Tôi có một trường hợp doanh nghiệp vay vốn ngân hàng như sau:
Năm 2007, doanh nghiệp vay dài hạn (05 năm) nhằm mục đích đầu tư nhà máy với giá trị 29 tỷ đồng. Tiếp đó năm 2009, sau khi dự án hoàn tất đầu tư xây dựng, doanh nghiệp tiếp tục được vay bổ sung hạn mức vốn lưu động (vay ngắn hạn) với giá trị 23 tỷ đồng;
Biện pháp bảo đảm bằng toàn bộ TSCĐ: QSD đất của dự án, các công trình và máy móc thiết bị trên đất. Theo giá trị định giá TSBĐ của Ngân hàng là 79 tỷ đồng; giá trị đầu tư thực tế (căn cứ hoá đơn, chứng từ chứng minh được theo quy định của pháp luật/đã được kiểm toán) hơn 80 tỷ đồng.
Do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009, việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, sản xuất không bán được hàng không có tiền để trả nợ ngân hàng và trả lương đầy đủ cho người lao động.
Để thoát khỏi khó khăn, giảm áp lực nợ xấu vốn vay tại Ngân hàng, Ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục giải ngân vốn vay (trong hạn mức) để thanh toán tiền ứng trước của các Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu đầu vào, tuy nhiên có một số Hợp đồng ký hình thức và sau đó là huỷ không thực hiện.
Trước đó, Doanh nghiệp phải vay nóng bên ngoài để trả nợ Ngân hàng và Ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp nhằm mục đích để trả cho các món vay nóng đó (thực chất là đảo nợ).
Đối với phần vay dài hạn đầu tư TSCĐ, doanh nghiệp thực hiện đầu tư đúng và đầy đủ theo yêu cầu của phía Ngân hàng.
Vậy, tôi xin hỏi trường hợp này có dấu hiệu xử lý hình sự hay không? Nếu có thì có khả năng vi phạm vào Tội danh nào theo quy định của Bộ luật hình sự?
Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được lời giải đáp từ Luật sư.
Trân trọng kính thư./.