KhacDuy25 viết:
anhdv352 viết:
Rõ ràng, 2 hành vi "mượn tiền dùng vào mục đích đánh bạc làm mất khả năng chi trả" và hành vi "đánh bạc" là hai hành vi độc lập, khác nhau, và không thể thu hút vào nhau được.
Thân chào VA!
KD không đồng quan điểm với VA, bởi lẽ:
Hai hành vi "mượn tiền dùng vào mục đích đánh bạc làm mất khả năng chi trả" và hành vi "đánh bạc" là hai hành vi độc lập, khác nhau, nhưng nó có liên quan chặc lẽ với nhau. Để thực hiện được hành vi đánh bạc, thì buộc đối tượng phải dùng thủ đoạn để mượn tiền (mất khả năng chi trả) để làm phương tiện thực hiện hành vi đánh bạc. Hai hành vi này có mối qua hệ chặt chẽ với nhau. Trong trường hợp này thì Chỉ khi nào thực hiện được hành vi lạm dụng dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì mới có phương tiện, điều kiện để thực hiện hành vi đánh bạc.
Nói cho cùng, thì trong trường hợp trên hai hành vi có liên quan mật thiết với nhau. Hành vi này sẽ là tiền đề để thực hiện hành vi khác. Như vậy chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội là đánh bạc.
Rất vui được trao đổi thêm với AV.
Chào KD
KD nói: "đối tượng buộc phải dùng thủ đoan để mượn tiền (mất khả năng chi trả) để làm phương tiện thực hiện hành vi đánh bạc". VA ko hiểu ý mà KD nói trong phần mà mình đã gạch chân. Ví dụ mình đưa ra là mục đích ban đầu người đó là mượn tiền làm ăn, sau đó mới phát sinh hành vi đánh bạc. Chứ nếu mà có ý định mượn tiền đi đánh bạc mà nói là mượn tiền làm ăn để người kia cho mượn thì hành vi mượn tiền đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt chứ không còn là hành vi lạm dụng tín nhiệm đâu.
Đúng như KD nói, hành vi này là tiền đề để thực hiện hành vi kia. Tuy nhiên, không có nghĩa là nó có thể thu hút vào 1 tội danh. Vì hành vi mượn tiền rồi dùng vào việc phi pháp (đánh bạc) khôn phải là hành vi cấu thành tội đánh bạc. Ngược lại, hành vi đánh bạc không phải là dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản.
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như VD mình nói. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm này bao gồm:
Chủ thể: người đủ NLTNHS
mặt chủ quan: lỗi cố ý
Khách thể: quan hệ sở hữu bị xâm phạm
Mặt khách quan: Hành vi mượn tiền sử dụng vào mục đích bất hợp pháp (đánh bạc) dẫn tới mất khả năng chi trả.
Đối tượng tác động: giá trị tài sản từ 4 triệu đồng trở lên.
Như vậy, trong trường hợp ví dụ của mình thì A đã đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản.
Đối với hành vi đánh bạc trong ví dụ mình đề cập tới. Các dấu hiệu CTTP này bao gồm:
Chủ thể: đủ NLTNHS
MCQ: lỗi cố ý
Khách thể: Xâm hại trật tự công công
Mặt khách quan: Hành vi đánh bạc được thua bằng tiền.
Tiền mà A dùng để đánh bạc có giá trị lớn (10 triệu).
Như vậy, A đủ yếu tối cấu thành tội đánh bạc.
KD xem, với ví dụ mình đưa ra và phân tích CTTP như trên, 2 hành vi trên, hành vi nào bị thu hút vào tội nào. Hoàn toàn không hề có.
Trong CTTP tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như trong ví dụ mình nêu, cái mà tiên quyết trong việc định tội là "mục đích bất hợp pháp (cụ thể là Mục đích đánh bạc chứ không phải hành vi đánh bạc)" của người phạm tội.
Trong CTTP tội đánh bạc chỉ có là sử dụng công cụ, phương tiện là Tiền để thực hiện hành vi đánh bạc. Chứ không hề nói tới hành vi mượn tiền. Trong tội đánh bạc, tôi không cần biết nguồn gốc tiền của người đánh bạc ở đâu ra, chỉ cần xác định a dùng tiền để đánh bạc dưới hình thức được thua bằng tiền. Thế là đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc rồi.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!