Việc xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại dựa trên cơ sở nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611410 10/05/2024

    phanthanhthao0301

    Sơ sinh

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Việc xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại dựa trên cơ sở nào?

    Việc xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại dựa trên cơ sở nào? Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại đúng không?

    Việc xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại dựa trên cơ sở nào?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại:

    Theo đó, căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp do chủ sở hữu tên thương mại cung cấp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh và quá trình sử dụng tên thương mại.

    Ngoài ra, yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.

    Làm cách nào để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không?

    Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 79 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì:

    Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ, so sánh chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh liên quan đến dấu hiệu bị nghi ngờ, so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tên thương mại được bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:

    (i) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với tên thương mại; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với tên thương mại, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;

    (ii) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự nhau về bản chất hoặc chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.

    Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại đúng không?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì:

    Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp.

    Lưu ý số 1: Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.

    Lưu ý số 2: theo quy định tại Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ:

    Theo đó, tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

    Lưu ý số 3: theo quy định tại Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì:

    Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại là:

    Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

    Tóm lại, căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp do chủ sở hữu tên thương mại cung cấp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh và quá trình sử dụng tên thương mại.

     
    12 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận