vì sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Chủ đề   RSS   
  • #189183 28/05/2012

    vì sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

    Chào các anh chị

    Em là sinh viên năm 2 lớp đại học quản trị. Khi học về luật doanh nghiệp em không hiểu vì sao doanh nghiệp tư nhân lại không có tư cách pháp nhân trong khi các loại hình doanh nghiệp khác thì có. Em đã trình bày thắc mắc này với thầy giáo và câu trả lời của thầy là doanh nghiệp tư nhân do không phải là tổ chức hội đoàn nên không có tư cách pháp nhân, thầy còn nói đây là là 1 bất công xã hội giữa 1 chủ thể là tổ chức và 1 chủ thể là cá nhân.

    Vài ngày sau đó lên google search lại thì thấy có rất nhiều câu trả lời khác với câu trả lời của thầy giáo. Đa phần đều trả lời vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân là do không có tài khoảng riêng trong ngân hàng. Đứng trước 2 câu trả lời đó em rất v.v..  vì em chỉ mới nhập môn kinh tế luật nên cẫn chưa có chiều sâu để hiểu rõ, vì thế kính mong quý luật sư và các anh chị giúp em giải đáp thắc mắc trên.

    Em xin cảm ơn mọi người rất nhiều!
     
    88519 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #189196   28/05/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Bộ luật dân sự 2005:
     

    Điều 84. Pháp nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.


    Doanh nghiệp tư nhân không hội tụ đủ dấu hiệu 3 và 4 nên nó không có tư cách pháp nhân bạn ạ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    keodangnato (01/01/2013)
  • #189184   28/05/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Những câu trả lời mà bạn nghe được chưa chỉ ra được bản chất của sự việc. DNTN là loại hình doanh nghiệp đối nhân, còn các loại hình khác như TNHH, CP ... là loại hình doanh nghiệp đối vốn. Do đó, DNTN không có tư cách pháp nhân. Ở đây, theo quan điểm của cá nhân tôi, không có gì là bất công giữa hai loại hình này.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    Dungboiboi (27/11/2012) SAdmin (29/03/2013) keodangnato (01/01/2013)
  • #189197   28/05/2012

    Chào luật sư!

    Trước hết em cảm ơn luật sư với câu trả lời trên, nhưng em vẫn chưa hiểu. Nếu vì là doanh nghiệp đối nhân mà không có tư cách pháp nhân vậy thì tại sao công ty hợp danh lại có tư cách pháp nhân? Công ty hợp danh cũng là doanh nghiệp đối nhân mà???

    Em xin cảm ơn luật sư rất nhiều!


    _______________________________________________________________

    Nhắn bạn !
    Tôi đã ghép phần trả lời của Luật sư  trong chuyên mục TƯ VẤN CỦA LUẬT SƯ vào topic này và đề nghị bạn không tiếp tục tạo nhiều chủ đề về cùng một nội dung - .     
     
    Báo quản trị |  
  • #189277   28/05/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Luật sư Bình An,

    Đọc câu trả lời của luật sư thì tôi cũng chẳng rõ thêm được chút nào. DNTN là do một cá nhân làm chủ thì làm gì có khái niệm đối nhân ở đây.

    Doanh nghiệp đối nhân được sử dụng để chỉ các tổ chức có nhiều thành viên tham gia mà quyền biểu quyết thông qua các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp được dựa trên số lượng thành viên tán thành, không dựa trên mức độ sở hữu vốn của thành viên. Các thành viên đều có quyền biểu quyết như nhau trong tổ chức bất kể mức góp vốn là bao nhiêu.

    Nếu đứng ở góc độ quy định của pháp luật thì trả lời như thành viên boyluat ở trên là có thể chấp nhận được.

    Chào bạn kingkongleocay,

    Việc chấp nhận cho một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến tính pháp lý của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. (Tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế, tham gia tố tụng như một thực thể độc lập có các quyền và nghĩa vụ như các cá nhân...).

    Một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có nghĩa là nhà nước đã công nhận một thực thể pháp lý tồn tại, thực thể pháp lý này có thể tham gia gần như mọi quan hệ pháp luật trong xã hội theo luật định. Các thành viên tham gia hoặc sáng lập doanh nghiệp này có thể né tránh các trách nhiệm pháp lý, ở một mức độ nào đó, trong trường hợp doanh nghiệp gây ra thiệt hại, hoặc tổn thất cho một bên thứ ba. Ví dụ kinh doanh thua lỗ, nợ nần không trả được. Tư cách pháp nhân được xem như là một cái "thân xác" (avatar). Avatar có thể bị mất đi nhưng người sử dụng nó thì không, Avatar có thể trường tồn với thời gian. Đây có thể xem là một "phát minh" lớn của chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển. Nó giúp cho người dân mạnh dạn hơn trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội.

