Vấn đề liên quan tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội?

Chủ đề   RSS   
  • #65585 27/10/2010

    huyenthanh91

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2010
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 969
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Vấn đề liên quan tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội?

    A dùng súng định giết chết B.Mới bắn 1 phát trúng chân B, thấy B bị thương, A có điều kiện bắn tiếp nhưng A không bắn mà bỏ đi.Kết quả là B chỉ bị thương tích ( tỷ lệ 45%).Hành vi của A có thỏa mãn các điều kiện tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội k?Vì sao? Xác định trách nhiệm hình sự của A

    Cập nhật bởi nguyenbuibahuy ngày 27/10/2010 10:30:29 PM
     
    10261 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65765   27/10/2010

    điều 19  BLHS 1999 quy định
    Điều 19. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
    Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này
    như vậy áp dụng theo quy định của điều 19 thì hành vi của A được xem là tự ý nữa chừng chấm dứt tội phạm bạn ạ và A được miễn trách nhiệm hình sự tội giết người(điều 93)
    Nhưng hành vi của A đã cấu thành tội cố ý gây thương tích theo điều 104 bộ luật hình sự cụ thể là rơi vào khoản 3 và khung hình phạt từ 5 đến 15 năm
    lưu ý ngoài ra A còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hạhf vi sử dụng súng trái pháp luật nữa tuy nhiên do bạn khônn nói rõ súng này do đâu mà có nên mình cũng không rõ
    thân

     
    Báo quản trị |  
  • #65773   27/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    @ #0072bc;">thuviendaihocdalat

    Không cần phải xác định nguồn gốc của khẩu súng cũng định tội được rồi bạn.
    Nếu khẩu súng đó là súng quân dụng thì phạm tội "Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng" (Đ230 BLHS)

    Nếu đó là súng săn, súng hơi, súng tự chế... thì phạm tội "Sử dụng trái phép vũ khí thô sơ" (Đ233 BLHS).
    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #65775   27/10/2010

    thì là 2 tội khác nhau mà làm sao giám quy tội khi chưa có đủ thông tin?
    thân
     
    Báo quản trị |  
  • #65776   27/10/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


           Hành vi của A đã thỏa mãn các điều kiện của t�� ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội vì:

     A đã từ bỏ thực hiện hành vi phạm tội, và việc từ bỏ thực hiện tiếp hành vi phạm tội hoàn toàn do ý chí của A chứ không phải vì một nguyên nhân khách quan nào mà A không có khả năng thực hiện tiếp hành vi. hơn nữa, A đã từ bỏ việc thực hiện hành vi phạm tội một cách dứt khoát (bản thân A biết rằng mình có thể giết chết B nhưng A đã không thực hiện mà đã bỏ đi).

    Do A đã tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội nên theo quy định tại điều 19 BLHS thì A không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 104

         Do A đã dùng súng để thực hiện hành vi phạm tội,
    #c00000;">mà theo quy định tại nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định : “Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”. như vậy, súng (là một loại vũ khí) được xem là hung khí nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 điều 104. mặt khác, tỷ lệ thương tật mà A gây cho B là 45 %; từ đó khẳng định A phải chịu TNHS theo khoản 3 điều 104 BLHS

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
  • #65778   27/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Có chắc là sẽ là trường hợp nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không đó.
    Mình thì mình chia hai trường hợp:

    1. Nếu A có kiểm tra thương tích của B, hoặc tự tin rằng việc mình ko bắn B nữa, vẫn sẽ dẫn đến B chết (có thể là do mất máu do ko có người cứu kịp thời...) thì A vẫn phạm tội giết người, và ko thỏa mãn trường hợp nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. A vẫn sẽ bị truy tố về tội giết người.


    2. Nếu B cho rằng hoặc biết rằng B ko chết với vết thương đó thì A thỏa mãn điều kiện nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Khi đó A bị truy tố về tội cố ý gây thương tích vì hành vi của A vẫn thỏa mãn CTTP của tội cố ý gây thương tích.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #65781   27/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Sorry các bạn!
    Mình có sự nhầm lẫn tý.
    Hành vi sử dụng súng trong topic này không bị xử lý về một tội độc lập nữa. Bởi nó đã là dấu hiệu định khung hình phạt theo khoản 3 Điều 104 BLHS. Chỉ trong trường hợp phạm tội giết người, thì hành vi sử dụng súng mới bị xử lý bằng một tội độc lập.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #65782   27/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    @ Anh BachThanhDC Anh nói  " Bởi nó đã là dấu hiệu định khung hình phạt theo khoản 3 Điều 104 BLHS."  tức là vụ này chỉ là phạm tội cố ý gây thương tích thôi á, em thấy vẫn giết người được mà anh.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #65783   27/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    @ #0072bc;">boyluat
    Trong thực tiễn, suy luận theo cách của em để dẫn đến kết luận có thể phạm một trong hai tội là chính xác và là việc tất yếu phải làm, tránh được sai lầm trong việc xác định tội danh. Anh không hề phản đối.

    Nhưng đây là một bài tập, giả định đặt ra là bắn một phát trúng chân, lại thêm thấy B bị thương. Như vậy, theo anh giả định đã hướng cho SV đi đến nhận định A chắc chắn đã biết rằng vết thương đó (vào chân) không thể gây ra cái chết cho B được. Vậy nên không cần thiết phải đặt thêm giả định như phần "1" mà em nêu trên.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #65784   28/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Phát này em thấy có khi anh sai mất rồi.

    Đây là bài tập, là công cụ rèn luyện lý thuyết cho học sinh, như vậy nên phải nghiên cứu mọi trường hợp có thể xảy ra, kể cả trên lý thuyết chứ không phải chỉ có trong thực tế. Việc bắn vào chân và bị thương như đề bài nói sao có thể coi chỉ dẫn đến trường hợp không thể gây ra cái chết được. Chính vì nó hướng người làm vào giả định đó, nên đây mới là bẫy của đề bài, nếu ko làm đủ các trường hợp xảy ra, sẽ ko được điểm tối đa.


    Mà thực tế, bị thương ko có nghĩa là sẽ ko chết, bắn vào chân ko có nghĩa là sẽ ko chết. Với một khẩu súng bình thường, nếu em đứng gần, hoặc em có tài bắn súng, em bắn vào động mạch chủ ở đùi của anh, đảm bảo chưa đến 1 ph anh có thể chết ngay, nếu em bắn vào chỗ khác ở chân, chỉ cần vũ khí đủ sức công phá, chẳng hạn như AK, thì vết thương gây ra hoàn toàn có thể gây chết vì mất máu, mà ko cần bắn vào động mạch chủ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #65939   28/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    @ #0072bc;">boyluat 
    Lập luận rất tốt. Đến đoạn này thì xin ngã mũ rồi.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #65952   28/10/2010

    tham_nt
    tham_nt

    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    em co thay mot so y kien lai cho rang day khong du cac dieu kien cua tu y nua chung cham dut viec pham toi
    vi khong thoa man dieu kien thu nhat do la viec cham dut khong thuc hien tiep toi pham phai say ra khi toi pham dang o giai doan chuan bi hoac o giai doan chua dat chua hoan thanh.
    anh chi nghi the nao?
     
    Báo quản trị |  
  • #65957   28/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chỉ có thể tự nguyện chấm dứt việc phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. Điều này có nghĩa là khi chỉ có thể là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi hành vi chưa thỏa mãn CTTP.

    Muốn xem có phải là hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không thì phải căn cứ xem hành vi đó đã thỏa mãn CTTP hay chưa, và người thực hiện hành vi có phải là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản hay không.

    Hành vi ở đây không phải ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, cũng ko phải là phạm tội chưa đạt vì nó đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội, nhưng lại không phải là không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Nhưng không thể vì thế mà ta có thể kết luận rằng đây không phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được.
    ~~~
    Bài trước bài này đâu rồi nhỉ ??
    Cập nhật bởi boyluat ngày 29/10/2010 12:14:36 AM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |