Vợ chồng có được lập di chúc chung theo Bộ luật dân sự 2015 không?

Chủ đề   RSS   
  • #444941 07/01/2017

    Dimthien

    Male
    Sơ sinh


    Tham gia:12/12/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Vợ chồng có được lập di chúc chung theo Bộ luật dân sự 2015 không?

    Blds 2015 khong quy dinh di chúc chung của vợ chồng. vay vơ chong có dược l;ập di chúc chung nua khong mọi người?

    Một cân trung thực bằng một tấn thông minh!

     
    27586 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dimthien vì bài viết hữu ích
    congtyluatsaoviet (21/06/2017) nguyenanh1292 (09/01/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445006   09/01/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Phát hiện hay, nhưng đố bạn  theo tinh thần của Bộ luật dân sự 2015 thì vợ chồng có được lập di chúc chung không? 

    Theo mình thì không, bởi vì nếu đưa quy định này vào Bộ luật dân sự thì nó lại trái với định nghĩa ban đầu?

    Điều 624. Di chúc

    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

    Nếu là di chúc chung thì liệu nó có thể hiện ý kiến cá nhân của người vợ, người chồng không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Dimthien (11/01/2017)
  • #445018   09/01/2017

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Đồng ý với bác Nguyenanh1293.
    BLDS 2015 bỏ quy định về di chúc chung vợ chồng là do nó đưa về chung nhất của chế độ tài sản chung vợ chồng, như vậy khi định đoạt tài sản chung vợ chồng (di chúc) thì sẽ áp chế độ định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất => phải được sự đồng ý của các đồng sở hữu. Có thể tự suy từ chế độ sở hữu chung nên giảm bớt các qđ như vậy cho blds đỡ cồng kềnh.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ta.luatsaoviet vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (13/01/2017)
  • #445029   09/01/2017

    minh25252001
    minh25252001
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2217
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 18 lần


    Theo mình,

    Theo Điều 630. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Thì việc vợ chồng lập di chúc chung không trái quy định của pháp luật. Về hình thức di chúc có thể 02 lập cùng một văn bản nhưng ý chí thì dựa theo ý chí của mỗi người dựa theo nội dung trong di chúc. Nhưng sẽ phức tạp về thời điểm hiệu lực di chúc, sữa đổi di chúc

    Trường hợp di chúc về tài sản chung thì hiệu lực tại thời điểm người sau cùng die.

     

    Luật sư Đoàn Minh Quân

    0903455478

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minh25252001 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (13/01/2017) everwin (27/08/2018)
  • #447226   20/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Chào bạn

    Theo mình thấy di chúc chung của vợ và chồng nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc trên thực tiễn vì bên cạnh những quy định về di chúc chung của vợ chồng còn có quy định về thời hiệu thừa kế; trong một số trường hợp, khi người còn lại chết thì thời hiệu khởi kiện đối với di sản của người chết trước cũng đã hết. Do đó, việc không quy định di chúc chung của vợ chồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa có thể giải quyết được vướng mắc trong thực tiễn, vừa loại bỏ được bất cập về lý luận mà Bộ luật Dân sự hiện hành gặp phải.

     
    Báo quản trị |  
  • #447348   21/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Điểm mới lớn nhất trong Phần thừa kế của Bộ luật Dân sự năm 2015 là đã bỏ 03 điều liên quan đến di chúc chung của vợ chồng (các điều 663, 664, 668) được quy định trong Bộ luật Dân sự hiện hành.

    Việc sửa đổi trên xuất phát từ nguyên tắc bản chất của việc lập di chúc là nhằm thể hiện ý chí của người có tài sản. Do đó, việc quy định di chúc chung của vợ chồng là vi phạm quyền tự định đoạt của người có quyền sở hữu tài sản.

     

    Mặt khác, việc quy định di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người còn sống, như trong trường hợp người còn sống gặp khó khăn, bệnh tật nhưng họ không thể bán phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng vì di chúc chung chỉ có hiệu lực vào thời điểm người thứ hai chết hoặc thời điểm cả hai vợ chồng cùng chết. Không những vậy, quy định này còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế của bên chết trước vì họ cũng phải chờ đến thời điểm di chúc chung có hiệu lực thì mới được chia tài sản.

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #469948   06/10/2017

    ba và mẹ tôi được 8 tuổi vẫn còn minh mẫn tài sản chung là 2ha đất ba tọi đứng tên. ba tôi lập di chúc 1 mình để lại 2ha đất cho vợ chồng tôi sao khi ba tôi mất vợ chồng căn cứ di chúc được huopng73 2ha đất không

     
    Báo quản trị |  
  • #498800   06/08/2018

    Luatbha
    Luatbha

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn!

    Trước tiên, phải xác định 2ha đất này là tài sản riêng hay tài sản chung của bố mẹ bạn, bởi mặc dù mẹ bạn không có đứng tên trong sổ đỏ, nhưng đất được cấp trong thời kỳ hôn nhân nhưng do lúc làm sổ chỉ có bộ bạn đứng tên thì vẫn xác định là tài sản chung vợ chồng. 

    Do đó trong trường hợp 2ha đất này là tài sản chung thì bố bạn chỉ có quyền lập di chúc định đoạt 50% đất đó, tức 1ha đất.

    Còn trong trường hợp xác định đây là tài sản riêng của bố bạn do được tặng cho, mua bán, thừa kế riêng, bố bạn có quyền lập di chúc để lại 2ha đất đó cho vợ chồng bạn. Tuy nhiên, lúc bố bạn mất mà mẹ bạn vẫn còn sống, căn cứ vào quy định tại điều 644 BLDS quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, mẹ bạn vẫn được hưởng 2/3 một suất thừa kế chia theo pháp luật.

    Vì vậy, phần di sản mà vợ chồng bạn được hưởng sẽ là phần còn lại sau khi đã chia cho mẹ bạn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.

    Trung Kiên-SĐT:0968.426.356

     
    Báo quản trị |  
  • #501322   01/09/2018

    Theo ý mình thì việc Bộ luật dân sự 2015 bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng đồng nghĩa với việc không được lập di chúc chung của vợ chồng. Thực tế việc thực hiện di chúc chung của vợ chồng rất khó và còn nhiều bất cập mà luật không lường trước được. Chưa kể đến trường hợp nếu một người chết trước, còn người kia thay đổi nội dung di chúc phần mình, làm cho việc khai nhận di sản rất rối.

     
    Báo quản trị |  
  • #503704   30/09/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Việc lập di chúc chung của vợ chồng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 tồn tại rất nhiều bất cập. Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Trong nhiều trường hợp một trong hai người chết trước mà người kia thay đổi nguyện vọng để lại tài sản thì việc áp dụng quy định về di chúc chung không còn ý nghĩa. Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ quy định này để phù hợp hơn trong thực tiễn xét xử vụ án tranh chấp di sản thừa kế.

    Cập nhật bởi NgocHoLaw ngày 30/09/2018 11:15:53 CH chưa gắn link
     
    Báo quản trị |