Vẫn băn khoăn, nên hay không nên hợp pháp hóa mại dâm

Chủ đề   RSS   
  • #488384 31/03/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Vẫn băn khoăn, nên hay không nên hợp pháp hóa mại dâm

    Trước đây, những ý kiến về xây dựng các chính sách pháp luật về hoạt động mại dâm được đề xuất và nhận nhiều ý kiến trái chiều. Ngày 28/3/2018 vừa qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức buổi hội thảo về "Quan điểm định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm".

    Mại dâm từ xưa được coi là một tệ nạn xã hội tại Việt Nam. Cho đến nay, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống pháp luật về phòng chống mại dâm đã bộc lộ những bất cập không còn phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới, do đó việc xây dựng Luật về phòng, chống mại dâm là rất cần thiết.


    Theo ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH), xu hướng trên thế giới, quyền công dân, quyền con người ngày càng được nâng cao. Hầu hết mại dâm bị cấm ở nhiều quốc gia, nhưng một số chính phủ các nước lại cho rằng nên “hợp pháp hóa” mại dâm để dễ kiểm soát.

    TS Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng: xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu đổi mới thì quan điểm xây dựng Luật về phòng, chống mại dâm cần hướng dần đến công nhận mại dâm là một nghề. Nhà nước nên thừa nhận mại dâm và tổ chức quản lý hoạt động mại dâm trong các khu vực riêng biệt giống như một số quốc gia khác.

    Tuy nhiên đây là vấn đề cần có đánh giá, nghiên cứu một cách nghiêm túc, thấu đáo. Bởi lẽ, tệ nạn mại dâm là một vấn đề xã hội, để giải quyết cần phải có những biện pháp mang tính xã hội, phù hợp trong một thời điểm nhất định. Mặt khác giải quyết vấn đề này cần xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều yếu tố như truyền thống văn hóa Việt Nam.

    Số liệu thống kê cho thấy các nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, mại dâm đóng góp từ 2-14% GDP, và tạo công ăn, việc làm cho hàng triệu lao động khác.

    Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Lập: ở nước ta hiên nay nếu công nhận mại dâm là một nghề nghề thì rất khó, vì đã là nghề thì phải tuân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, phải có giáo trình, chứng chỉ, thang bảng lương... theo quy định.

    Mặc dù Nhà nước luôn nổ lực phòng chống tệ nạn mai dâm, nhưng thực tế, nó vẫn diễn ra một cách tràn lan và không thể kiểm soát. Vì thế, cần có một cơ chế pháp luật khác để có thể kiểm soát hoạt động này để bảo vệ trật tự xã hội và văn hóa Việt Nam.

    Từ đó những quan điểm về có nên hợp pháp hóa mại dâm hay không liên tục được đưa ra và gây nhiều tranh cãi. Điều này là cấp thiết, Nhà nước cần nhất quán quan điểm về hoạt động mại dâm (Cấm hay ko cấm, hợp pháp hóa hay không hợp pháp hóa). 

    Tuy nhiên, việc hợp pháp hóa hoạt động mại dâm cần phải cân nhắc đến thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống cùng với tình hình phát triển thực tế của Việt Nam.

    Dưới góc độ một người tìm hiểu về pháp luật, hãy cho chúng tôi biết quan điểm của bạn. “Có nên hợp pháp hóa hoạt động mại dâm?”

     
    17693 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    hatuyen09 (06/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #488403   31/03/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Đúng là chúng ta đang cố hướng đến việc hội nhập quốc tế và học hỏi kinh nghiệm một số nước, tuy nhiên nếu muốn hợp pháp hóa cũng không phải dễ. Nếu các địa biểu quốc hội muốn hướng tới điều đó thì phải có những lập luận và dẫn chứng cụ thể để việc nên quy định hợp pháp cho hoạt động mại dâm.

    Cá nhân tôi thì thấy về mặt văn hóa có vẻ chưa được ủng hộ cho lắm vì chúng ta vẫn đang nặng về truyền thống văn hóa.

     
    Báo quản trị |  
  • #488409   31/03/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Một số nước đã công nhận vấn đề mại dâm, việc hợp pháp hóa nó cũng là một tín hiệu đáng mừng cho những người hành nghề . Xét đến khía cạnh tại Việt Nam thì cá nhân tôi thấy chưa có những định hướng và đề xuất phù hợp cho việc hợp pháp hóa, tất nhiên ở đây chúng ta cần lộ trình thực hiện. Đến thời điểm chín muồi thì sẽ phù hợp cho việc có quy định

     
    Báo quản trị |  
  • #488793   04/04/2018

    Thachlaw
    Thachlaw

    Male
    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    Hợp pháp mại dâm

    Việt Nam sắp sánh vai với các cường quốc năm châu rồi. Sau khi hợp pháp mại dâm thì hợp pháp đánh bạc luôn. Bảo đảm GDP tăng vùn vụt. 😊😊
     
    Báo quản trị |  
  • #488824   05/04/2018

    mình lại nghĩ nó phù hợp với tinh thần về nhân quyền trong Hiến pháp chứ, người mại dâm cũng là người và như vậy sẽ có cơ chế bảo vệ quyền của họ tốt hơn.

    không phải mặc định xem 1 công việc là nghề thì phải có dạy nghề học nghề, tương tự như xe ôm, xích lô...

    hợp pháp hóa mại dâm không có nghĩa là bỏ ngỏ tình trạng buôn bán phụ nữ. hiện chúng ta chỉ đang đang xem xét trước khi xây dựng 1 cơ chế cụ thể, vì vậy những khó khăn mà mọi người nêu ra có thể được giải quyết khi có cơ chế chính thức. trước đây chúng ta không cho phép nó, vì vậy không quản lý được nó và nó trở thành ngoài pháp luật, không kiểm soát được.

    như hiện nay, khi người mại dâm bị xâm phạm thì hoàn toàn không có cơ chế pháp lý bảo vệ họ, họ chỉ có thể tìm đến các cơ sở xã hội để được an ủi về mặt tinh thần mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #488813   05/04/2018

    Có nhiều quan điểm khác nhau gây tranh cãi những ngày qua nhưng về vấn đề này mình không đồng tình lắm. 

    Vì thứ nhất: khi hợp pháp hóa mại dâm thì đây sẽ được xem là một nghề mà một nghề thì sẽ có nhiều tiêu chí đánh giá nghề rồi đến dạy nghề và học nghề.

    Thứ hai: khi mại dâm được hợp thức hóa thì tình trạng buôn bán phụ nữ có thể sẽ gia tăng, 

     
    Báo quản trị |  
  • #488823   05/04/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Chấp nhận hợp pháp hóa là chấp nhận rủi ro. Bản thân tôi không đồng tình với việc công nhận mại dâm là một nghề. Xét trên bình diện người hoạt động mại dâm thì từ xưa đến nay chúng ta đã không công nhận họ, cứ mặc định giá trị bản thân họ bị xuống cấp thì hà cớ gì còn công nhận sự cái giá trị mà bản thân họ tự mang lại không một ai đón nhận. Điều này sẽ đi ngược lại với Hiến pháp về Nhân quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #488825   05/04/2018

    Không hợp pháp hóa người ta vẫn làm, vậy nên chăng hợp pháp hóa để dễ quản lý, có nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

    Còn nếu muốn cấm hẵn thì nên đưa tội mua dâm, bán dâm vào bộ luật hình sự thì mới có sức răn đe, chứ phạt hành chính thì đâu lại vào đấy

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #488834   05/04/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Vấn đề hợp pháp hóa mại dâm được nói đi nói lại và xào xáo quá nhiều lần nhưng chưa đi tới một thống nhất hay quy định chung nào cả. Như ở Thái Lan, khó có thể nhìn rõ nghề mại dâm ở nước này có hợp pháp hay không, có đến ba đạo luật tại quốc gia này định nghĩa nghề bán thân thể, kích thích ham muốn tình dục hoặc trao đổi cơ thể lấy tiền là bất hợp pháp. Năm 2003, Bộ Tư Pháp của Thái dự định hợp pháp hóa nghề mại dâm để thu thuế và kiểm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nỗ lực chính thức này bất thành vì nhiều giá trị đạo đức truyền thống trong xã hội Thái.

    Nhưng phố đèn đỏ vẫn là phần quan trọng của ngành du lịch, với 6,4 tỷ USD thu được năm 2015. Chính quyền Bangkok, Pattaya từ lâu đã nới lỏng và cho phép các con đường “đèn đỏ” có tên trên bản đồ du lịch.

    Còn ở Việt Nam, với những quan điểm và tuyên bố mạnh mẽ về mại dâm của Cục trưởng thì cách hoạt động mại dâm ở Việt Nam làm mình thấy hơi sợ và bất an của những cô gái đứng đường hay phóng xe trên đường tối ở Sài Gòn. Cho dù nhà quản lý diễn đạt theo cách nào thì mại dâm trên thực tế vẫn là một "nghề" và ước tính sô người bán dâm ở Việt Nam gần bằng Thái Lan năm 2016. Những câu đe dọa về “hình sự hóa” và những nỗ lực ra quân truy quét mang tính tình huống không xóa sổ được sự tồn tại của họ ngay ngày mai. Nhưng họ cũng không có sự đảm bảo an toàn nào nếu tiếp tục như hiện nay. Họ tự xoay xở với nguy cơ dịch bệnh, bị lạm dụng, bị tấn công, bóc lột, buôn bán, không được bảo đảm ở mức cơ bản các tiêu chuẩn về an sinh.

    Vì không được và chưa biết bao giờ sẽ được đưa vào, hay thậm chí bị đưa ra hoàn toàn khỏi “vòng pháp luật”, ngành công nghiệp tình dục ở Việt Nam vẫn để ngỏ nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy. Trong đó, mại dâm trẻ em, mại dâm có bệnh tật, bạo lực tình dục, buôn bán nô lệ tình dục hoàn toàn có nguy cơ phát triển mạnh mẽ ở các góc khuất, giống như từng xảy ra ở Thái trước giai đoạn thừa nhận và quy hoạch phố đèn đỏ.

    Nếu như không thể phân định rạch ròi ngay, giữa một bên là quyết tâm triệt phá đến tận cùng, và một bên là thừa nhận và quản lý những con người này, thì mọi tuyên bố dù sắt đá đến đâu đều chỉ là… lời nói, chỉ kéo dài một cuộc tranh luận vốn đã kéo dài cả thập kỷ.

    Cập nhật bởi DT_DA ngày 05/04/2018 03:32:49 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    Kimhuyentr (05/04/2018)
  • #488851   05/04/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Nếu lập luận rằng hợp pháp hóa mại dâm là một nghề có thể làm tăng GDP, đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho hàng triệu lao động thì thử nghĩ người buôn bán hàng giả hay người buôn ma túy có phải đang lao động và tạo việc làm, tăng thu nhập tương tự hay không? Hàng hóa giả nếu được bán trong các cửa hàng cũng phải đóng thuế như bao hàng hóa khác cũng có thể được xem là nguồn thu cho ngân sách cho nhà nước ? Hay việc sao chép, ăn cắp bản quyền giúp giảm giá thành sản phẩm để cho mọi người sử dụng cũng giúp ích cho xã hội? Vậy những việc làm như thế cũng nên được công nhận sao?

    Cập nhật bởi vyvy2409 ngày 05/04/2018 02:10:03 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (06/04/2018)
  • #488855   05/04/2018

    sự khác biệt cơ bản về giữa bán dâm với hành vi buôn bán ma túy hoặc hàng giả chính là tính nguy hiểm cho xã hội, không phải tự nhiên mà trong Bộ luật Hình sự hiện nay không hề có "Tội bán dâm", nhưng lại có các tội về môi giới và chứa mại dâm. vì vậy, xin đừng đánh đồng các hành vi này với nhau.

    những hành vi xấu có liên quan đến mại dâm lại xuất phát từ việc chúng ta chưa hợp pháp hóa được mại dâm, cụ thể là: ép buộc bằng vũ lực hoặc tinh thần buộc người khác bán dâm, môi giới, bảo kê mại dâm... vì vậy việc hợp pháp hóa mại dâm ít nhất có thể giải quyết được một phần nào đó những tồn tại hiện nay.

    mại dâm đã tồn tại quá lâu rồi và chưa ai xóa bỏ được nó, điều đó xuất phát từ có cầu thì có cung mà thôi, và đó lại thuộc về phần bản năng nguyên thủy nhất của con người, không chỉ đàn ông mà cả phụ nữ cũng vậy. ít nhất, việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ có những tác động tích cực đến kinh tế, chính sách xã hội, quyền con người, thậm chí cả số lượng tội phạm hiếp dâm, tội phạm tình dục...

