể là vật vô chủ) là yếu tố để áp dụng điều luật, tuy nhiên nhặt được phải là vật bị đánh rơi, bỏ quên và được người phát hiện trực tiếp nhặt lên ngay lập tức.Về bản chất vật bị đánh rơi hoặc vật bị phát hiện thì đều có chủ sở hữu và chỉ xác định được "vô chủ" khi đã đăng báo tìm kiếm mà không có người nhận lại. Nhưng vật bị đánh rơi thường thì sẽ có chủ sở hữu nhận ngay nếu cung cấp được bằng chứng chứng minh mình là chủ sở hữu. Còn nếu không có người nhận thì cũng sẽ là vật "vô chủ" và lúc này yếu tố "nhặt" hoặc "phát hiện" sẽ được đem ra phân tích để áp dụng điều luật.  Đối chiếu với trường hợp của chị Hồng thì chị này không nhặt được thùng loa (bên trong chứa tiền) mà mua ve chai về và phát hiện số tiền bên trong. Như vậy hành vi của chị Hồng không thể áp dụng theo Điều 241 để xứ lý. 

    Tuy nhiên không hiểu sao một số luật sư lại cho rằng trường hợp của chị Hồng là áp dụng theo Điều 241 Bộ luật dân sự (nghĩa là chị Hồng chỉ sẽ nhận được số tiền ít hơn quy định tại Điều 239). 

    Xin trích dẫn ví dụ ý kiến của TS Đinh Xuân Thảo trong bài đăng tại trang web dantri (http://dantri.com.vn/xa-hoi/khong-xac-dinh-duoc-chu-nhan-5-trieu-yen-se-bi-sung-cong-quy-1068593.htm?mobile=true)

    Rất mong mọi người cho ý kiến thêm!

     

     
    9721 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #382328   08/05/2015

    harylupl
    harylupl
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (410)
    Số điểm: 2497
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 82 lần


     Rối nhỉ, trên thực tế thì làm sao xác định được một vật là có chủ sở hữu nhưng người đó không muốn nhận lại trừ phi đó là vật có đăng ký quyền sở hữu như ngôi nhà hay xe máy chẳng hạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn harylupl vì bài viết hữu ích
    khoathads (08/05/2015)
  • #382353   08/05/2015

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn ô

    Tôi đồng ý với quan điểm của bạn. Xác lập theo điều 241 là vật bị đánh rơi bỏ quên là không có căn cứ cơ bởi lẽ:

    Xét về phương diện câu chữ: Đánh rơi là trường hợp người quản lý tài sản hoặc chủ sở hữu tài sản làm rơi  tài sản mà mình quản lý trong một không gian, thời gian, địa điểm nhất định nào đó. Trong khi đó 5 triệu yên nó nằm trong thùng loa thì không thể nào gọi là đánh rơi được.

    Như vậy, trong trường hợp này không phải là đánh rơi.

    Vậy thế là chôn giấu: Chôn giấu là trường hợp người quản lý tài sản hoặc chủ sở hữu tài sản  chôn trong lòng đất hoặc bị cất giấu ở một nơi nào đó (thông thường hiểu theo nghĩa chôn dấu là chôn vào lòng đất).

    Như vậy, trong trường hợp này cũng không phải là chôn giấu.

    Vậy loại trừ hai trường hợp trên thì còn trường hợp còn lại đó là vật vô chủ và không xác định được chủ sở hữu là chính xác.

    Trên đây là một vài trao đổi thảo luận với bạn.

    Trân trọng!

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    khoathads (08/05/2015)
  • #382356   08/05/2015

    ngocdt1
    ngocdt1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2013
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 7 lần


    luật mình kín đầu hở đuôi

     
    Báo quản trị |  
  • #382374   08/05/2015

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tôi tán thành quan điểm của hai bạn  và Anlhk33-DLU.  

    Nhưng về mặt lý luận thì theo tôi nó sẽ thế này:

    Khoản 1 Điều 241 BLDS quy định: "Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải...".

    Với văn phạm của điều luật như trên thì cần phải hiểu người nhặt được quy định tại điều 241 là người phải biết rõ người đánh rơi hoặc bỏ quên vật mà mình nhặt được là ai, hay nói cách khác là họ biết vật bị đánh rơi hoặc bỏ quên là của một con người cụ thể nào đó. Chỉ có điều là họ biết được hoặc không biết được địa chỉ của người đó. Nếu biết địa chỉ thì họ có hai lựa chọn, hoặc là mang đến trả, hoặc là thông báo cho người đó đến nhận. Nếu không biết được địa chỉ thì họ cũng có hai lựa chọn, hoặc là thông báo, hoặc là giao nộp cho UBND/công an cơ sở gần nhất để những cơ quan này thông báo cho người đánh rơi, bỏ quên đến nhận.

    Ví dụ tôi nhặt được một ví tiền, trong ví ngoài tiền ra còn có các giấy tờ tùy thân mang tên Nguyễn Văn A. Trường hợp trong các giấy tờ tùy thân có địa chỉ rõ ràng thì tôi có thể mang đến trả cho họ hoặc bằng cách nào đó thông báo cho họ là tôi nhặt được để họ đến nhận. Còn không có địa chỉ thì tôi có thể thông báo hoặc giao nộp cho UBND để họ thông báo cho Nguyễn Văn A đến nhận.

    Hoặc ví dụ khác, tôi với Nguyễn Văn A hay chơi với nhau nên tôi biết rõ A có chiếc xe mô tô BKS 37H9-0234. Một hôm tôi đi làm ruộng thấy chiếc xe này nằm chỏng chơ ngoài đồng. Đến chiều tối cũng không thấy A đến lấy nên tôi mang xe về trả cho A hoặc báo tin cho A đến nhận (nếu tôi biết địa chỉ). Nếu không biết địa chỉ thì tôi sẽ thông báo hoặc giao nộp cho UBND xã để họ thông báo cho A biết.

    Nói tóm lại, người nhặt được ở Điều 241 là người biết rõ tài sản mình nhặt được là của ai.

    Còn đối với người phát hiện quy định ở Điều 239 BLDS thì điều luật đã chỉ rõ họ không thể biết rõ ai là chủ sở hữu của vật mà mình phát hiện.

    Đối chiếu với trường hợp của chị Hồng thì rõ ràng chị không thể biết được số tiền 5 triệu Yên nằm trong thùng loa đồng nát đó là của ai. Vì vậy không thể áp dụng Điều 241 BLDS để xác lập quyền sở hữu.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    khoathads (08/05/2015) luatsuchanh (09/05/2015) Anlhk33-DLU (10/05/2015)
  • #382483   09/05/2015

    phukiencua.sg
    phukiencua.sg

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2014
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 7 lần


    Túm lại là sau này chị Hông sẽ chẳng nhận được gì vì tùm lum thứ điều, tiền sẽ mang sung quỹ. Lúc đầu mang đổi luôn ra tiền VN mua căn nhà mà ở cho khỏe. Mang trình báo làm gì cho " Tiền mất tật mang "

    "Những ngày trước đây đều đã qua đi, vậy những ngày sau này cũng nhất định sẽ qua đi. Hãy luôn giữ lấy sự bình yên cho tâm hồn và khi gặp khó khăn hãy luôn nhớ tới câu cách ngôn “Xe đến trước núi tất có đường đi”

    bán máy in cũ giá rẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi cam kết máy in epson 1400 chất lượng nhất thị trường. Các lọai máy in máy in Epson t60 luôn được kiểm tra chính xác về chất lượng. các loại máy in cụ thể như Máy in epson 1390, Máy in màu Epson R230 hân hạnh phục vụ quý khách. Máy in chuyển nhiệt, Máy in gia đình

     
    Báo quản trị |  
  • #383376   15/05/2015

    quynhnga96
    quynhnga96

    Female
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2015
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 7 lần


    quynhnga96 viết:

    vậy trương hợp bỏ quên thì sao bạn?