    Tại sao DNTN lại không được công nhận tư cách pháp nhân, bởi vì các nhà làm luật xem cá nhân chủ sở hữu và DNTN là một nên không cần thiết phải cung cấp cho nó một tư cách pháp nhân riêng biệt. Tuy nhiên nếu như cá nhân đó muốn doanh nghiệp của mình có một tư cách pháp nhân riêng biệt để tận dụng được lợi thế đã nêu ở trên thì có thể thành lập công ty TNHH một thành viên.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #189324   28/05/2012

    thienbinhlaw
    thienbinhlaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2012
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 624
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Cảm ơn Unjustce vì bài viết vô cùng hữu ích!
     
    Báo quản trị |  
  • #211367   04/09/2012

    whyiamsad
    whyiamsad

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo như các tư vấn trên thì:

    DNTN không có tư cách pháp nhân, nhưng theo tôi biết thì DNTN vẫn có con dấu tròn (thế hiện pháp nhân), có thể xuất hóa đơn, ký kết hợp đồng v.v.v

    Nếu như DNTN không có pháp nhân thì khi hợp đồng có vấn đề, đem luật ra cãi thì các ông DNTN lại bảo tôi ko có pháp nhân, ký chơi vui, mấy ông ký làm gì hả ?

    Xin các luật sự giải đáp thăc mắc.

    Trân trọng cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #211378   04/09/2012

    thichngheluat
    thichngheluat

    Male
    Lớp 1

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 2735
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 67 lần


     trả lời : Kể cả DNTN không có tư cách pháp nhân thì vẫn có thể có con dấu, con dấu là tài sản của doanh nghiệp , thể hiện tên của doanh nghiệp trong các giao dịch chứ không thể hiện doanh nghiệp đó là một pháp nhân.

    Thứ hai, khi hợp đồng có vấn đề, dù DNTN không có tư cách pháp nhân thì người ký kết hợp đồng, đóng dấu vẫn phải chịu dàng buôc quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đó. chứ không phải là chỉ pháp nhân mới phải chịu trách nhiệm.

    Thứ ba, DNTN  không là pháp nhân bởi tài sản giữa DNTN và chủ DNTN là một, chẳng có gì mà bất công cả, nếu anh muốn sở hữu một pháp nhân do anh làm chủ anh có thể thành lập công ty TNHH một thành viên...loại hình doanh nghiệp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó.

    trân trọng!

    Cập nhật bởi thichngheluat ngày 04/09/2012 05:00:02 CH

    hãy sống hết mình để chứng minh sự tồn tại của bạn là không vô nghĩa

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thichngheluat vì bài viết hữu ích
    RuanFuXiong (13/01/2013)
  • #216444   27/09/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Bạn có đề cập đến con dấu. Vậy vai trò và chức năng con dấu trong hoạt động của một tổ chức (cụ thể ở đây là doanh nghiệp) là gì? Mình kể cho bạn câu chuyện sau.

    Hồi đó (thiệt ra mình cũng hỏng biết là hồi nào), khi xuất hiện nhu cầu xác thực văn bản do nhà vua ra lệnh ban hành (xem phim bạn cũng thấy có ông vua nào chịu ngồi thảo văn bản đâu, toàn là do các quan chịu trách nhiệm soạn sẵn rồi trình lên vua phê chuẩn thôi), vua (hay thằng cha quan tham mưu nào đó) có sáng kiến sử dụng một cục ngọc bội to to vuông vuông (để cho nó sang, thể hiện quyền uy của vua chứ)  khắc chữ thì mà là loằng ngoằng lên (chữ hán là niên hiệu của vua). Cái cục này bây giờ các sử gia hay gọi là ngọc ấn.

    Khi cần xác thực đây là văn bản do vua ban hành thì vua lấy cục ngọc bội này ra, ấn vào mực rồi triện lên văn bản. Văn bản sẽ thể hiện dấu hiệu đã khắc. Vậy là xem như vua đã phê chuẩn rồi nhé. Vua phải giữ kỹ cái của nợ này lắm vì nếu không bọn quan lại bên dưới nó lấy được, ấn lung tung thì mất hết tài sản, thậm chí cả nước.

    Đấy là về phía vua, thế về phía thần dân thì sao. Đời thưở từ khi cha sinh mẹ đẻ đến khi lớn lên, dân có bao giờ thấy cái ký hiệu đó tròn méo ra sao. Mấy thằng quan lại tham nhũng nếu chúng toa rập với nhau lấy củ khoai (ấn dấu giả) triện lên thì dân cũng chẳng biết. Bởi vì chúng nó là đại diện hợp pháp của nhà vua mà. Chúng nó đưa ra thì phải tin thôi. Vậy thì cái mục đích đề ra ban đầu của cái ấn cũng chẳng đạt được.