    Cập nhật bởi tuphapq11 ngày 05/04/2018 02:57:39 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #488866   05/04/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Hợp pháp hóa một “nghề” mà tạo thêm điều kiện cho nhiều ngành nghề khác. Theo mình thấy có nhiều người trong nghề này cũng là mưu sinh và kiếm tiền, nhưng không ít các người đẹp đi thi lấy danh hiệu để tăng giá cao và lập đường dây trọn gói các thú vui thác lọan, kèm theo đó là biết bao nhiêu tệ nạn. Nếu quy mô trở nên rộng lớn và chuyên nghiệp thì ngoài dùng tiền để thỏa mãn thú vui thể xác còn có các tổ chức họat động ăn uống nhậu nhẹt, hút chích, sử dụng chất cấm, chất kích thích…vv thì phải chăng là mở ra thêm một thị trường tốt cho họat động mua bán trái phép nhiều chất cấm khác.

    Theo Viện nghiên cứu Yano, ngành này đã đem lại 3,5 nghìn tỷ yên cho Nhật Bản trong năm 2014. Nhưng đắng cay thay “Mại dâm là công việc bán thời gian thuận tiện nhất mà bạn có thể nghĩ ra”, Shizuka Yamaguchi, y tá 45 tuổi đến từ Kanagawa cho biết. “Là y tá, tôi chỉ kiếm được 10.000 yên mỗi ngày với lịch trình dày đặc. Còn với công việc này, tất cả những gì cần làm là đặt lịch hẹn vào thời gian rảnh và kiếm được nhiều hơn hẳn so với công việc chính”, trường hợp số lượng nữ sinh phổ thông ở Nhật Bản bán dâm cho người lớn hoặc “tình một đêm” với bạn bè để lấy tiền tiêu ngày càng tăng. Điều đó khiến nhiều người lo lắng về giá trị đạo đức, phát triển trí tuệ đang ngày càng đi xuống.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ha2308 vì bài viết hữu ích
    pctadt (07/08/2021)
  • #488868   05/04/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Hợp pháp hóa mại dâm không những không làm cho việc quản lý được tốt hơn mà còn gia tăng nạn buon bán phụ nữ, trẻ em, thúc đẩy buôn bán nô lệ tình dục. Theo PGS.TS Trịnh Văn Tùng – Trưởng khoa Khoa Xã hội học- Trường ĐH KHXH&NV: “Nếu coi mại dâm là một nghề thì phải đáp ứng các yêu cầu của một nghề chuyên nghiệp mà yêu cầu đầu tiên là phải có cơ sở, nhân lực đào tạo. Vậy cơ quan nào, bộ ngành nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm đào tạo nghề này? Ai sẽ là giáo viên?. Mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Không biết các nhà làm luật đã xét đến vấn đề này chưa

     

     
    Báo quản trị |  
  • #488914   06/04/2018

    chuvanduyhn91
    chuvanduyhn91

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Quan điểm tôi ủng hộ hợp thức hóa nghề nhạy cảm này bởi có những ưu điểm sau:

    - Chính quyền dễ quản lý hơn, bảo về quyền lợi những người hành nghề không sợ bị luật rừng bảo kê bóc lột sức lao động.

    - Giảm các bệnh tệ nạn khi đã có khâu quản lý siết chặt

    - Ngân sách nhà nước sẽ có thêm nguồn thu, một số nước hợp thức hóa nghề này ho thu thuế thu nhập rất cao bởi đây là nghề siêu lợi nhuận mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #488917   06/04/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Có thể nói mại dâm không còn là vấn đề xa lạ trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, câu chuyện nên hay không nên hợp thức hóa ngành nghề này vẫn đang được diễn ra xoay quanh nhiều luồng ý kiến trái chiều.

    Để chấp nhận đây là một ngành nghề hợp pháp là điều khó có thể. Mặc dù, cuộc sống ngày càng hiện đại, những định kiến cố hủ, lạc hậu dần dần loại bỏ nhưng để chấp nhận một ngành nghề đi ngược lại thuần phong mỹ tục dân tộc, dùng thân xác để kinh doanh kiếm sống thiết nghĩ không đáng để ủng hộ. Ai cũng có sức khỏe, khối óc để lao động tại sao không thể làm bất cứ ngành nghề nào khác mà vẫn phải là mại dâm. Hơn thế nữa, loại hình này mang lại không ít rủi ro và hệ lụy cho bản thân ngừơi hành nghề.

     

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #488937   06/04/2018

    Ý kiến đồng ý hợp thức hóa mại dâm

    Theo Luật sư Ngô Ngọc Trai
    Gửi cho BBC từ Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 2015

    Lý do nên hợp thức hóa mại dâm:

    + Chăm lo sức khỏe người già: ông cho rằng sức khỏe của người già có liên quan chặt chẽ tới việc có được thỏa mãn tình dục hay không. Ở phương Tây người già sống thọ và sống khỏe vì họ có niềm vui thú tuổi già, họ không gặp nhiều khó khăn để thỏa mãn sinh lý như ở Việt Nam. Ông cho rằng sự nín nhịn chịu đựng và không được thỏa mãn về tình dục có liên quan đến căn bệnh tim mạch và huyết áp của người trung tuổi và cao tuổi ở Việt Nam.

    Theo bài báo ‘Bệnh tim mạch chiếm ¼ số người chết ở Việt Nam’ trên báo điện tử Vietnamnet thì tại Việt Nam, cứ 3 người trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch cướp đi khoảng 200.000 người, chiếm 1/4 tổng số trường hợp tử vong tại Việt Nam.

    Số người chết do bệnh tim và đột qụy nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại. Người già muốn được sống lâu và sống vui, trong khi họ có tiền thì tại sao lại ngăn cấm họ tìm một cô gái trẻ? Về phía những cô gái, họ đã tự nguyện lựa chọn công việc để có thu nhập thì tại sao lại không để họ chăm sóc sức khỏe cho người già? Xã hội nên có cái nhìn khai phóng về vấn đề này.

    + Giữ gìn trật tự xã hội: Vấn đề mại dâm không chỉ giúp cho người già mà còn giúp tháo gỡ các vấn nạn xã hội do người trẻ gây ra. Khi không quan hệ tình dục thì con người dễ ở vào trạng thái kích động ưa bạo lực và theo Luật sư đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng kích động ở người trẻ. Những cô gái bán dâm tự nguyện lựa chọn nghề nghiệp sẽ biết cách giúp thỏa mãn mà vẫn giữ được an toàn khỏe mạnh cho cả hai, từ đó giúp giảm tránh những hành vi tội phạm bột phát do sự thiếu vắng thỏa mãn tình dục gây ra.

    Nhưng xét cho cùng thì phi hình sự mại dâm không phải là cổ súy cho lối sống trụy lạc, mà nó chỉ không ngăn cản tìm kiếm thỏa mãn về tình dục. Theo thời gian từ những thay đổi của luật pháp sẽ dẫn đến thay đổi trong việc làm thói quen, sẽ phát sinh ra những bàn luận, nâng cao và thay đổi nhận thức của cộng đồng.

    Nhiều nước trên thế giới cũng đã trải qua những giai đoạn tranh cãi về vấn đề mại dâm, song sớm hay muộn các xã hội đều dần khoan dung cởi mở cho vấn đề tình dục và dần chấp nhận mại dâm như một hoạt động hợp pháp trong xã hội.

    Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay đang bị coi là mất dân chủ, đời sống ngột ngạt bí bách thiếu tự do, khi đó phi hình sự mại dâm sẽ giúp tăng hàm lượng tự do dân chủ trong đời sống xã hội.

    Việc này nếu làm cũng không ảnh hưởng gì đến quyền lực chính trị của lãnh đạo chính quyền. Ngược lại sẽ nhận được sự ngầm thuận từ người dân và sự tán dương từ cộng đồng quốc tế vốn soi xét từng động thái dân chủ của giới chức trong nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #488938   06/04/2018

    Ý kiến phản đối hợp thức hóa mại dâm

    Theo Ls Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) hợp pháp hóa mại dâm chỉ làm trầm trọng thêm những vấn nạn của nó!

    Mặc dù trước đó ông đã nêu quan điểm đồng tình. Tuy nhiên sau khi tham khảo các tài liệu và có nhiều thời gian suy nghĩ hơn...ông đã thay đổi quan điểm theo hướng phản đối. Ông đưa ra quan điểm của một chuyên ra hàng đầu thế giới về lĩnh vực này để mọi người tham khảo:Tiến sĩ Janice G. Raymond, thuộc Liên minh phòng chống buôn bán phụ nữ quốc tế (CATW), thông qua số liệu thực tế thu thập tại các nước đã hợp pháp hóa mại dâm (Đức, Hà Lan, Úc), cũng như qua phỏng vấn trực tiếp, đã liệt kê 10 thất bại và tác hại của biện pháp hợp thức hóa mại dâm:

    1 - Tạo cơ hội cho bọn ma cô buôn người, thúc đẩy buôn bán nô lệ tình dục. Ví dụ Đức, Thái Lan, Hà Lan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ (đều là những nước có mại dâm công khai) là các điểm đến hàng đầu của tệ nạn buôn người.

    2 - Hợp pháp hóa mại dâm không thể giúp kiểm soát được mại dâm mà chỉ khiến nó lan tràn thêm. Tiền thuế mà nhà nước thu được rất ít, mà phần lớn chui vào túi mafia, trong khi chi phí bỏ ra để duy trì hệ thống "phố đèn đỏ" và y tế cho gái bán dâm, cũng như truy quét các loại tội phạm "ăn theo mại dâm" (như ma túy, trộm cướp...) lại rất lớn. Nhà nước thu được 1 đồng thuế thì lại phải chi ra vài đồng vì những tác hại gây ra.

    3 - Làm gia tăng "mại dâm chui, gái đứng đường" không giấy phép (do gái bán dâm không muốn phải nộp thuế và bị quản lý), kéo theo đó là bạo lực đường phố và làm giả giấy phép. Rốt cuộc lại tồn tại song hành cả "mại dâm hợp pháp" lẫn "mại dâm bất hợp pháp", việc truy quét vẫn cứ phải tiến hành như trước trong khi việc quản lý càng rắc rối hơn (vì khó có thể xác minh gái mại dâm có hay không có giấy phép hành nghề, giấy phép đó là thật hay giả).

    4 - Làm gia tăng nạn mại dâm trẻ em. Không còn sợ bị pháp luật trừng trị, nhiều em bị gia đình bán vào nhà thổ, nhiều em khác sẵn sàng tham gia bán dâm để kiếm tiền tiêu xài khi không được cha mẹ đáp ứng.

    5 - Hợp pháp hóa mại dâm không giúp bảo vệ gái mại dâm, họ vẫn bị đối xử tàn nhẫn. Bởi thực tế, các trùm tội phạm mới là kẻ thực sự điều khiển lĩnh vực này. Các quy định bảo vệ mà chính phủ đề ra chỉ là trên giấy, hiếm khi tồn tại trên thực tế.

    6 - Làm tăng nhu cầu mại dâm. Việc không còn bị pháp luật chế áp, răn đe khiến cho đàn ông (nhất là thanh niên trẻ) không còn lo sợ và càng có nhu cầu mua dâm ở quy mô rộng lớn hơn nhiều, khiến kỷ cương xã hội rối loạn, làm hư hỏng đạo đức thanh thiếu niên và đe dọa hạnh phúc mỗi gia đình.

    7 - Không giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ. Theo thống kê, phần lớn khách hàng nam giới không tuân thủ quy định về an toàn khi quan hệ, gái mại dâm phải chịu đựng để giữ khách mà không hề có cảnh sát nhắc nhở như chính phủ từng hứa hẹn.

    8 - Không tăng cường sự lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ, mà còn khiến nhiều người bị lũ tội phạm (thậm chí gia đình mình) đẩy vào con đường này để kiếm lợi từ thân xác họ.

    9 - Chính các phụ nữ mại dâm đa phần không muốn hợp pháp hóa ngành công nghiệp tình dục. Họ cảm thấy tủi hổ, bị xa lánh khi tên tuổi mình bị thông báo công khai. Họ đều xem đó là con đường nhục nhã, đã tước đoạt sức khỏe, danh dự và cuộc đời họ, và không muốn con em mình lại sa vào con đường này.Đức, Thái Lan, Hà Lan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là những điểm đến ưa thích của bọn buôn người.

    10 - Cuối cùng vị chuyên gia này kết luận: "Hợp pháp hóa mại dâm chỉ làm trầm trọng thêm những vấn nạn của nó. Đó chỉ là sự thoái thác trách nhiệm của các cơ quan chức năng trước những vấn nạn mà mại dâm gây ra cho con người và xã hội".

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimtam1912 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (06/04/2018)
  • #488940   06/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Lý lẽ trong đoạn trích này không đúng. Có rất nhiều nghề hoàn toàn không có trong Luật Giáo dục nghề nghiệp, không bắt buộc phải có giáo trình, không cần chứng chỉ hay thang bảng lương gì hết. Có thể liệt kê ra những nghề như lao công, cửu vạn, bán vé số, hay "sang" hơn là nghề mua bán chứng khoán trên sàn.

    Kimhuyentr viết:

    ...
    Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Lập: ở nước ta hiên nay nếu công nhận mại dâm là một nghề nghề thì rất khó, vì đã là nghề thì phải tuân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, phải có giáo trình, chứng chỉ, thang bảng lương... theo quy định.

    ...

     
    Báo quản trị |  
  • #488942   06/04/2018

    ntdieu viết:

    Lý lẽ trong đoạn trích này không đúng. Có rất nhiều nghề hoàn toàn không có trong Luật Giáo dục nghề nghiệp, không bắt buộc phải có giáo trình, không cần chứng chỉ hay thang bảng lương gì hết. Có thể liệt kê ra những nghề như lao công, cửu vạn, bán vé số, hay "sang" hơn là nghề mua bán chứng khoán trên sàn.

     

    Kimhuyentr viết:

     

    ...
    Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Lập: ở nước ta hiên nay nếu công nhận mại dâm là một nghề nghề thì rất khó, vì đã là nghề thì phải tuân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, phải có giáo trình, chứng chỉ, thang bảng lương... theo quy định.

    ...

     

     

    Cùng quan điểm! Mặc dù ý kiến của bản thân là không ủng hộ việc hợp thức hóa mại dâm nhưng với lý lẻ trên đưa ra để lập luận cho việc không ủng hộ của ông Nguyễn Xuân Lập là chưa thuyết phục lắm. Vì rõ ràng ở Việt Nam có rất nhiều nghề đã là nghề mà không có giáo trình cũng không có thang bảng lương.

     
    Báo quản trị |  
  • #489190   10/04/2018

    Các quan điểm ủng hộ không hợp pháp hóa mại dâm bằng cách nêu ra những vấn đề sẽ tồn tại khi chúng ta hợp pháp hóa mại dâm, nhưng các quan điểm này không thực sự thuyết phục vì những vấn đề đó vẫn ĐANG tồn tại ngay cả khi chúng ra không hợp pháp hóa mại dâm.

    Lại có những quan điểm lo ngại về thiếu cơ chế, chính sách trong khi chúng ta còn chưa bắt tay vào để xây dựng cơ chế, chính sách.

    Theo quan điểm của mình, khi chúng ta đang không hợp pháp hóa mại dâm, buôn người, ma cô, bảo kê, bán dâm "chui"... vẫn đang tồn tại mạnh mẽ hơn bao giờ hết và hợp pháp hóa mại dâm là giải pháp cho những vấn đề này khi mọi thứ được đưa vào những tiêu chuẩn cụ thể.

    Một ví dụ, Trung Quốc không hề hợp pháp hóa mại dâm, nhưng những vấn đề xã hội của nó, đặc biệt là buôn người, luôn luôn phức tạp.

    Làm ơn, tại sao chúng ta nghĩ rằng hợp pháp hóa mại dâm sẽ làm các trùm bảo kê, hoạt động mạnh hơn trong khi hiện nay, người bán dâm bị bảo kê bóc lột, đánh đập chỉ biết cắn răng chịu đựng khi tìm tới các cơ sở xã hội?

     
    Báo quản trị |  
  • #489203   10/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Theo tôi thì tất cả những trao đổi về việc nên hay không nên hợp pháp hóa mại dâm sẽ không bao giờ có hồi kết và không bao giờ có câu trả lời khi mà các bên tham gia thảo luận chưa thống nhất được điểm bắt đầu: Chúng ta muốn giải quyết vấn đề gì khi nói về hợp pháp hay không hợp pháp hóa hóa mại dâm ? Mục tiêu cuối cùng là cái gì ?

     

     
    Báo quản trị |