Vài vấn đề thú vị mong mọi người cùng thảo luận

Chủ đề   RSS   
  • #400826 29/09/2015

    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Vài vấn đề thú vị mong mọi người cùng thảo luận

    Lụm lặt trên mạng thấy có một số vấn đề thú vị liên quan đến pháp lý và có nhiều quan điểm khác nhau. Khongtheyeuemhon đưa lên đây rất mong các thành viên cùng đưa ra ý kiến để thảo luận xem "ngô khoai" thế nào nhé: 

    1. Kiện doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hay chủ doanh nghiệp: DNTN vay vốn ngân hàng bị quá hạn không trả được nợ. Ngân hàng kiện DNTN ra Tòa án thì Tòa án hướng dẫn rằng phải kiện chủ DNTN mới đúng, chứ kiện DNTN là sai đối tượng (lập luận là chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của DNTN). 

    2. Xử lý ra sao: Tiền phúng điếu đám ma có phải là di sản (do người chết để lại) hay không? Nếu là di sản thì chia theo quy định của pháp luật nhưng Nếu không phải là di sản thì khi có tranh chấp thì phải xử lý như thế nào đối với số tiền này?  

    3. Có tội hay vô tội: A quản lý ngân hàng máu của bệnh viện. Sau đó ăn cắp máu đi ra ngoài bán thu lợi được 10 triệu đồng. A bị Công An bắt nhưng sau đó lại được thả ra vì bên Cơ quan Công an cho rằng máu không phải là tài sản nên A không phạm tội trộm cắp tài sản? 

    Quan điểm của mình: 

    1. Kiện DNTN: Vì DNTN vay thì phải kiện DNTN chứ không thể kiện Chủ DNTN được. Mặc dù chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ doanh nghiệp nhưng kiện DNTN là kiện một pháp nhân (loại tranh chấp thương mại), còn kiện chủ DNTN là kiện một cá nhân (loại tranh chấp dân sự) thời hạn giải quyết khác nhau. DNTN đi vay cho hoạt động của doanh nghiệp chứ đâu phải là chủ DNTN đi vay cho cá nhân mình đâu. Xét về chủ thể vay, chủ thể sử dụng tiền, mục đích vay... thì phải kiện DNTN chứ không thể kiện chủ DNTN được.

    2. Tiền phúng điều không phải là di sản vì nó hình thành sau khi cá nhân mất đi và không thuộc về lợi tức phát sinh từ khối tài sản của cá nhân đó (ví dụ như: tiền bản quyền bài hát, tiền bản quyền hình ảnh, tiền cổ tức từ cổ phần...). Pháp luật cũng không có điều chỉnh đối với tiền phúng điếu do vậy khi có tranh chấp (thực tế đã có xảy ra) thì nên phân chia theo phong tục tập quán: ai bỏ tiền ra làm đám ma thì người đó thu lại số tiền tương ứng với chi phí mình đã bỏ ra. Số còn lại gửi ngân hàng chung chủ sở hữu (không thuộc về một cá nhân - con cái nào hết) để làm giỗ chạp, xây mộ phần... hoặc thực hiện các ý nguyện của người chết.  

    3. A có tội, đó là tội trộm cắp tài sản. A đã thu lợi bất chính từ việc "chuyển hóa" số máu mình có được thành tiền là 10 triệu đồng. Trong ý thức của A khi trộm máu là đem bán để lấy tiền xài chứng tỏ rằng A biết mình đang trộm tài sản và sẽ kiếm được tiền từ việc này. Nếu A trộm máu để cứu người, không đem bán thì có thể A sẽ không phạm tội, tùy quan điểm của Cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, quan điểm của mình thì dù là mục đích gì thì A vẫn phạm tội: theo định nghĩa của BLDS: tài sản là "vật có thực", máu là tài sản. Vào nhập viện vẫn phải bỏ tiền ra mua máu đó thôi.    

    Mời các bạn cho ý kiến. 

    Thân,

     

     

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    10607 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (02/10/2015) shin_butchi (29/09/2015) TRUTH (29/09/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #400840   29/09/2015

    vietha8797
    vietha8797

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2011
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 14 lần


    Chào bạn.

    Liên quan đến các vấn đề khởi kiện doanh nghiệp tư nhân hay khởi kiện chủ doanh nghiệp tư nhân, tôi có ý kiến như sau để bạn tham khảo thêm.

    Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 (LDN), doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ Điều 84 của Bộ Luật Dân Sự 2005 (BLDS 2005) về các điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng đủ điều kiện là một pháp nhân (do doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và không thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính doanh nghiệp tư nhân đó). Do vậy có thể khẳng định rằng doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

    Như vậy trong trường hợp bạn khởi kiện doanh nghiệp tư nhân thì bản thân doanh nghiệp này do không có tư cách pháp nhân cũng không thể đứng trước tòa với tư cách là bị đơn dân sự và không thể chịu trách nhiệm để thực hiện bản án của tòa.

    Hơn nữa, căn cứ vào Điều 185.3 LDN thì chủ doanh nghiệp tư nhân mới là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp tư nhân.

    Từ các lý do trên đây theo tôi ý kiến mà tòa đưa ra là phù hợp với các quy định của pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vietha8797 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (29/09/2015) Maiphuong5 (02/10/2015)
  • #400879   29/09/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    vietha8797 viết:

    Chào bạn.

    Liên quan đến các vấn đề khởi kiện doanh nghiệp tư nhân hay khởi kiện chủ doanh nghiệp tư nhân, tôi có ý kiến như sau để bạn tham khảo thêm.

    Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 (LDN), doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ Điều 84 của Bộ Luật Dân Sự 2005 (BLDS 2005) về các điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng đủ điều kiện là một pháp nhân (do doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và không thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính doanh nghiệp tư nhân đó). Do vậy có thể khẳng định rằng doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

    Như vậy trong trường hợp bạn khởi kiện doanh nghiệp tư nhân thì bản thân doanh nghiệp này do không có tư cách pháp nhân cũng không thể đứng trước tòa với tư cách là bị đơn dân sự và không thể chịu trách nhiệm để thực hiện bản án của tòa.

    Hơn nữa, căn cứ vào Điều 185.3 LDN thì chủ doanh nghiệp tư nhân mới là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp tư nhân.

    Từ các lý do trên đây theo tôi ý kiến mà tòa đưa ra là phù hợp với các quy định của pháp luật.

     

    Chào bạn, 

    Cám ơn bạn đã góp ý. Lúc trước thì mình biết là doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nhưng nghe đồn gần đây là theo luật mới thì doanh nghiệp tư nhân đã có tư cách pháp nhân. Không biết là thế nào, nếu không đúng thì xin lỗi mọi người. 

    Còn việc khởi kiện doanh nghiệp tư nhân thay vì khởi kiện chủ doanh nghiệp vì đôi khi có những sự "thay ngựa giữa dòng", nửa chừng bán doanh nghiệp tư nhân cho người khác. Nếu khởi kiện cá nhân thay vì khởi kiện doanh nghiệp thì e rằng không hợp lý. 

    Bạn có thể tham khảo đường link dưới đây. Mình thấy nó trên website của Bộ Tư pháp: 

    http://moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=6542

    Thân,

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    vietha8797 (29/09/2015)
  • #400842   29/09/2015

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Chào bạn Viettha8797,

    Bạn cho mình hỏi là hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và chủ DNTN hay là với DNTN? Nếu là ký kết với DNTN thì sao chủ DN lại là bị đơn được? Nếu là tên chủ DN thì lại là hợp đồng tín dụng được ký kết với NH và cá nhân rồi.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (29/09/2015)
  • #400849   29/09/2015

    vietha8797
    vietha8797

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2011
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 14 lần


    Chào bạn caythongnoel!

    Liên quan đến câu hỏi của bạn mình dẫn một trường hợp (có vẻ không thực sự giống hoàn toàn trường hợp doanh nghiệp tư nhân ký kết hợp đồng với ngân hàng, nhưng có thể nhìn nhận dưới góc độ có thể áp dụng cách hiểu tương tự) để bạn xem xét thêm. 

    Cụ thể trong trường hợp chi nhánh của một doanh nghiệp ký kết hợp đồng với doanh nghiệp khác, khi đó chi nhánh cũng không có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp mẹ mới có tư cách pháp nhân và sẽ chịu mọi trách nhiệm phát sinh hoặc liên quan từ các hợp đồng hay giao dịch mà chi nhánh của doanh nghiệp này đã ký kết với bên khác. Và khi khởi kiện ra tòa, bên bị đơn đương nhiên không phải là chi nhánh mà phải là doanh nghiệp mẹ (chủ thể có tư cách pháp nhân).