    Phải tìm cách khác thôi, nghĩ mãi nghĩ mãi rồi đám quan tham mưu bảo vua phải ký vào đấy. Thế nhưng cách này cũng chỉ ngăn chặn được việc đám quan bên dưới lén lấy ngọc ấn của vua triện lung tung (trong khi vua phải chịu trách nhiệm, bây giờ thì hết rồi nhé nếu không có chữ ký của vua kèm theo thì đích thị là mấy thằng quan lạm dụng chức vụ lén lấy ngọc ấn triện văn bản theo ý của chúng) Việc làm này cũng giúp vua thoải mái hơn một tí do thoát khỏi việc lúc nào cũng phải kè kè cái của nợ bên cạnh. Chứ còn đối với dân chúng thì vẫn chịu vì có con dân nào biết chữ ký vua tròn hay méo ra sao.

    Lại phải tìm cách khác thôi, nghĩ mãi nghĩ mãi cuối cùng đám quan tham mưu nghĩ rằng à phải có một thằng nào đấy có uy tín (bên thứ ba) xác nhận đây là văn bản do vua ký và triện một cách hợp pháp (chỗ này thì uy tín của vua cũng chẳng bằng thằng này, phải chịu lép vế so với hắn một bậc). Thằng nào đấy chính là tổ chức công chứng bây giờ. Nhưng nó cũng bất tiện là mỗi khi vua ban hành văn bản lại phải đến trước mặt hắn để ký và đóng dấu à. Vua lại bắt đám quan cận thần tìm cách khác.

    Nhờ phát triển của khoa học, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ đám quan tham mưu đưa cho vua chữ ký điện tử (thiệt ra nó chỉ là một đoạn mã tin học thôi). Hà hà bây giờ thì vua thích ký lúc nào thì ký nhé chẳng cần phải đến trước mặt cái thằng lúc thích thì làm không thích thì bắt vua phải chờ nữa. (Thật ra đám quan giấu không cho vua biết là chữ ký điện tử mà vua sử dụng cũng đã được cái thằng cấp, xác thực trước đó rồi, xác thực rằng chữ ký này chỉ cấp cho vua, sau khi kiểm tra nhân thân của vua chán chê, và nếu như nó được sử dụng là chỉ có vua xài mà thôi vì không có thằng nào khác bẻ khóa được, thằng cấp quảng cáo như thế chứ có trời mới biết).

    Vậy giờ thì bạn biết vai trò và chức năng của con dấu là làm gì rồi chứ.

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hocluat_gB776010 (22/05/2013) RuanFuXiong (13/01/2013) QuyetQuyen945 (21/05/2014) silly_boy (10/07/2013)
  • #234493   20/12/2012

    quangtuyen_pl20
    quangtuyen_pl20

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo điều 84 bộ luật dân sự thì 1 tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện:

    một là: Thành lập hợp pháp, tức là được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký xác nhận cho thành lập

    hai là: có cơ cấu tổ chức chặc chẽ, tức có hệ thống tổ chức theo từng bộ phận, đảm nhận các công việc chuyên môn

    ba là: có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản đó. tài sản độc lập là tài sản của công ty độc lập với tài sản của người người đứng ra thành lập hoặc thành viên của công ty, doanh nghiệp

    bốn là: tự nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

    ở đây DNTN không có tư cách pháp nhân vì DNTT không có tài sản độc lập, mà người đứng ra thành lập doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình khi tham gia các quan hệ pháp luật. DNTT có quyền tăng, giảm vốn đầu tư(vốn điều lệ) mà các loại hình doanh nghiệp khác không thể thực hiện được( chỉ được tăng mà không được giảm vốn điều lệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #234526   20/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    các bạn hãy để ý khái niệm doanh nghiệp tư nhân không phải là doanh nghiệp theo khái niệm doanh nghiệp khoản 1, điều 4. DNTN là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. DNTN không có tư cách pháp nhận.

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #263148   22/05/2013

    chicattien
    chicattien

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ba là: có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản đó. tài sản độc lập là tài sản của công ty độc lập với tài sản của người người đứng ra thành lập hoặc thành viên của công ty, doanh nghiệp

    đây là câu trả lời nè bạn chủ thớt

     
    Báo quản trị |  
  • #263193   22/05/2013

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    Bản chất của vấn đề này như sau:

    - Các doanh nghiệp có pháp nhân (Công ty cổ phần, TNHH ...) chỉ chịu trách nhiệm trong vốn đăng ký kinh doanh (có giới hạn).

    - Doanh nghiệp không có pháp nhân (Tư nhân, cá thể...) thì chịu trách nhiệm trong vốn và toàn bộ tài sản mình có (không có giới hạn).

    Hết.

     
    Báo quản trị |  
  • #263196   22/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    thangtro82 viết:

    Bản chất của vấn đề này như sau:

    - Các doanh nghiệp có pháp nhân (Công ty cổ phần, TNHH ...) chỉ chịu trách nhiệm trong vốn đăng ký kinh doanh (có giới hạn).

    Mình thấy Công ty Hợp danh có tư cách pháp nhân nhưng thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #263723   23/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Như bạn boyluat viết :

    Bộ luật dân sự 2005:
     

    Điều 84. Pháp nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.


    Doanh nghiệp tư nhân không hội tụ đủ dấu hiệu 3 và 4 nên nó không có tư cách pháp nhân bạn ạ.

     DNTN không có tài sản độc lập  và hoạt đông độc lập vì ý chí của người đứng đầu doanh nghiệp xen lẫn ý chí cá nhân của họ. Ví dụ : DNTN X bản thân hoạt đông không cần mua xe du lịch, nhưng vợ con ông ấy cần xe đi thì doanh nghiệp sẽ mua. Khi cần đóng tiền học, tiền đi du lich cho gia đình, Chủ DNTN có quyền lấy vốn DN ra sử dụng thoải mái.

    Dấu của DN không thể hiện pháp nhân của DN, Nhân viên ký tên và đóng dấu đầy đủ vào HĐ, HĐ vẫn vô hiệu (không có giá tri) vì không phải là người đại diện theo pháp luật ký.

    Dấu chỉ dùng để thực hiện các quy định về hình thức của văn bản (đối với trường hợp buộc ký tên và đóng dấu).

    Trường hợp có vi phạm, DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng mọi tài sản mình đang có; Khi có tranh chấp về hợp đồng kinh tế  thì người bị kiện không phải là DNTN mà là cá nhân chủ doanh nghiệp đó. 

     

     

    Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 23/05/2013 10:27:12 CH

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #264268   25/05/2013

    Thai-Duc
    Thai-Duc

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn quangtuyen_pl20         không phải chỉ có DNTN mới có quyền tăng giảm vốn điểu lệ mà các loại hình doanh nghiệp khác cũng có thể tăng giảm vốn điều lệ như Ct TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần... đối với trường hợp là CT TNHH một thành viên thì chir được tăng mà không được giảm vốn điều lệ ( xem luật DN 2005 và NĐ43/2010/NĐ-CP về đăn ký doanh nghiệpạn

       Ban boyluat     mìh xin có ý kiến vê vấn đề trên của bạn như sau

    Theo điều 84 BLDS 2005 thì một tổ chức được coi là pháp nhân phải có các điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Tiêu chuẩn đầu tiên để xét tính độc lập về tài sản của một doanh nghiệp là tài sản của DN đó phải độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ DN.  DNTN không thỏa mãn một trong các điều kiện quan trọng này, bởi lẽ tài sản của DNTN cũng chính là tài sản của chủ DN, không có một sự độc lập nào giữa tài sản của chủ DN với tài sản của DN ở đây cả.  Vì thế nó không thỏa mãn điều kiện độc lập về tài sản theo Điều 84 BLDS 2005 ở trên nên DNTN không có tư cách pháp nhân.

    ở đây cần chú ý rằng:

    Thứ nhất: chủ DNTN là một cá nhân duy nhất, không có tổ chức là chủ DNTN hay thành viên góp vốn trong loại hình doanh nghiệp này. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ bằng cách nhận vốn góp của thành viên khác thì phải chuyển đổi thành CTTNHH một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên tùy vào số thành viên góp vốn ( xem NĐ43/2010/NĐ-CP về hưỡng dẫn đăng ký doanh nghiệp).

    Thứ hai: vấn đề chịu trách nhiệm vô hạn hay không ở đây cũng không liên quan đến sự độc lập tài sản của chủ DNTN,  bởi vô hạn hay hữu hạn ở đây chỉ là thời hạn mà DN phải chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động  của DN mà thôi. Vì vậy khi giải thích không cần thiết phải đưa vấn đề này vào.

    Cập nhật bởi Thai-Duc ngày 25/05/2013 11:26:22 CH Ý kiến của em thế thế này nhé các anh chị
     
    Báo quản trị |  
  • #571504   24/05/2021

    Bài này khá ổn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ttdnp4 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/05/2021)