Hi BV!
Về căn cứ pháp lý, anh đã đưa ra đó rồi thôi:
"#edf5f6;">Trang 29 Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2000 và mục 3 Phần III công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002".
Ngoài ra, BV có thể cập nhật Thông tư số 01/1997 ngày 19/6/1997 của TANDTG, VKSNDTC, BTP, BTC hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản.
Về vấn đề Tòa xử mà bên đi vay chưa thanh toán cho bên vay và tỉ giá ngày một biến động, thì quyền lợi của bên cho vay được đảm bảo bởi quy định tại điều 305 BLDS về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự. ũng theo Thông tư 01/TTLT nói trên thì khi xét xử các vụ án dân sự về tài sản, T
#ffffff; font-size: 13px;">oà án phải quyết định rõ trong bản án hoặc quyết định là kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự...
Hiện nay, Điều 313 BLDS 1995 được thay thế bởi Điều 305 BLDS 2005, theo đó thì "lãi suất nợ quá hạn" quy định tại khoản 2 Điều 313 được sửa thành "lãi suất cơ bản" tại khoản 2 Điều 305. Do vậy mà kể từ sau khi BLDS 2005 có hiệu lực, phần tuyên trong bản án của tòa án cũng được sửa lại là "lãi suất cơ bản" (Vấn đề này cũng còn được hướng dẫn tại Công văn số 104/KHXX ngày 15/9/1997 của TANDTC).
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!