Chào mọi người!
Trước khi cùng thảo luận về câu hỏi được đưa ra, tôi xin chia sẻ với luật sư lexuanhiep. Tôi nghĩ, đây là diễn đàn cùng Thảo luận về các vấn đề pháp lý, những vấn đề đưa ra để tất cả mọi người cùng thảo luận và góp ý, tất cả mọi người khi đưa ra những ý kiến đều chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, có nhiều vấn đề mà có khi luật sư tư vấn cũng chưa hẳn đã chính xác hoặc đúng nhưng chưa đủ.... Như vậy mới có câu chuyện cùng thảo luận và góp ý, tranh luận.
Tuy nhiên theo quan điểm của tôi việc cùng thảo luận cũng nên tôn trọng những người khác vì dù sao họ cũng đã có những ý kiến đóng góp. Mặt khác, khi một vấn đề chưa biết ai đúng ai sai thì không nên áp đặt người khác hoặc đánh giá người khác quá đáng.
A
Đối với câu hỏi đưa ra tôi xin có ý kiến như sau:
Tôi đồng ý một phần quan điểm với luật sư lexuanhiep và không đồng ý với ý kiến của BachThanhDC với lý do như sau:
- Thứ nhất: Đồng ý một phần với luật sư lexuanhiep với lý do:
+ Đồng ý việc áp dụng các điều 142, 143 BLDS và đồng ý cách giải thích của luật sư.
+ Tuy nhiên tôi bổ sung thêm một lưu ý là: Vì đây là việc ủy quyền liên quan đến các công việc của hai bên liên danh, vì vậy nội dung ủy quyền cần làm rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên để tránh trường hợp một công việc mà hai người đều thực hiện (giám đốc công ty A - người có quyền đương nhiên và giám đốc công ty B - người được ủy quyền), dẫn đến những tranh chấp phát sinh sau này.
- Thứ hai: Không đồng ý với ý kiến với BachThanhDC với lý do:
+ Chúng ta cần phân biệt việc giám đốc Công ty A ủy quyền cho GIám đốc công ty B với tư cách gì? từ đó mới xác định việc ủy quyền đó có hợp pháp hay không.
Tôi đồng ý rằng Công ty A (pháp nhân) là bên được liên danh ủy quyền đứng ra đại diện. Tuy nhiên trong Công ty A thì giám đốc công ty là người đại diện, nay, Ông giám đốc Công ty A ủy quyền cho giám đốc Công ty B thay mặt mình thực hiện công việc nhân danh Công ty A (không phải với tư cách là giám đốc Công ty B). Bạn nên chú ý rằng Người được ủy quyền của liên danh là Công ty A (pháp nhân) không thay đổi, chỉ thay đổi người được đại diện (theo ủy quyền) của pháp nhân đó mà thôi (việc ủy quyền đại diện cho pháp nhân hoàn toàn nằm trong quyền hạn của người đại diện pháp nhân đó). Do vậy không thể coi việc Ủy quyền trên là ủy quyền lại được.
Tôi cũng có thể chứng minh tiếp là, nếu như giám đốc Công ty A ủy quyền cho giám đốc công ty B thực hiện công việc với tư cách là giám đốc công ty B (tức Công ty A ủy quyền cho Công ty B) thì trường hợp này được coi là ủy quyền lại, thì theo ý kiến bạn BachThanhDC là đúng, việc ủy quyền phải có sự đồng ý của liên danh. Tuy nhiên trong thực tế không có tình huống này vì nó vô lý, nếu là như vậy tại sao liên danh không chỉ định luôn Công ty B là đại diện của liên danh.
Xin nói lại, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, tôi ko dám nói là tôi đúng nhưng cũng muốn đưa ra để mọi người đánh giá, cho ý kiến.
Trân Trọng.
Luật sư Đặng gia Kiên
Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers
Mobile: 0986 99 8668
Email: kien.danggia@gmail.com