Chào bác
Trường hợp của bác tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất: Về yêu cầu tuyên văn bản công chứng vô hiệu
Theo quy định tại điều 4 nghị quyết 03/2012 hướng dẫn những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
Điều 4. Về quy định tại khoản 9 Điều 25 và khoản 6 Điều 26 của BLTTDS
1. Trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công chứng cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật và cùng có yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 6 Điều 26 của BLTTDS.
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công chứng tranh chấp với nhau về việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 9 Điều 25 của BLTTDS.
Vậy, vấn đề đặt ra là Nếu toà tuyên văn bản công chứng đó vô hiệu thì Văn phòng công chứng có chịu trách nhiệm gì không?
Theo quy định tại điều điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005:
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền… Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Như vậy, nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan yêu cầu văn bản Công chứng đó vô hiệu và chứng minh được lỗi vô hiệu này do văn phòng công chứng này gây ra thì văn phòng công chứng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu.
Ngược lại, nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan yêu cầu văn bản công chứng đó vô hiệu. Tuy nhiên, không chứng minh được lỗi của văn phòng công chứng vô hiệu thì không có trách nhiệm bồi thường.
Khi toà án tuyên hợp đồng vô hiệu thì các bên sẽ giao nhận cho nhau những gì đã trả.
Thứ hai: Về việc tính án phí.
Đối với việc yêu cầu liên quan đến tuyên văn bản công chứng vô hiệu thì không tính giá nghạch nên mức án phí sẽ là 200.000 đồng (khoản 6 điều 26 Bộ luật dân sự). Còn tranh chấp Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (khoản 9 điều 25) thì án phí được dựa trên cơ sở của giá nghạch.
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:
Giá trị tài sản có tranh chấp
|
Mức án phí
|
a) từ 4.000.000 đồng trở xuống
|
200.000 đồng
|
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng
|
5% giá trị tài sản có tranh chấp
|
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến
800.000.000 đồng
|
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
|
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng
|
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
|
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến
4.000.000.000 đồng
|
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
|
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng
|
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
|
Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Toà án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp án phí sơ thẩm hoặc không phải nộp án phí sơ thẩm.
Trên đây là một vài trao đổi với bác về trường hợp trên.
Trân trọng!
Cập nhật bởi Anlhk33-DLU ngày 27/07/2015 03:47:56 CH
Lỗi
Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.
Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: http://lamchuphapluat.vn/
Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/