     Tôi đồng ý với quan điểm của bạn. Xác lập theo điều 241 là vật bị đánh rơi bỏ quên là không có căn cứ cơ bởi lẽ:

    Xét về phương diện câu chữ: Đánh rơi là trường hợp người quản lý tài sản hoặc chủ sở hữu tài sản làm rơi  tài sản mà mình quản lý trong một không gian, thời gian, địa điểm nhất định nào đó. Trong khi đó 5 triệu yên nó nằm trong thùng loa thì không thể nào gọi là đánh rơi được.

    Như vậy, trong trường hợp này không phải là đánh rơi.

    Lương Thị Quỳnh Nga _– CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 3.2889.888 – E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1 - Tầng 5, SHB Building, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
  • #383386   15/05/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    quynhnga96 viết:

     

    quynhnga96 viết:

     

    vậy trương hợp bỏ quên thì sao bạn?

     

     Tôi đồng ý với quan điểm của bạn. Xác lập theo điều 241 là vật bị đánh rơi bỏ quên là không có căn cứ cơ bởi lẽ:

     

    Xét về phương diện câu chữ: Đánh rơi là trường hợp người quản lý tài sản hoặc chủ sở hữu tài sản làm rơi  tài sản mà mình quản lý trong một không gian, thời gian, địa điểm nhất định nào đó. Trong khi đó 5 triệu yên nó nằm trong thùng loa thì không thể nào gọi là đánh rơi được.

    Như vậy, trong trường hợp này không phải là đánh rơi.

    Không lẽ mình tự tranh luận với mình :D

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #383441   15/05/2015

    quynhnga96
    quynhnga96

    Female
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2015
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 7 lần


    Unjustice viết:

     

    quynhnga96 viết:

     

     

    quynhnga96 viết:

     

    vậy trương hợp bỏ quên thì sao bạn?

     

     Tôi đồng ý với quan điểm của bạn. Xác lập theo điều 241 là vật bị đánh rơi bỏ quên là không có căn cứ cơ bởi lẽ:

     

    Xét về phương diện câu chữ: Đánh rơi là trường hợp người quản lý tài sản hoặc chủ sở hữu tài sản làm rơi  tài sản mà mình quản lý trong một không gian, thời gian, địa điểm nhất định nào đó. Trong khi đó 5 triệu yên nó nằm trong thùng loa thì không thể nào gọi là đánh rơi được.

    Như vậy, trong trường hợp này không phải là đánh rơi.

     

     

    Không lẽ mình tự tranh luận với mình :D

    hì hì ! mình định hỏi cái bạn bên trên ấy nhưng mà viết nhầm 

    Lương Thị Quỳnh Nga _– CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 3.2889.888 – E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1 - Tầng 5, SHB Building, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
  • #383397   15/05/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Ở đây chỉ bàn đến khía cạnh tại sao nhà làm luật lại quy định người nhặt được vật (tài sản) do người khác đánh rơi, bỏ quên phải chia đôi với nhà nước trong khi người phát hiện được vật (tài sản) vô chủ hay không xác định được chủ sở hữu thì người phát hiện lại được hưởng tất.

    Căn cứ theo câu chữ, theo mình, có lẽ nhà làm luật nghĩ rằng "việc nhặt" là việc đơn giản không tốn nhiều công sức, nếu người này không nhặt được thì cũng sẽ có người khác nhặt được bởi vì chủ sở hữu đánh rơi hay bỏ quên đã không hề có ý định che giấu tài sản khỏi bên thứ ba bằng một phương pháp nào đó. Ví dụ như một người đánh rơi tiền, bỏ quên túi xách trên xe.

    Còn việc phát hiện, theo suy nghĩ của nhà làm luật, thì khó hơn. Nó đòi hỏi người phát hiện phải trải qua một quá trình khó khăn, gian khổ hay một "cơ duyên" nào đó. Nếu người này không phát hiện thì có thể sẽ rất lâu sau đó vật, tài sản này mới được phát hiện ra hoặc có thể vĩnh viễn không bao giờ.

    Có lẽ chính từ sự khác biệt trong "khả năng bắt gặp" tài sản mà nhà làm luật đã cho người phát hiện tài sản được hưởng mức cao hơn so với người nhặt được tài sản. Bởi vì người phát hiện đã giúp cho tài sản "trở về" với xã hội.

    Nếu xét ở góc độ này thì việc cho chị Hồng hưởng trọn vẹn tài sản không có gì để bàn cãi nữa vì nếu chị Hồng không phát hiện ra thì có lẽ 5 triệu yên giờ này đã ngủ yên "mãi mãi" trong bãi rác Đông Thạnh hay bị đốt thành tro rồi cũng nên.

     

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    quynhnga96 (15/05/2015)
  • #383518   16/05/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Vụ 5 triệu yen: Chồng bà Ngọt dùng giấy tờ giả

     

    TT - Theo luật sư Hải Hà, viêc chồng bà Ngọt dùng giấy tờ giả và bà này chỉ nghe chồng mô tả hình dáng cái loa để nhờ công an tìm giúp số tiền hoàn toàn không có cơ sở để bà này đòi lại 5 triệu yen.

    Ngày 15-5, thượng tá Phạm Ngọc Tiến - phó trưởng Phòng quản lý xuất nhập cảnh (PA72) Công an TP.HCM cho biết đã cung cấp thông tin cho Công an Q.Tân Bình về hành vi làm giả giấy tờ của Afolayan Caleb.

    Ông Caleb, theo trình bày của bà Phạm Thị Ngọt, là chồng của bà và là chủ nhân số tiền 5 triệu yen.

    Theo thượng tá Tiến, thông tin trên được phát hiện trong quá trình PA72 phúc tra thông tin của các cá nhân xin cấp thẻ tạm trú trên địa bàn TP.HCM. Đây là hoạt động thường xuyên, được tiến hành hằng quý.

    Không thể quay lại VN được nữa

    Theo kết quả phúc tra, ông Afolayan Caleb (quốc tịch Nam Phi) nhập cảnh Việt Nam năm 2010 và được Công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi (địa chỉ 289 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM) thuê làm giáo viên và được Sở Lao động - thương binh & xã hội TP.HCM cấp giấy phép lao động có thời hạn từ ngày 14-6-2010 đến 14-6-2013.

    Ông Caleb đã cầm giấy phép lao động này đến PA72 xin cấp thẻ tạm trú. PA72 đã cấp cho ông Caleb thẻ tạm trú có thời hạn theo thời hạn trên giấy phép lao động (từ ngày 14-6-2010 đến 14-6-2013). Sau đó, PA72 có cử cán bộ phúc tra việc cấp thẻ tạm trú cho ông Caleb, trong đó có các thông tin về doanh nghiệp thuê đương sự làm việc, nơi cư trú của đương sự. 

    Qua xác minh, tại địa chỉ 289 Trường Chinh không có công ty nào mang tên Úc Đại Lợi hoạt động. Tiếp tục xác minh địa chỉ nơi thường trú của ông Trần Quang Minh (ở hẻm 133 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp) là người đứng tên chủ Công ty Úc Đại Lợi, cũng không có ông Minh nào cư trú ở đây. “Chúng tôi xác định đây là một công ty ảo, lập ra với mục đích làm giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho các đối tượng người nước ngoài” - thượng tá Tiến nhận định.

    Tháng 6-2013, PA72 gửi công văn cho Đại sứ quán Nam Phi (tại Hà Nội) để yêu cầu xác minh nhân thân của người mang tên Afolayan Caleb. Ngày 27-6-2013, Đại sứ quán Nam Phi sau khi xác minh đã gửi công văn trả lời, khẳng định số hộ chiếu mà ông Afolayan Caleb dùng để nhập cảnh Việt Nam "không tồn tại”. 

    PA72 xác định người sử dụng hộ chiếu mang tên Caleb nêu trên là giả mạo. Đồng thời đã phát thông báo hủy thẻ tạm trú cấp cho Caleb. Tuy nhiên, ngày 14-6-2013 Caleb đã về nước và từ đó đến nay không quay lại Việt Nam. PA72 đã trao đổi với Sở Kế hoạch - đầu tư yêu cầu họ rút giấy phép chứng nhận kinh doanh của Công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi. 

    Thượng tá Tiến kết luận: “Người đàn ông này đã giả mạo các loại giấy tờ mang tên Afolayan Caleb để nhập cảnh Việt Nam. Vì vậy người này sẽ không thể nhập cảnh Việt Nam nữa”.

    Công an quận Tân Bình: sẽ xác minh sớm

    Sáng 15-5, trao đổi với Tuổi Trẻ về các thông tin ông Afolayan Caleb sử dụng giấy tờ giả nhập cảnh Việt Nam cũng như ông này có giấy phép lao động tại một công ty “ảo” đã được PA72 xác minh, một cán bộ điều tra Công an quận Tân Bình (TP.HCM) nói: “Tất cả thông tin này chúng tôi sẽ xác minh và sớm có hướng giải quyết dứt điểm vụ việc”.

    Phải giao tiền cho bà Hồng

    Tiếp nhận những thông tin trên, bà Phạm Thị Ngọt - người làm đơn xin nhận lại số tiền 5 triệu yen mà người mua ve chai phát hiện trong thùng loa cũ - nói bà quá bất ngờ. 

    “Tui chỉ khai báo những gì mình biết” - bà Ngọt nói. Về chuyện làm giấy tờ giả, bà nói các giấy tờ được làm trước khi bà gặp ông Afolayan Caleb nên cũng không biết nó là giả hay thật. Bà Ngọt cho biết ngày 15-5, bà đã nhiều lần liên hệ bằng điện thoại với ông Caleb nhưng không được. 

    Bà cũng cho biết thêm ông Caleb hoàn toàn không biết các tình tiết liên quan đến vụ việc người ve chai phát hiện số tiền như thế nào, trình báo công an ra sao, mà bà Ngọt chỉ nói ông mô tả lại hình dáng, nhãn hiệu cái loa để nhờ công an tìm giúp số tiền. Nhưng đến giờ ông Caleb vẫn chưa gửi những mô tả này về cho bà.

    Luật sư Hà Hải (người trợ giúp pháp lý miễn phí cho bà Huỳnh Thị Ánh Hồng) cho biết những thông tin này càng làm rõ hơn bà Ngọt và ông Caleb không đủ cơ sở đòi lại số tiền 5 triệu yen. Trong văn bản trả lời bà Hồng, Công an quận Tân Bình nói cần có thời gian để xác minh đơn của bà Ngọt thì nay với các thông tin từ phía cơ quan điều tra như trên, có thể khẳng định yêu cầu của bà Ngọt hoàn toàn không có cơ sở, thậm chí còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật. “Vậy thì chẳng còn lý do gì để trì hoãn thực hiện việc trả lại toàn bộ số tiền cho bà Hồng” - luật sư Hải nói.

    Bà Hồng thường ngày vẫn đi mua ve chai kiếm sống (ảnh chụp sáng 15-5-2015) - Ảnh: ĐỨC THANH
    Bà Hồng thường ngày vẫn đi mua ve chai kiếm sống (ảnh chụp sáng 15-5-2015) - Ảnh: ĐỨC THANH

    (Nguon bao Thanh Nien)

     
    Báo quản trị |