Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề người đại diện cho thân chủ?

Chủ đề   RSS   
  • #240397 19/01/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề người đại diện cho thân chủ?

     

    Em xin chào các luật sư nhé!

    Em xin hỏi chút. Em hỏi thẳng luôn vào vấn đề và không lòng vòng, lan man.

    Em vừa nộp đơn khiếu nại về hành vi trái pháp luật của chiến sĩ công an cấp tỉnh thành, và sắp tới có khả năng em được mời đến trao đổi, thảo luận, hòa giải với bên công an, sau đó có thể là dự phiên tòa (nếu không thể hòa giải được). Em muốn có người đại diện, thay em toàn quyền trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của em trước giao dịch hành chính, CÒN EM Ở NHÀ! Em xin được hỏi tại văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết và thống nhất cho vấn đề đại diện này ạ. Em cảm ơn nhiều!

     
    12349 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #240400   19/01/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Xin lưu ý: là em ở nhà trong mọi hoàn cảnh, tình huống bất kỳ!

     
    Báo quản trị |  
  • #240461   19/01/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


     

    Em đã tìm thấy rồi! nhưng em muốn hỏi rõ hơn vì cụm từ "người đại diện hợp pháp". Như thế nào thì được cho là hợp pháp theo luật định? Em cảm ơn nhiều.

     

    LUẬT KHIẾU NẠI

    http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=162374

    Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại

    1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:

    a) Tự mình khiếu nại.

    Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;

    Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hi��n việc khiếu nại;

    b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

    c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

     
    Báo quản trị |  
  • #240500   19/01/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    XIn được trao đổi với bạn như sau:

    Đại diện là việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh một người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện

    Người đại diện hợp pháp gồm: Người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền:

    - Người đại diện theo quy định của pháp luật gồm:

     

    1- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    2- Người giám hộ đối với người được giám hộ;

    3- Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    4- Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    5- Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

    6- Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;

    7- Những người khác theo quy định của pháp luật.

     

    - Người đại diện theo uỷ quyền:

    Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho người khác phù hợp với quy định của Bộ luật này nhân danh mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

    Theo đó, bạn có thể làm văn bản ủy quyền toàn bộ nội dung việc khiếu nại cho người khác có năng lực hành vi dân sự để tham gia việc khiếu nại của mình. Lúc này bạn có thể ở nhà, không tham gia.

    Bạn tham khảo từ điều 148 => 157 Bộ luật dân sự năm 2005. ĐIều 73, 74, 75 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    dinhan46a9 (22/01/2013)
  • #240565   20/01/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Em hỏi về vấn đề đại diện theo ủy quyền trong thủ tục hành chính

     

    Em xin mọi người cho em một điều khoản, văn bản cụ thể quy định về vấn đề ủy quyền cho ai đó đại diện cho mình trong lĩnh vực hành chính (không phải dân sự, tố tụng, kinh doanh), cụ thể hơn là đại diện cho mình, thay mặt mình, ký tên cho mình trong quá trình làm việc trong vấn đề khiếu nại hành chính.

    Em có thể ủy thác cho người đó thay mặt em toàn quyền không? Làm hợp đồng ủy quyền hay làm giấy ủy quyền thì được? Có cần bắt buộc phải công chứng không?

    Bởi vì quả thực em không thể có điều kiện đi nhiều đến các cơ quan chức năng để gặp mặt từng người được! Em cảm ơn nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #240596   20/01/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    Tôi đã ghép chủ đề bạn mới tạo vào chủ đề trước đó để tiện theo dõi.

    Trở lại vấn đề trên, như bài viết bên trên tôi đã trao đổi với bạn. Bạn có thể làm hợp đồng ủy quyền cho người khác có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tham gia khiếu nại thay mình tại các cơ quan. Hợp đồng ủy quyền này có mẫu tại phòng công chứng, Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp của bạn phải có công chứng mới có hiệu lực pháp luật.

    Đây không phải là trường hợp ủy thác như bạn nêu.

    Trường hợp Ủy quyền tham gia trong hành chính, các quy định của pháp luật về ủy quyền tương tự như ủy quyền trong dân sự, bạn tham khảo thêm bài viết bên trên.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #240898   21/01/2013

    dinhan46a9
    dinhan46a9

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn anhminhnguyen!

    Hiện nay thủ tục giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện hành chính được thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2010, đúng như KhacDuy25 đã nói thực sự quy định về đại diện tại Luật tố tụng hành chính và luật dân sự không có gì khác biệt. Về quy định của pháp luật thì tại Điều 56 Luật tố tụng hành chính có quy định về Người đại diện như sau:

    "1. Người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

    2. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính có thể là một trong những người sau đây, trừ trường hợp người đó bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật:

    a) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    b) Người giám hộ đối với người được giám hộ;

    c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp luật;

    d) Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

    đ) Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;

    e) Những người khác theo quy định của pháp luật.

    3. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.

    4. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của đương sự mà mình là đại diện.

    Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính thực hiện toàn bộ các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.

    6. Những người sau đây không được làm người đại diện:

    a) Nếu họ là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;

    b) Nếu họ đang là người đại diện trong tố tụng hành chính cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án.

    7. Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật."

    Ngoài ra không có văn bản pháp luật nào quy định việc đại diện trong tố tụng hành chính phải lập văn bản công chứng, nhưng để tránh việc sách nhiễu của cơ quan hành chính thì bạn nên công chứng văn bản ủy quyền.

    Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dinhan46a9 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (22/01/2013)