    Ở đây dĩ nhiên theo quan điểm của bạn pháp luật có thể có những quy định chưa thực sự phù hợp nhưng chủ thể là bị đơn trong trường hợp này theo quy định của LDN là chủ doanh nghiệp tư nhân chứ không phải là doanh nghiệp tư nhân. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #400863   29/09/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Đồng ý với quan điểm 1, 2 của bạn Khongtheyeuemhon, nhưng còn quan điểm thứ 3, mình lại cùng quan điểm với phía Công an hơn, bởi lẽ, theo Bộ luật dân sự 2005:

    Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản, mình chưa thấy có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc thế nào được xem là vật thuộc là tài sản cả

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 29/09/2015 03:51:32 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #400887   29/09/2015

    vietha8797
    vietha8797

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2011
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 14 lần


    Chào bạn khongtheyeuemhon.

    Cám ơn nội dung trả lời của bạn. Tuy nhiên tôi không đồng tình với nội dung của câu trả lời trên  trang web của Bộ tư pháp.

    Cụ thể , theo quy định tại Điều 187.2 LDN 2014, sau khi bán doanh nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp (trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác)

    Như vậy trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp tư nhân đó vẫn không có tư cách pháp nhân và chủ doanh nghiệp cũ vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ của doanh nghiệp phát sinh từ trước thời điểm chuyển giao doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp mới (nếu không có thỏa thuận khác). Trường hợp này ngân hàng vẫn khởi kiện chủ doanh nghiệp cũ.

    Hơn nữa theo cá nhân tôi, các nội dung trả lời trên website của Bộ chỉ mang tính tham khảo, khó có thể được áp dụng trên thực tế nếu không được rà soát kỹ lưỡng về nội dung.

    Một vài ý kiến để bạn tham khảo.

     
    Báo quản trị |  
  • #400926   30/09/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Kiện chủ DNTN khác với kiện 01 cá nhân!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #400937   30/09/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    nguyenkhanhchinh viết:

    Kiện chủ DNTN khác với kiện 01 cá nhân!

    Kính đề nghị bạn khanhchinh cho thêm dữ liệu đê. Khác là khác thế lào chứ?

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #400928   30/09/2015

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    1. Trả lời trên web của Bộ tư pháp chưa chắc đã chính xác, kể cả trả lời của bộ trưởng bộ tư pháp -  nếu không căn cứ vào quy định của pháp luật, nhất là công ty luật tnhh đại việt này, trả lời sai rất nhiều.

    2. Khi kiện thì lúc nào cũng phải kiện DNTN, vì DNTN là đơn vị giao dịch và thực hiện giao dịch chứ không phải chủ DN, mặc dù người này là đại diện và DNTN không có tư cách pháp nhân.

    3. Khi kiện liên quan đến nghĩa vụ phát sinh trước đây trong trường hợp đã chuyển chủ sở hữu, thì chủ cũ tham gia với tư cách người có quyền lợi / nghĩa vụ liên quan.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (30/09/2015)
  • #401108   01/10/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


     

    1. Trả lời trên web của Bộ tư pháp chưa chắc đã chính xác, kể cả trả lời của bộ trưởng bộ tư pháp -  nếu không căn cứ vào quy định của pháp luật, nhất là công ty luật tnhh đại việt này, trả lời sai rất nhiều.

    Đồng ý với ý kiến này.

    2. Khi kiện thì lúc nào cũng phải kiện DNTN, vì DNTN là đơn vị giao dịch và thực hiện giao dịch chứ không phải chủ DN, mặc dù người này là đại diện và DNTN không có tư cách pháp nhân.

    Trên dân luật cũng có nhiều trường hợp chưa chắc đã chính xác nếu không căn cứ vào quy định của pháp luật 

    3. Khi kiện liên quan đến nghĩa vụ phát sinh trước đây trong trường hợp đã chuyển chủ sở hữu, thì chủ cũ tham gia với tư cách người có quyền lợi / nghĩa vụ liên quan.

    Luật DN 2015:

    Điều 187. Bán doanh nghiệp

    2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

    Nếu không có thỏa thuận (người mua DN, người bán DN và chủ nợ) về việc chuyễn nghĩa vụ thì chủ cũ vẫn phải chịu trách nhiệm.

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oneclicklogin vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (03/10/2015)
  • #400934   30/09/2015

    huannguyen90
    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    Khi tham gia vào quan hệ dân sự : DNTN ký hợp đồng (dù bản chất là chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn)

    Khi tham gia vào quan hệ tố tụng: Chủ DNTN đại diện (ĐIều 185 LDN)

     

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huannguyen90 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (30/09/2015)
  • #401101   01/10/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Đối với trường hợp thứ 3 nếu là bệnh viện công thì A phạm tội "tham ô tài sản". Nếu là bệnh viện tư nhân thì A phạm tội "trộm cắp tài sản". Ngân hàng máu là nơi lưu trữ các túi máu đã qua chiết lọc và dùng để tiếp máu cho bệnh nhân. Việc tiếp máu cũng phải được trả phí và lúc này vô hình chung các túi máu đã "tích luỹ" giá trị (ngay cả tình nguyện hiến máu thì người tình nguyện cũng được bồi dưỡng bằng giá trị hiện vật hoặc tiền). Nói tóm lại máu người cũng được coi là tài sản của bệnh viện và lúc này vẫn có thể định tội danh của A.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (03/10/2015) Maiphuong5 (02/10/2015)
  • #401106   01/10/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    1. Kiện doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hay chủ doanh nghiệp: DNTN vay vốn ngân hàng bị quá hạn không trả được nợ. Ngân hàng kiện DNTN ra Tòa án thì Tòa án hướng dẫn rằng phải kiện chủ DNTN mới đúng, chứ kiện DNTN là sai đối tượng (lập luận là chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của DNTN).

    Theo luật doanh nghiệp 2005:

    Điu 143. Quản lý doanh nghiệp

    3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

    Theo luật doanh nghiệp 2015:

    Điều 185. Quản lý doanh nghiệp

    3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

    Như vậy chủ doanh nghiệp tư nhân mới là người bị kiện và tòa án có thẩm quyền là TA nơi cư trú của chủ doanh nghiệp TN.

    2. Xử lý ra sao: Tiền phúng điếu đám ma có phải là di sản (do người chết để lại) hay không? Nếu là di sản thì chia theo quy định của pháp luật nhưng Nếu không phải là di sản thì khi có tranh chấp thì phải xử lý như thế nào đối với số tiền này?

    Di sản là tài sản của người chết để lại (kể cả tài sản hình thành trong tương lai); do đó tiền phúng điếu không phải là di sản mà là tiền dùng để phục vụ cho việc mai táng, cúng kiến...nên nếu dư thì giao cho người trực tiếp chịu trách nhiệm thờ cúng quản lý, không thể chia vì nếu chia là sử dụng không đúng mục đích của người tặng cho.

    3. Có tội hay vô tội: A quản lý ngân hàng máu của bệnh viện. Sau đó ăn cắp máu đi ra ngoài bán thu lợi được 10 triệu đồng. A bị Công An bắt nhưng sau đó lại được thả ra vì bên Cơ quan Công an cho rằng máu không phải là tài sản nên A không phạm tội trộm cắp tài sản?

    Bỏ qua vấn đề định tội danh, chỉ xem xét đến quan điểm pháp lý "máu" có phải là tài sản?

    "Máu" chảy trong cơ thể mỗi người không phải là tài sản, thậm chí việccá nhân  "bán máu" là hành vi trái pháp luật.

    Tuy nhiên, trong y khoa máu là phương tiện để chữa trị, tương tự Oxy để thở và chỉ được sử dụng sau khi kiểm tra, xử lý, bảo quản trong điều kiện quy định thì đó là tài sản của ngành y tế.

     

     

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oneclicklogin vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (03/10/2015)
  • #401318   03/10/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    oneclicklogin viết:

    1. Kiện doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hay chủ doanh nghiệp: DNTN vay vốn ngân hàng bị quá hạn không trả được nợ. Ngân hàng kiện DNTN ra Tòa án thì Tòa án hướng dẫn rằng phải kiện chủ DNTN mới đúng, chứ kiện DNTN là sai đối tượng (lập luận là chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của DNTN).

