Chào bạn!
Không đến nỗi bi đát vậy đâu.
Như thông tin bạn cung cấp thì trong giấy vay tiền chỉ ghi thời hạn thanh toán là 30/5 mà không rõ năm nào. Có thể suy đoán đó là năm mà bạn cho vay nhưng hai bên sơ suất nên không ghi vào. Nhưng khi đã có tranh chấp cần đến sự can thiệp của pháp luật thì không thể suy đoán được, mà nếu bên kia không thừa nhận ngày 30/5 đó là của năm cụ thể nào thì phải xác định đó là hợp đồng vay không kỳ hạn.
Việc bạn ở nước ngoài 4 năm chẳng cần phải lập luận gì nhiều mà chắc chắn đó không phải là trường hợp bất khả kháng. Bạn ở nước ngoài không có nghĩa là bạn không thể đòi nợ được. Bản có thể sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc hoặc viết thư về nước để yêu cầu người kia trả nợ.
Việc của bạn bây giờ có hai cách.
1/ Làm theo hướng dẫn của
#fff8df;">luatsuchanh. Sử dụng cách này thì cũng có thể thực hirjn theo 2 phương pháp:
- PP1: bạn viết một thông báo yêu cầu trả nợ sao ra làm hai bản, trong đó có thể cho người vay nợ một khoảng thời gian mà bạn cho là hợp lý để bên kia chuẩn bị (ví dụ như hôm nay bạn thông báo cho người ta là đến hết ngày 30/11/2011 phải trả cho bạn số tiền nợ chẳng hạn). Sau đó bạn mang trực tiếp đến cho người đó bảo họ ký xác nhận là đã nhận được thông báo của bạn vào một bản rồi mang về. Đến ngày 01/12/2011 mà họ vẫn không trả thì bạn có quyền khởi kiện và thông báo đó chính là căn cứ làm phát sinh quyền khởi kiện của bạn.
- PP2: cũng với thông báo trên nhưng bạn gửi cho họ bằng đường bưu điện với hình thức chuyển phát nhanh hoặc gửi bảo đảm. Nhân viên bưu điện sẽ buộc họ phải ký xác nhận vào giấy báo phát là đã nhận được thư rồi gửi trở lại giấy báo phát cho bạn.
Tuy nhiên cả hai PP này cũng khó thực hiện. Bởi làm theo PP1 thì chắc gì người ta đã chịu ký nhận khi họ đã có ý định dây dưa chưa muốn trả hoặc không muốn trả. Làm theo PP2 thì bạn cũng không thể ghi toàn bộ nội dung thông báo đó vào giấy chuyển phát nhanh hoặc bảo đảm. Và người ta cũng có thể cãi là có nhận được thư bảo đảm của bạn nhưng không phải là thông báo trả nợ, còn cụ thể là nội dung gì thì họ không nhớ nữa.
2/ Bạn là đơn gửi đến UBND phường/xã nơi người đó cư trú nhờ giải quyết. Quá trình hòa giải tại UBND, bạn phải thực sự mềm mỏng và không khéo để làm sao đạt được mục đích là nội dung biên bản hòa giải thể hiện việc người ta khất nợ bạn đến một thời gian cụ thể nào đó sẽ thanh toán nợ. Người ta có khất thời gian dài dài tý thì cũng chịu khó mà chấp nhận đi. Đến hết thời gian khất nợ ghi trong biên bản mà người ta vẫn không chịu trả thì bạn có quyền khởi kiện và biên bản đó chính là căn cứ làm phát sinh quyền khởi kiện của bạn (bạn phải xin UBND cung cấp cho bạn bản gốc biên bản này để nộp kèm theo đơn khởi kiện làm chứng cứ).
Thân ái!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!