Cải cách mô hình tòa án: TAND tối cao thêm nhiệm vụ phát triển án lệ
22.12.2008 20:44
NGHĨA NHÂN
Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương
đã cơ bản nhất trí với đề xuất của TAND tối cao về mô hình hệ thống tòa
án theo tinh thần Nghị quyết 49.
Theo
đó, tòa sơ thẩm khu vực sẽ được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành
chính cấp huyện trong một tỉnh, sẽ xử sơ thẩm hầu hết án hình sự và các
loại vụ việc khiếu kiện trong dân. Tiếp theo là tòa phúc phẩm, được
thành lập ở các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, sẽ xử phúc thẩm các
vụ án mà cấp dưới đã xử sơ thẩm và xử sơ thẩm một số loại việc phức tạp
(có thể vẫn giữ nguyên tên là TAND tỉnh như hiện nay). Cao hơn là tòa
thượng thẩm (thay cho ba tòa phúc thẩm đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM
tới đây có thể thu gọn theo hai khu vực), sẽ xử phúc thẩm những bản án
sơ thẩm của tòa phúc thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
Với
mô hình này, TAND tối cao sẽ tập trung vào nhiệm vụ tổng kết kinh
nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Đặc biệt, TAND
tối cao sẽ thêm nhiệm vụ phát triển án lệ.
Tuy
nhiên, tin từ TAND tối cao ngày 19-12 cho biết về thẩm quyền xử giám
đốc thẩm, tái thẩm (phá án) vẫn đang còn ý kiến khác nhau. TAND tối cao
đề xuất giao cho tòa thượng thẩm nhưng trong Ban chỉ đạo cải cách tư
pháp trung ương có ý kiến băn khoăn rằng không nên biến thủ tục phá án
thành cấp xét xử thứ ba mà phải tăng chất lượng xử sơ, phúc thẩm, hạn
chế tối đa oan, sai dẫn tới phải giám đốc thẩm, tái thẩm.
Đề
án đổi mới mô hình các cơ quan tố tụng được xây dựng cùng lúc với việc
thí điểm, tiến tới bỏ HĐND cấp huyện. Vì vậy, TAND tối cao và VKSND tối
cao đã cùng đề nghị giao cho HĐND cấp tỉnh giám sát hoạt động của cả
tòa, viện phúc thẩm (ở tỉnh) lẫn tòa, viện khu vực trong tỉnh, thành đó.
Ngân Thanh (Theo Theo http://www.phapluattp.vn, ngày 21/12/2008)
Nếu được như thế thật thì rất hay. Các vụ án sẽ được giải quyết nhanh hơn, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong xét xử hơn