    Theo luật doanh nghiệp 2005:

    Điu 143. Quản lý doanh nghiệp

    3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

    Theo luật doanh nghiệp 2015:

    Điều 185. Quản lý doanh nghiệp

    3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

    Như vậy chủ doanh nghiệp tư nhân mới là người bị kiện và tòa án có thẩm quyền là TA nơi cư trú của chủ doanh nghiệp TN.

    2. Xử lý ra sao: Tiền phúng điếu đám ma có phải là di sản (do người chết để lại) hay không? Nếu là di sản thì chia theo quy định của pháp luật nhưng Nếu không phải là di sản thì khi có tranh chấp thì phải xử lý như thế nào đối với số tiền này?

    Di sản là tài sản của người chết để lại (kể cả tài sản hình thành trong tương lai); do đó tiền phúng điếu không phải là di sản mà là tiền dùng để phục vụ cho việc mai táng, cúng kiến...nên nếu dư thì giao cho người trực tiếp chịu trách nhiệm thờ cúng quản lý, không thể chia vì nếu chia là sử dụng không đúng mục đích của người tặng cho.

    3. Có tội hay vô tội: A quản lý ngân hàng máu của bệnh viện. Sau đó ăn cắp máu đi ra ngoài bán thu lợi được 10 triệu đồng. A bị Công An bắt nhưng sau đó lại được thả ra vì bên Cơ quan Công an cho rằng máu không phải là tài sản nên A không phạm tội trộm cắp tài sản?

    Bỏ qua vấn đề định tội danh, chỉ xem xét đến quan điểm pháp lý "máu" có phải là tài sản?

    "Máu" chảy trong cơ thể mỗi người không phải là tài sản, thậm chí việccá nhân  "bán máu" là hành vi trái pháp luật.

    Tuy nhiên, trong y khoa máu là phương tiện để chữa trị, tương tự Oxy để thở và chỉ được sử dụng sau khi kiểm tra, xử lý, bảo quản trong điều kiện quy định thì đó là tài sản của ngành y tế.

    Đồng tình với cả 3 ý kiến của bạn. Chuẩn không cần chỉnh. :>

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #401143   01/10/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Ở vấn đề thứ 1, đây là quan điểm bất nhất của nhà làm luật trước kia, khi luật DN 2005 thì cho phép DNTN thực hiện các hoạt động kinh tế, nộp thuế như một tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng lại không thừa nhận tư cách pháp nhân của DNTN.

    Nếu xét ở luật tố tụng thì rõ ràng tòa án không thể chấp nhận một tổ chức không có tư cách pháp nhân là bị đơn hay nguyên đơn vì tính không rõ ràng trong việc đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm đối với các quyết định đó của tổ chức này.

    Luật DN 2014, đã lờ đi vấn đề DNTN có là tổ chức có tư cách pháp nhân hay không  và chữa cháy bằng cách chỉ đích danh chủ danh nghiệp là người tham gia các hoạt động tố tụng liên quan đến DNTN.

    Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao nhà làm luật không dám cho DNTN có tư cách pháp nhân? nếu cho thì có ảnh hưởng gì?

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (03/10/2015)
  • #401177   01/10/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


     

    Unjustice viết:

     

    Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao nhà làm luật không dám cho DNTN có tư cách pháp nhân? nếu cho thì có ảnh hưởng gì?

     

     

    Chào bạn.

    Luật dân sự:

    Điều 84. Pháp nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    DNTN như chúng ta đều biết là không thỏa mãn điều kiện:"3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;"

    Do đó nếu chấp nhận DNTN là pháp nhân thì hộ kinh doanh cũng vậy nên khái niệm pháp nhân sẽ trở thành:

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Nên không thể phân biệt với cơ quan, tổ chức khác.

    Cập nhật bởi oneclicklogin ngày 01/10/2015 06:53:22 CH

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #401148   01/10/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Ở vấn đề thứ 2, tiền phúng điếu chắc chắn không phải là di sản của người chết. Theo tập quán nó thường được sử dụng để chi dùng cho việc tổ chức ma chay, cúng bái cho đám tang và cúng giỗ sau đó của người chết. Trong trường hợp có tranh chấp, có lẽ tòa sẽ xem nó là tài sản chung của những người  thừa kế của người chết để chia.  

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |