Văn hóa xả rác – phải thật mạnh tay

Chủ đề   RSS   
  • #512796 25/01/2019

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Văn hóa xả rác – phải thật mạnh tay

    Trước kia ít người biết rằng cách đây vài chục năm người dân Singapore cũng ý thức rất kém, xả rác, khạc nhổ bừa bãi. Chỉ kêu gọi không chẳng giải quyết được gì, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã phải dùng biện pháp xử phạt rất nặng để răn đe người vi phạm.
     
    Hình thức tố giác người vi phạm đã được sử dụng, để giảm bớt gánh nặng cho nhà nước. Người tố giác sẽ được thưởng 1/2 số tiền nộp phạt. Người vi phạm ngoài bị phạt tiền ra, còn bị phạt đánh một roi, bắt đi lao động công ích 3 tháng (dọn rác, móc cống) và bị đăng hình ảnh của mình trên báo.
     
    Để công bằng, người tố cáo có thể quay video hành vi vi phạm. Ngoài ra, camera theo dõi của các cửa hàng, căn hộ cũng có thể trích đoạn tố cáo người vi phạm.
     
    Mình cho rằng, đã tới lúc Việt Nam phải chung tay xóa bỏ thói quen xả rác. Chúng ta đừng bao giờ đổ lỗi rằng không có thùng rác. Không có thùng rác thì anh chị phải đem rác về nhà mà vứt. Hãy biết tự trọng và làm gương cho trẻ con.Nhiều người chỉ trích người Việt Nam có tâm lý "bầy đàn", nhưng có thực là vậy không? Một anh bạn của mình, người nước ngoài đã bày cho mình sử dụng một phần mềm mà anh tải lậu trên mạng, khi mình ớ ra vì sao một người từ đất nước tiên tiến như vậy lại xài phần mềm lậu thì anh cười xòa và nói: "Tôi được một người bạn khác bày cho đấy, ở Việt Nam xài lậu nhiều quá nên mua làm gì khi mình chỉ cần xài có một lần".
     
    Nếu những người xung quanh bắt đầu làm gì đó, thì bạn cũng sẽ nghiễm nhiên xem đó là điều đúng đắn, các nhà tâm lý gọi hiện tượng này là "bằng chứng xã hội". Bằng chứng xã hội hiện diện ở nhiều nơi và bạn sẽ dễ thấy nó ở một việc mà ai cũng làm hàng ngày: vứt rác. Chúng ta không thể nói rằng người Việt kém ý thức, vì nếu kém ý thức thì vì sao họ lại không vứt rác ở Singapore? Một số người sẽ lập luận rằng do hệ thống pháp luật của Singapore rất nghiêm minh, sẽ xử phạt hành vi vứt rác bừa bãi rất nặng, nhưng tại sao theo quan sát của tôi thì nhiều người Singapore khi sang Việt Nam trong những ngày đầu vẫn tuân thủ quy tắc này dù không ai theo dõi hay phạt họ?
    Nhưng sẽ ra sao nếu không có ai đứng ra nhắc nhở hoặc dọn dẹp sạch rác giúp những người đổ rác bừa bãi kia? Lúc này mình nghĩ cần phải dùng đến luật pháp. Chúng ta đã có luật xử phạt hành vi đổ rác bừa bãi nhưng cách phát hiện như thế nào và xử lý ra làm sao thì nhiều địa phương vẫn còn lúng túng hoặc không tích cực thực hiện. Nếu áp dụng luật một cách cứng nhắc và đột ngột sẽ khiến nhiều người khó chịu và phản ứng mạnh, nên mình nghĩ bước đầu các cơ quan chức năng và truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền về luật mới sau đó mới bắt đầu áp dụng luật dần dần, và đã áp dụng là phải áp dụng thật nghiêm túc. Chẳng hạn như trước đây khi muốn hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm cho người dân, các cơ quan chức năng đã ra quy định phải đội mũ bảo hiểm khi lưu thông ngoài khu vực dân cư, rồi tiến tới áp dụng trên mọi tuyến đường. Giờ đây nếu bạn nói ai đó – người có thói quen đội mũ bảo hiểm hàng ngày - thử chạy xe tốc độ 60 km/h trên một tuyến đường vắng và không có cảnh sát giao thông xem, tôi chắc rằng họ sẽ hỏi mượn bạn chiếc mũ bảo hiểm, đơn giản vì họ muốn bảo vệ tính mạng của họ chứ không phải vì sợ bị phạt.
     
