Việc bảo quản tài sản thi hành án bắt buộc phải bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự?

Chủ đề   RSS   
  • #613434 28/06/2024

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1203)
    Số điểm: 8880
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 99 lần


    Việc bảo quản tài sản thi hành án bắt buộc phải bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự?

    Có thể thấy, hoạt động thi hành án dân sự, việc bảo quản tài sản thi hành án rất quan trọng để giữ được giá trị tài sản, tránh việc mất mát, hư hỏng, từ đó đảm bảo được quyền lợi của  ngưởi được thi hành án, đồng thời có nhiều hình thức phương pháp bảo quản khác nhau. Tuy nhiên, chính vì tầm quan trọng đó thì vấn đề đặt ra việc bảo quản tài sản thi hành án bắt buộc phải bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự?

    Việc bảo quản tài sản thi hành án bắt buộc phải bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 58 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định Bảo quản tài sản thi hành án như sau:

    1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:

    - Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản;

    - Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;

    - Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.

    2. Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước.

    3. Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

    Người được giao bảo quản tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Biên bản giao bảo quản tài sản được giao cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được giao bảo quản tài sản hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản và lưu hồ sơ thi hành án.

    5. Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Do đó, việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức nêu trên và không có quy định mặc nhiên hay bắt buộc phải Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự thay vào đó có thể bảo quản bằng việc giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án hay trường hợp khác còn lại nêu trên.

    Quy định về xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên theo quy định hiện hành?

    Căn cứ Điều 113 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên như sau:

    1. Trường hợp tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác thì xử lý như sau:

    -  Đối với tài sản có trước khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Trường hợp người có tài sản không tự nguyện di chuyển tài sản thì Chấp hành viên hướng dẫn cho người có tài sản và người phải thi hành án thoả thuận bằng văn bản về phương thức giải quyết tài sản. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hướng dẫn mà họ không thoả thuận được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án và người có tài sản gắn liền với đất.

    Trường hợp người có tài sản là người thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà không hình thành pháp nhân mới thì người có tài sản được quyền tiếp tục ký hợp đồng thuê đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng mà họ đã ký kết với người phải thi hành án. Trường hợp này, trước khi xử lý quyền sử dụng đất, Chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người tham gia đấu giá, người được đề nghị nhận quyền sử dụng đất về quyền được tiếp tục ký hợp đồng của người có tài sản gắn liền với đất;

    -  Đối với tài sản có sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả lại quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày yêu cầu, mà người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất.

    Đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản;

    -  Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản.

    2. Trường hợp tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án gắn liền với quyền sử dụng đất đã kê biên thì Chấp hành viên xử lý tài sản cùng với quyền sử dụng đất.

    3. Đối với tài sản là cây trồng, vật nuôi ngắn ngày chưa đến mùa thu hoạch hoặc tài sản đang trong quy trình sản xuất khép kín chưa kết thúc thì sau khi kê biên, Chấp hành viên chỉ tiến hành xử lý khi đến mùa thu hoạch hoặc khi kết thúc quy trình sản xuất khép kín.

    Trên đây là những quy định về xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên theo quy định hiện hành.

     
    552 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận