Chào chị
Trường hợp của chị tôi tư vấn như sau:
Thứ nhật: Về hợp đồng vay tiền
Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005 quy định về việc hợp đồng vay mượn:
Điều 471. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đồng thời theo Điều 477. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Điều 478. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoả thuận khác
Như vậy bạn đối chiếu vào trường hợp của mình để xác định hợp đồng có kỳ hạn hay không kỳ hạn. Nếu có kỳ hạn thì đến kỳ hạn trả tiền bạn mới có quyền đòi, còn trong trường hợp vay không thỏa thuận về thời gian trả tiền, tức là không kỳ hạn muốn đòi lại bạn phải thông báo trước. Trong trường hợp không trả thì bạn khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Thứ hai: Về việc thế chấp giấy tờ xe máy
Theo quy định tại điều 342 Bộ luật dân sự:
Điều 342. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp của chị đặt ra hai vấn đề:
Bởi vì chiếc xe máy là tài sản của người em chứ không phải của người chị vì vậy Nếu khi thế chấp người em gái đó đồng ý và ký tên vào hợp đồng thế chấp thì bạn có thể khởi kiện ra tòa để phát mãi tài sản đó. Ngược lại nếu không có việc đồng ý của người em gái đó thì việc thế chấp đó không có giá trị.
Trân trọng
Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.
Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: http://lamchuphapluat.vn/
Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/