    17519 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    thuytrangak (28/01/2019) giangthingochuong (28/01/2019) hoangyennhi196 (27/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #513873   18/02/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    TruongMinhToan viết:

    Thật sự Singapore có thể áp dụng hình thức xử phạt kia là do nước họ quá nhỏ, hiện nay hầu hết ở đâu cũng có camera, từ ngoài đường đến quán ăn.

    Do đó việc kiểm soát, phát hiện sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Còn VN mình thì ngay cả ở những cột đèn giao thông còn không có đủ camera thì khó mà quản lý được, chưa tính chi phí nếu áp dụng hình thức này quá cao.

    Tiếp theo là về vấn đề tố giác, thật sự đây chưa bao giờ là cách khả thi cả. Ví dụ đơn giản đó là bạn bè, người thân của bạn thì khỏi cần nói rồi, nhưng nếu đó là một người lạ với gương mặt hung dữ thì sao??? Thậm chí và với người tố giác, cũng phải đi chứng mình rồi làm một loạt thủ tục hành chính phức tạp nữa, tốn cả mớ công sức và thời gian.

    Rồi cơ quan có thẩm quyền phải đứng ra giải quyết tranh chấp giữa người tố giác và người bị tố giác.

    Về bản chất, đây chỉ là vấn đề ý thức thôi. Mà đã là ý thức thì phải được "giáo dục", để nó trở thành ý thức tốt. Dần dần, từng thế hệ được giáo dục tốt sẽ truyền những ý thức giữ gìn vệ sinh chung đến những thế hệ trước (chưa được phổ biến). Chỉ có cách phòng bệnh này mới dần cải thiện được tình trạng xả rác bừa bãi hiện tại thôi.

    Điều này có thể đúng là khi xử phạt do có chứng cứ phạt nguội được ghi hình bởi camera vì đất nước họ nhỏ và chi phí đầu tư không nhiều. Nhưng nếu việt nam đầu tư thì mình nghĩ rằng vẫn được, chi phí cao nhưng so với các công trình hay cơ sở hạ tâng thua lỗ hàng nghìn tỷ thì cũng chẳng thấm vào đâu. Cộng thêm như bạn nói việc tố giác giữa người thân, quen, sự nể nả nhau sẽ không ai đi tố giác bạn thân mình cả, đó là do văn hóa cộng đồng và tình cảm là trên hết của người Việt cao hơn so với pháp luật. 

     
    Báo quản trị |  
  • #513869   18/02/2019

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Nói đi nói lại là do ý thức của người Việt quá kém hay là do pháp luật không đủ mạnh để răn đe? Thật sự mà nói thì chắc là do cả hai luôn rồi, ý thức làm việc gì cũng kém: xả rác, tham gia giao thông, xếp hàng,... cộng với việc pháp luật quy định phạt cho hành vi xã rác bừa bãi ở nước mình không đủ để mạnh, thậm chí còn không được truyền tải hết đến mọi người, cứ như thế không biết đến khi nào nước mình mới phát triển được.

     
    Báo quản trị |  
  • #514479   27/02/2019

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    "Văn hóa" xả rác đã ngấm sâu trong "máu" của người dân từ rất lâu. Chính vì vậy dù mạnh tay thì cũng không thể khắc phục được tình trạng mất văn minh đô thị này. Bởi vì việc bắt quả tang thì cũng rất khó, mà dù có bắt được thì họ cũng năn nỉ hoặc chối bay chối biến hành vi đáng xấu hổ của mình. Chưa kể người lớn vứt rác bừa bãi khiến con cháu của họ cũng bắt chước theo.

     
    Báo quản trị |  
  • #514696   28/02/2019

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Mình thấy trên thực tế có nhiều người cực kỳ kém ý thức, riêng về chuyện tiện tay vứt rác ra đường thôi đã nhận thấy được người đó sống rất vô kỷ luật, ý thức và chỉ biết đến quyền lợi của cá nhân, không nghĩ đến việc ảnh hưởng đến những người xung quanh.

     
    Báo quản trị |  
  • #518927   26/05/2019

    Thực tế, mỗi lần mình nhìn thấy 03 chữ "cấm vứt rác" hay "cấm xả rác" ở đâu là y rằng kèm theo bên dưới đó là cả nùi rác. 

    Thiết nghĩ, phải dùng camera ghi lại hình ảnh, cắt dán lên một số địa điểm để một số người phải suy nghĩ lại, tránh xả rác bừa bãi.

     
    Báo quản trị |  
  • #519289   29/05/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con người ta lại quay về với thói quen trước kia.

     
    Báo quản trị |  
  • #519493   30/05/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Mình hoàn toàn đồng ý với ad về vấn đề cần có chế tài nghiêm hơn để xử lý hành vi vứt rác bừa bãi. Người Việt Nam mình thường có tâm lý "cha chung không ai khóc", tức không phải của mình, mình không cần phải giữ gìn. Vứt rác ngoài đường chứ có phải ở nhà tôi đâu mà sợ bẩn, mà ngoài đường thì cũng có người dọn rác rồi, cần gì mà phải gắt lên thế. Xin thưa, vâng! Vứt rác ngoài đường thì có người dọn, nhưng không có nghĩa là bạn được quyền vứt rác bừa bãi. Trong khi bạn đang hưởng thụ vui chơi ở một nhà hàng, quán xá sang trọng nào đó thì những người lao công vất vả dọn cái đống bạn vứt ra ở đường. Bạn vứt ra đường vì đó không phải là nhà mình nên bạn không lăn tăn gì, nhưng đó cũng không phải là bãi rác. Chẳng lẽ, bạn không ý thức được rác là phải vứt vào thùng rác sao? Hãy nghĩ lại xem, lúc con hay em bạn chơi và bày rác bừa bãi khắp nhà, tôi chắc rằng bạn đã từng không dưới một lần hét lên rằng: "Tại sao không bỏ vào thùng rác? Rác là để bỏ vào thùng rác chứ không phải là để vứt trên sàn/giường/ghế salon." Vâng! Bạn dạy con/em bạn như thế là đúng lắm. Vậy rác cũng là để vứt vào thùng đúng quy định chứ không phải là để vứt bừa bãi ra đường, ra sông, ra vỉa hè. Hãy ý thức để làm gương cho con trẻ, để những lời bạn nói ra dạy dỗ chúng không phải là sáo rỗng, và hơn hết, chính là để bảo vệ không gian sống chung luôn xanh - sạch - đẹp.

     
    Báo quản trị |  
  • #521871   27/06/2019

    Thói ích kỉ của người Việt từ hành vi xả rác bừa bãi

    Hành vi xả rác bừa bãi đó chính là thói ứng xử tuỳ tiện của đa số người Việt. Nên cho dù ngoài đường có rất nhiều thùng rác, nhưng vẫn không thể chứa đựng hết thói hư tật xấu, khi mà người ta chỉ muốn sạch nhà mình còn nhà người khác và không gian chung thì mặc kệ, cũng như họ chẳng màng đến sự khó chịu của người khác. Thói ích kỷ đó không chỉ tồn tại qua việc xả rác, tiểu bậy, mà thời gian qua đã có quá nhiều sự việc khiến cho chúng ta chỉ nghĩ thôi cũng phải rùng mình. Ví như chuyện rau quả phun thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật một cách vô tội vạ, thậm chí dùng dầu nhớt để tưới cho rau. Rồi lợn, gà nuôi bằng những loại cám tăng trọng, siêu nạc… Tất cả những thứ đó, người Việt đã quá lạm dụng và biến thức ăn hàng ngày thành thứ “vũ khí giết người” thầm lặng. Hoặc chuyện không chịu nhường đường khi lái xe, hay không tuân thủ theo đèn giao thông..v..v. Rõ ràng, trong ý niệm của những người nhiễm “thói ích kỷ”, không thể nào tồn tại hai tiếng sẻ chia. Họ không coi trọng lợi ích của tập thể hay quyền lợi của người khác. Sẵn sàng thờ ơ với cộng đồng, thờ ơ với những người sống xung quanh. Hơn thế nữa, họ sẵn sàng vì quyền lợi của mình mà bỏ qua lợi ích chung của tập thể, hoặc thậm chí là gây tổn hại cho người khác. Thói xấu này vẫn đang tồn tại như một xu thế của xã hội hiện đại, nhất là khi chủ nghĩa thực dụng lên ngôi. Con người bị cuốn vào vòng xoáy của dành giật, bon chen và những toan tính vật chất. Nơi mà ích kỷ trở thành lối sống của con người thì tình yêu và sự sẻ chia sẽ không còn đất sống.
     
    Báo quản trị |  
  • #521875   27/06/2019

    Thói ích kỉ của người Việt thông qua hành vi xả rác bừa bãi

    Hành vi xả rác bừa bãi đó chính là thói ứng xử tuỳ tiện của đa số người Việt. Nên cho dù ngoài đường có rất nhiều thùng rác, nhưng vẫn không thể chứa đựng hết thói hư tật xấu, khi mà người ta chỉ muốn sạch nhà mình còn nhà người khác và không gian chung thì mặc kệ, cũng như họ chẳng màng đến sự khó chịu của người khác. Thói ích kỷ đó không chỉ tồn tại qua việc xả rác, tiểu bậy, mà thời gian qua đã có quá nhiều sự việc khiến cho chúng ta chỉ nghĩ thôi cũng phải rùng mình. Ví như chuyện rau quả phun thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật một cách vô tội vạ, thậm chí dùng dầu nhớt để tưới cho rau. Rồi lợn, gà nuôi bằng những loại cám tăng trọng, siêu nạc… Tất cả những thứ đó, người Việt đã quá lạm dụng và biến thức ăn hàng ngày thành thứ “vũ khí giết người” thầm lặng. Hoặc chuyện không chịu nhường đường khi lái xe, hay không tuân thủ theo đèn giao thông..v..v. Rõ ràng, trong ý niệm của những người nhiễm “thói ích kỷ”, không thể nào tồn tại hai tiếng sẻ chia. Họ không coi trọng lợi ích của tập thể hay quyền lợi của người khác. Sẵn sàng thờ ơ với cộng đồng, thờ ơ với những người sống xung quanh. Hơn thế nữa, họ sẵn sàng vì quyền lợi của mình mà bỏ qua lợi ích chung của tập thể, hoặc thậm chí là gây tổn hại cho người khác. Thói xấu này vẫn đang tồn tại như một xu thế của xã hội hiện đại, nhất là khi chủ nghĩa thực dụng lên ngôi. Con người bị cuốn vào vòng xoáy của dành giật, bon chen và những toan tính vật chất. Nơi mà ích kỷ trở thành lối sống của con người thì tình yêu và sự sẻ chia sẽ không còn đất sống.
     
    Báo quản trị |  
  • #524133   29/07/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Vấn đề xả rác hiện nay là một vấn đề nhức nhối, chúng ta thường thấy những biển cấm đổ rác hay xả rác thì những nơi này lại nhiều rác nhất, hay ở những ao hồ, sông, kênh thì rác khỏi phải nói, thật sự là ý thức về bảo vệ môi trường đang rất kém và đang mất dần đi giá trị con người bơi những hành vi này.

     
    Báo quản trị |  
  • #524427   30/07/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Một phần của vấn đề này là do ý thức của người dân. Tuy nhiên theo mình văn hóa xả rác cũng bị ảnh hưởng 1 phần bỡi cách sống suốt bao nhiêu năm nay của người dân nước ta: ý thức cộng đồng của chúng ta rất kém, người dân chỉ quan tâm đến những việc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình. Hơn nữa cũng một phần do sự quản lý của Nhà nước, có quy định nhưng không được thực thi một cách  triệt để trên thực tế

     
    Báo quản trị |  
  • #524733   31/07/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Tuy nhiên, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến  là vấn đề nhức nhối của các cơ quan chức năng
    Bảo vệ môi trường là bảo vệ mỗi chúng ta và cả thế hệ sau nữa. Vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp!
     
    Báo quản trị |  
  • #541098   13/03/2020

    Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mỗi người. Tuy nhiên, ý thức từ những việc nhỏ nhất như không xả rác nơi công cộng cũng cần phải có hình phạt thì mới chấp hành thì đây là điều cần báo động về ý thức công cộng của những người luôn tiện tay gửi rác ngay đó rồi đi.

     
    Báo quản trị |  
  • #541107   13/03/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn.

    Vấn đề xả rác hiện nay ở nước ta do “ý thức” mà ra, thay gì mạnh tay xử phạt thì chúng ta nên tuyên truyền vào giáo dục nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân. Đặc biệt là những người nhỏ tuổi mầm non của đất nước.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #542179   29/03/2020

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Muốn một môi trường trong sạch, đảm bảo mỹ quan truớc hết cần phải xử lý được vấn đề rác thải. Việc xử lý rác thải không còn phụ thuộc ở ý thức nữa, bởi từ bao lâu nay dù tuyên truyền, phổ biến thì vấn nạn này vẫn không có nhiều thay đổi. Do đó, việc tăng chế taì xử phạt đối với hành vi xả rác bừa bãi, đổ rác không đúng quy định  là hợp lý và cần thiết.  Thứ nhất, nhằm đảm bảo môi trường trong sách, văn minh và thứ hai, để góp phần giúp những người lao động đỡ nhiều phần vất vả.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #542191   29/03/2020

    Hiện nay không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên Thế Giới đều nhận thấy môi trường là vấn đề quan trọng và quan tâm nhất. Hành vi vứt rác bừa bãi, xả thải không chỉ nằm chung ở ý thức của người dân mà còn là ý thức xử lý rác thải đúng quy trình của các nhà máy. Để đảm bảo cho một môi trường xanh, ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức cũng cần phải có chế tài xử lý thật mạnh, điển hình mà chúng ta có thể học hòi là Singapore. Đừng để "mẹ thiên nhiên" nổi giận.

     
    Báo quản trị |  
  • #552084   18/07/2020

    Việc xả rác bừa bãi, vô ý thức đã không còn là câu chuyện mới, nhất là sau mỗi kỳ nghỉ lễ. Rõ ràng cho dù có tuyên truyền, có hô hào thì đây vẫn là bài toán khiến các nhà quản lý đau đầu vì đó là hành vi nằm ở ý thức của mỗi người. Thế nhưng, cứ phạt thật mạnh tay thì ai cũng sợ

     
    Báo quản trị |  
  • #552126   18/07/2020

    Ngày nay thì mình thấy hành vi này cũng đã đỡ đi nhiều phần rồi, nhưng đâu đó vẫn tồn tại. Việc này nên chấn chỉnh từ phần ý thức chứ xử phạt chưa chắc đã hiệu quả trong hoàn cảnh nước ta hiện tại. Trong nước riêng dây điện là đã che trời rồi, còn thêm mấy trụ camera nữa thì chắc mưa không cần trú đâu nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #552252   19/07/2020

    chỉ xử lý được các chủ cửa hàng, ki-ốt có vi phạm, còn đối với người dân vẫn phải tuyên truyền thêm”. Thực tế, việc xử phạt lâu nay vẫn thường bị “lờ” đi do hai nguyên nhân chính.

    Thứ nhất, cán bộ địa phương chưa thực sự nhận thức hết vai trò, tầm quan trọng của việc xử phạt, cho rằng khó và “lắt nhắt” nên thường “tránh” làm. Thứ hai, cơ chế xử phạt chưa phù hợp, linh hoạt. Việc lập biên bản, rồi đi nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước vừa “nhiêu khê”, vừa khó thực hiện.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552544   23/07/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    MÌnh hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn. Việc xả rác bừa bãi là hành động thiếu văn hóa và không có ý thức cộng đồng. Xã rác bừa bãi gây ô nhiễm đến môi trường. Cần phải có biện pháp nâng cao ý thức cũng như biện pháp thật mạnh để răn đe. Hai biện pháp trên cần phải phối hợp thực hiện với nhau thì việc xả rác bừa bãi mới phần nào được giảm bớt trong cộng đồng.

     
    Báo quản trị |