VAY TIỀN LÃI CAO

Chủ đề   RSS   
  • #334392 21/07/2014

    nguyenngoctuan1807

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    VAY TIỀN LÃI CAO

    mẹ tôi có vay số tiền từ năm 2008 với số tiền gốc là 50.000.000đ. góp với lãi xuất 20% gốp trong vòng 4 tháng. tính đến nay số tiền là 500.000.000đ. mẹ tôi không có khả năng chi trả, không làm giấy tờ gì cả. ngoài tờ giấy viết tay với nội dung : " tổng cộng số tiền là 500.000.000, góp mỗi ngày 300.000, đến hết thì thôi. ký tên" . đang đóng thì bên kia khởi kiện. khi ra toà hoà giải thì nguyện vọng mẹ tôi là: do tiền lãi qua cao, tôi xin trả số tiền gốc là 220.000.000đ, và trả mỗi tháng 9.000.000. cho e hỏi , vơi giấy nợ như vậy, không có tên chủ nợ, không phải biên bản ghi nợ, không có chử ký chủ nợ, bên kia có đủ cơ sở pháp lý để thư mẹ e không. và mẹ e có thiện chí trả nợ vậy, bên kia có thưa mẹ e và chuyển qua án hình sự, mẹ e có phải đi tù hay không. e xin chân thành cảm ơn
     
    4497 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #334428   22/07/2014

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Chào bạn!

    Theo Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Điều  476 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về lãi suất như sau:

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

    2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.

    Vì thế, với lãi suất thỏa thuận 20% nên trên là trái với quy định của pháp luật. Khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.

    Trường hợp này bạn có thể viết đơn khởi kiện ra Tòa án để giải quyết theo quy định pháp luật.

    Việc cho vay với lãi suất cao có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 163 Bộ luật hình sự:

    "1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm".

    Trân trọng!

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #334455   22/07/2014

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào bạn.

    1. Việc vay và trả nợ giữa các cá nhân hoặc tổ chức với nhau chỉ là giao dịch dân sự, nếu không có các yếu tố chiếm đoạt tài sản trái pháp luật. Theo như bạn trình bày qua thì khả năng mẹ bạn bị khởi tố hầu như không có. Việc này không liên quan tới có thiện chí trả nợ hay không.

    2. Giấy viết với nội dung bạn kể chưa thể xác định đó là vay ai, thời điểm nào, bao nhiêu tiền, đã nhận đủ số tiền vay chưa, hạn bao giờ trả .... nên nếu chỉ có giấy đó mà không có các thông tin tài liệu khác chứng minh việc đã giao tiền cho vay và đã có vi phạm thỏa thuận vay thì việc bên cho vay đòi mẹ bạn là hầu như không thể.

    3. Tuy nhiên, bạn có nhắc đến việc hòa giải tại tòa, như vậy là vụ án đã được thụ lý và đang hoặc đã qua giai đoạn hòa giải. Việc này sẽ được lập thành biên bản và các nội dung trong đó sẽ là chứng cứ trong vụ việc vay nợ giữa hai bên.

    4. Nếu việc hòa giải giữa hai bên thành, thì cứ thực hiện như hai bên đã thỏa thuận (mẹ bạn đề xuất được bên kia đồng ý thì cứ thế thực hiện), nếu bên kia không đồng ý thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử. Nếu trong biên bản hòa giải mẹ bạn thừa nhận có vay nợ và đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ này, thì Tòa sẽ tuyên mẹ bạn sẽ phải trả khoản nợ đó và lãi chậm trả (nếu có).

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |