Giấy chủ quyền cấp cho B là căn cứ theo bản án phúc thẩm, nay bản án phúc thẩm đã bị cấp GĐT hủy cho nên đương nhiên giấy chủ quyền cấp cho B cũng phải bị hủy theo.
Trước khi cấp giấy chủ quyền cho B, UBND Huyện đã phải thu hồi hủy bỏ giấy chủ quyền của A, nay giấy chủ quyền của B bị hủy và B cũng từ bỏ ý chí khởi kiện tranh chấp quyền sỡ hữu căn nhà cho nên giấy chủ quyền của A được cấp năm 1999 đương nhiên được phục hồi giá trị.
Nếu B rút đơn kiện thì Tòa sơ thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. A chỉ cần làm đơn trình bày sự việc với UBND Huyện, kèm theo Quyết định GĐT và Quyết định đình chỉ vụ án là sẽ được xem xét phục hồi giá trị giấy chủ quyền của mình.
Khi đã có lại giấy chủ quyền, A có quyền yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền trục xuất B ra khỏi nhà mình.
Diễn biến sự việc như vậy mà giờ A lại đứng Nguyên đơn khởi kiện đòi lại nhà đã hiển nhiên là của mình thì không phải là thượng sách, coi chừng "sập bẫy" của B và những người phía sau B, họ muốn "vô hiệu hóa" quyết định GĐT nọ bằng cách xui B rút đơn cho A trở thành Nguyên đơn đòi lại nhà, tức tạo ra một quan hệ pháp luật khác ( A kiện B ), không trùng với quan hệ pháp luật cũ ( B kiện A ) nên đương nhiên không chịu ảnh hưởng bởi Quyết định GĐT này !
Để rồi trong quá trình giải quyết, họ sẽ tập trung vào qui trình, thủ tục cấp giấy chủ quyền cho A năm 1999, vốn là thời điểm mà việc cấp giấy chủ quyền đầy rẫy những sai sót để tuyên A thua kiện ! Tức họ vẫn đạt được mục đích "biếu" nhà cho B mà vẫn không bị "quở" do dám xem thường Quyết định GĐT.
Đây chỉ là suy luận của cá nhân tôi, tùy nhận định của chủ topic chứ tôi hoàn toàn không phải tư vấn.
#ff0000;">Trân trọng.
Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 27/11/2010 04:45:47 PM
SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT