Vấn đề ly hôn và quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #459790 03/07/2017

    Tam502

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Vấn đề ly hôn và quyền nuôi con

    Xin chào luật sư. 

           Năm nay em 31 tuổi làm nhân viên văn phòng , vợ em 27 tuổi bạn hàng mỹ phẩm ,con gái 19 tháng tuổi, vợ em là người ích kỷ, thương và quan tâm ba mẹ hơn chồng, mặc dù ba vợ là người cờ bạc , dẫn đến việc bán nhà bán cửa khiến cho mẹ, em trai vợ phải chốn nợ theo, 500tr của em để giành mua nhà cũng phải trả nợ dùm ba vợ , mặc dù vậy vợ em vẫn tôn trọng ba cô ấy hết mực , luôn bênh vực gia đình vợ làm em thấy chán ngán ,tien cho gia đình vợ muộn tiền trả nợ thì không sao , đưa tiền cho mẹ em phẫu thuật mở thì vợ em nói tôn kém , em chán ngán cuộc hôn nhân này quá , hiện giờ em có đứa con gái 19 tháng tuổi , em muốn ly hôn vậy, em có thể giành quyền nuôi con không?  gia đình vợ em giờ trên thanh phố không còn ai nữa cha mẹ vợ thì chốn nợ rồi , tiền cha mẹ vợ thiếu em, em không cần lấy lại cũng được , em chỉ muốn lấy lại quyền nuôi dưỡng con gái thời. mong luật sư giúp em với .

     
    11162 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #460561   11/07/2017

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Thông tin của bạn nêu chủ yếu về mối quan tâm của vợ với gia đình cô ấy so với gia đình bạn và đây không phải là yếu tố quyết định trong việc nuôi con. Khi ly hôn, con dưới 3 tuổi thì giao cho mẹ nuôi trừ trường hợp các bên không thỏa thuận khác hoặc mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. 

     

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    Tam502 (01/03/2018)
  • #462306   24/07/2017


    Chào bạn!

    Theo quy định của pháp luật thì con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng khi ly hôn, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Trân trọng!


    Văn phòng Luật sư Hưng Phúc

    LS Nguyễn Thị Thanh Hoàn

    0904 131 699

    Cập nhật bởi LuatsuHungphuc ngày 25/07/2017 10:34:09 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatsuHungphuc vì bài viết hữu ích
    Tam502 (01/03/2018)
  • #464795   16/08/2017

    Quan điểm cá nhân của tôi về tình huống:

    Về quyền nuôi con. 
    Khoản 3, điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
    [..] 
    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Về nguyên tắc:
    Nếu không có gì đặc thù và hai vợ chồng không tự thỏa thuận được về việc ai là người nuôi con trên cơ sở đảm bảo điều kiện về sinh hoạt, giáo dục … tốt nhất cho trẻ, thì mẹ là người đương nhiên được quyền nuôi con.
    . Trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp phải được hiểu rằng mẹ không có thời gian (Vd như đang ở nước ngoài không thể về nước, hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù …) hoặc mẹ không đủ tình trạng sức khỏe (Vd như đang bị bệnh buộc phải cách ly, hoặc tâm thần …).

    Không áp dụng trường hợp mẹ không đủ điều kiện kinh tế để nuôi con khi phân định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, vì đã có nghĩa vụ cấp dưỡng của cha để đảm bảo con đủ điều kiện sinh hoạt bình thường trong trường hợp mẹ có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng.

    - Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, 
    Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên những yêu tố sau:

    + Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

    + Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

    [...]

    Vì vậy nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì :
    - Thứ nhất: bạn phải thỏa thuận với người mẹ về vấn đề nuôi con.
    -Thứ hai: nếu hòa giải không thành người mẹ nhất quyết đòi quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được:
    +Người mẹ không đủ điều kiện nuôi con:tiền (gia đình nhà ngoại đang vỡ nợ, trốn nợ dẫn đến khả năng người mẹ không có đủ kinh tế để vừa nuôi con vừa trả nợ cho nhà ngoại, bằng cách chứng minh khoản thu nhập từ việc bán mỹ phẩm từ người mẹ khả năng sinh lời thấp...)
    +Chứng minh khả năng nuôi con của bạn: 
    Bạn đang làm văn phòng, thu nhâp ổn định, không có bất kì nợ nần gì.
    Thời gian làm việc tại văn phòng theo giờ hành chính cố định nên bạn có rất nhiều thời giờ chăm sóc cho con chơi với con hơn so với công việc không giới hạn thời gian như việc bán mĩ phẩm của người mẹ...

    Trên đây là sơ bộ câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Để có thể có câu trả lời chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp luật sư để có thể cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất. 
     Thực tập viên - Vũ Hùng Tuấn
    CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)
    M: (+84-4) 899. 888 – E: luatvietkim@gmail.com
    Ad: Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungtuan3196@gmail.com vì bài viết hữu ích
    Tam502 (01/03/2018)
  • #464949   18/08/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Chắc mọi người đều biết, sữa Mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất , vệ sinh, an toàn nhất cho trẻ sơ sinh mà không có bất kỳ loại sữa "nhân tạo" nào khác có thể thay thế được dù thuộc loại có giá rất cao. Khoa học đã chứng minh, trẻ sơ sinh không được bú sữa Mẹ là một thiệt thòi rất lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Ngoài ra còn phải chế biến một số loại thức ăn phù hợp cho trẻ ăn dặm cũng như phải kiên nhẫn, dịu dàng, nhẹ nhàng chăm sóc, dỗ dành mỗi khi trẻ đau ốm, quấy khóc. Tất cả những điều vừa nói thì người Cha hoặc không có (sữa) hoặc có nhưng không bằng người Mẹ do đặc thù giới tính (ví dụ người Cha không thể chế biến thức ăn dặm cho con được như người Mẹ...). Chính vì vậy mà khoản 3 điều 81 Luật hôn nhân - gia đình 2014 mới qui định "Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi" chứ không phải ngẫu nhiên.

    Người Cha cần suy nghĩ thấu đáo cho quyền lợi tốt nhất của con mình.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (19/08/2017) Tam502 (01/03/2018)
  • #465297   23/08/2017
    Được đánh dấu trả lời

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn

    Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LTD KIngdom xin được tư vấn cho bạn như sau

    Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

    " 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"

    Trong trường hợp của bạn, con bạn dưới 36 tháng tuổi nên quyền nuôi con thuộc về người mẹ theo luật định. Tuy nhiên, nếu vợ chồng bạn thỏa thuận được với nhau hoặc bạn chứng minh được vợ không đủ điều kiện kinh tế nuôi con thì bạn hoàn toàn có quyền nuôi dưỡng đứa trẻ.

    Trên đây là một số tư vấn đến bạn. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ đến số 02473058789 để được tư vấn rõ hơn.

    V.T.Huê

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    Tam502 (01/03/2018)
  • #467782   15/09/2017

    longnguyen729
    longnguyen729

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 7 lần


    Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con, bạn phải chứng minh được người mẹ của con bạn không đủ khả năng và điều kiện để cho con bạn môi trường sống tốt, trong đó bao gồm về tài chính, giáo dục, tình cảm.

    Công ty Luật TNHH CILAW

    11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM

    0869.008.039 - 097.446.1998 - 090.676.9397

    website: http://cilaw.vn/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longnguyen729 vì bài viết hữu ích
    Tam502 (01/03/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com