Mình xin bổ sung một ý về tính xã hội của pháp luật. Quan điểm này có vẻ không đúng lắm với giáo trình pháp luật đại cương hay dạy trong trường đại học nhưng mình thấy nó cũng có cái hay nhất định.
Do pháp luật giai cấp thống trị xây dựng nên, và đại diện cho ý chí của giai cấp thống trị nên pháp luật ở giai đoạn đầu khi mới được xây dựng chắc chắn tổn hại lợi ích của nhóm yếu thế mà lợi cho phía cầm quyền; nhưng pháp luật chắc chắn phải được điều chỉnh theo thời gian, nếu không pháp luật sẽ không thể tồn tại lâu được.
Pháp luật phải đúng đắn, phải phân chia lợi ích bình đẳng giữa các nhóm thì mới có thể tồn tại lâu dài và như vậy đồng thời pháp luật cũng sẽ đảm bảo được tính công bằng, nghiêm minh cần có. Điều này đã được thể hiện qua sự diễn tiến về quyền lợi của các giai cấp trong các kiểu pháp luật đã từng tồn tại trong lịch sử.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.