Trả lời: Con gái anh vẫn còn nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo quy định là người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Theo Luật hôn nhân và gia đình về quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định như sau:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy bạn không được đem con về nhà nuôi dưỡng bởi vì cháu mới được 8 tháng cần có sự chăm sóc của người mẹ. vì vậy bạn có thể gửi lại con cho người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. bạn vẫn có quyền đến thăm, chăm sóc, nuôi dưỡng con của bạn.
CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG TÍN
Địa chỉ: số 156 Trần Vĩ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
SĐT: 0169.364.9999 - 043.783.5594; Tổng đài từ vấn: 1088/4/2
website: http://luathoangtin.vn/
Tư vấn, tranh tụng,hỗ trợ pháp lý: Luật Dân sự; Đất đai; Hôn nhân gia đình; Lao động; Doanh nghiệp; Hành chính; Hình sự.