Ủy thác và ủy quyền: khác nhau chỗ nào?

Chủ đề   RSS   
  • #420040 29/03/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Ủy thác và ủy quyền: khác nhau chỗ nào?

    Ủy thác là gì? Ủy quyền là gì? Làm sao để phân biệt khi nào dùng từ “ủy thác”, khi nào dùng từ “ủy quyền”? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ các câu hỏi nêu trên.

    ủy thác và ủy quyền

    Tiêu chí phân biệt

    Ủy thác

    Ủy quyền

    Khái niệm

    Việc giao bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

    Là việc giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có đuợc một cách hợp pháp.

    Chủ thể thực hiện

    - Cá nhân với pháp nhân.

    - Pháp nhân với pháp nhân.

    - Cá nhân với cá nhân.

    Hình thức thực hiện

    Văn bản ủy thác, cụ thể là hợp đồng ủy thác.

    Văn bản ủy quyền, bao gồm:

    - Giấy ủy quyền.

    - Hợp đồng uỷ quyền.

    - Quyết định ủy quyền.

    Nội dung văn bản

    Hợp đồng ủy thác phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, địa chỉ, trụ sở, tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và do các người có đủ thẩm quyền ký kết vào hợp đồng.

    Không có yêu cầu cụ thể về nội dung văn bản, thông thường do 2 bên tự thỏa thuận.

    Thù lao thực hiện

    Bắt buộc phải có.

    (Thông thường là chi phí hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được để thực hiện công việc được ủy thác)

    Chỉ phải trả thù lao nếu 2 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Giới hạn trách nhiệm của bên được giao thực hiện

    Chỉ được làm và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy thác.

    Chỉ được thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.

    Vẫn có trường hợp được phép thực hiện các công việc ngoài phạm vi ủy quyền tuy nhiên phải được sự chấp thuận của bên ủy quyền.

    Hậu quả pháp lý trong trường hợp thực hiện vượt quá giới hạn trách nhiệm

    Tự chịu trách nhiệm về hành vi vượt giới hạn trách nhiệm ủy thác.

    - Hậu quả của hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền (nếu không có thỏa thuận hoặc sự chấp thuận của bên ủy quyền) thì bên đựơc ủy quyền phải tự chịu trách nhiệm.

    - Trường hợp ngoại lệ: bên ủy quyền biết về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng không phản đối.

    Lĩnh vực chủ yếu thực hiện

    Thương mại (mua bán hàng hóa giữa cá nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với pháp nhân), kinh doanh…

    Đất đai, nhà cửa, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân với nhau hoặc các yêu cầu giải quyết việc dân sự, tham gia quan hệ tố tụng khác…

    Luật điều chỉnh

    Luật thương mại 2005

    Bộ luật dân sự 2005

    Từ 01/01/2017, áp dụng Bộ luật dân sự 2015

     

     
    89185 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #420217   31/03/2016

    ntha0302
    ntha0302

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2015
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    sao cái khái niệm ủy thác lại mắc lỗi logic vậy . ủy thác là... ủy thác?

     
    Báo quản trị |  
  • #420226   31/03/2016

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    Mình đã có một vài lần tranh luận với bạn bè và cả sếp về vấn đề ngày: "Cá nhân ủy quyền cho pháp nhân được không?".

    Bạn nguyenanh nói ủy quyền chỉ có cá nhân cho cá nhân theo mình là còn thiếu sót. BLDS 2005 quy định về ủy quyền chỉ nói chung chung nhưng không loại trừ trường hợp cá nhân có thể ủy quyền cho pháp nhân. Tuy nhiên thực tế trường hợp này cũng khá ít và còn đang gây tranh cãi. Mình lấy ví dụ là: một cá nhân ủy quyền cho một công ty luật để bảo vệ quyền lợi cho mình, công ty luật đó lại cử một luật sư ra thực hiện công việc.

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (31/03/2016) nguyenanh1292 (07/04/2016)
  • #420318   01/04/2016

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 100
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Trong trường hợp quyết toán thuế TNCN thì rõ ràng là cá nhân người lao động uỷ quyền cho công ty nơi họ làm việc để quyết toán thuế mà (mẫu 02/UQ-QTT-TNCN , ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày15/6/2015 của Bộ Tài chính) )

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NgoThuyKhanh vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (01/04/2016) nguyenanh1292 (07/04/2016)
  • #420415   02/04/2016

    truongk42
    truongk42

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    Mình theo dõi bài này nhé. Mình xin đưa thêm một khái niệm vào để bạn so sánh giúp mình với hai "ủy" trên nhé: Ủy nhiệm 

    Điều 92 Hiến pháp 2013 có quy định: "Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ."

    Khoản 2 Điều 31 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định: "Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ."

    Cho mình hỏi "ủy nhiệm" là gì với ạ :D

     
    Báo quản trị |  
  • #420856   07/04/2016

    truongk42
    truongk42

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    truongk42 viết:

    Mình theo dõi bài này nhé. Mình xin đưa thêm một khái niệm vào để bạn so sánh giúp mình với hai "ủy" trên nhé: Ủy nhiệm 

    Điều 92 Hiến pháp 2013 có quy định: "Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ."

    Khoản 2 Điều 31 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định: "Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ."

    Cho mình hỏi "ủy nhiệm" là gì với ạ :D

    Có ai so sánh được sự khác nhau giữa hai từ "ủy quyền" và "ủy nhiệm" ko

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongk42 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (07/04/2016)
  • #420886   07/04/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    truongk42 viết:

     

    truongk42 viết:

     

    Mình theo dõi bài này nhé. Mình xin đưa thêm một khái niệm vào để bạn so sánh giúp mình với hai "ủy" trên nhé: Ủy nhiệm 

    Điều 92 Hiến pháp 2013 có quy định: "Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ."

    Khoản 2 Điều 31 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định: "Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ."

    Cho mình hỏi "ủy nhiệm" là gì với ạ :D

     

     

    Có ai so sánh được sự khác nhau giữa hai từ "ủy quyền" và "ủy nhiệm" ko

    Hiểu nôm na như sau: ủy quyền là giao cho người khác thực hiện những công việc, đại diện cho quyền của mình. Còn ủy nhiệm là giao cho người khác thực hiện nhiệm vụ dùm mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Longvigecam (15/06/2016)
  • #420885   07/04/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chào các bạn, cám ơn ý kiến đóng góp của các bạn, như vậy, vẫn có thể xảy ra trường hợp cá nhân ủy quyền cho pháp nhân.

    Vậy có trường hợp nào pháp nhân ủy quyền cho pháp nhân không nhỉ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #420894   07/04/2016

    truongk42
    truongk42

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    nguyenanh1292 viết:

    Chào các bạn, cám ơn ý kiến đóng góp của các bạn, như vậy, vẫn có thể xảy ra trường hợp cá nhân ủy quyền cho pháp nhân.

    Vậy có trường hợp nào pháp nhân ủy quyền cho pháp nhân không nhỉ? 

    Không biết có không nhưng tại khoản 2 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định: "Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp.". Như vậy luật ghi nhận có cả trường hợp cơ quan (pháp nhân) có thể ủy quyền cho cơ quan (pháp nhân) khác quy định chi tiết (?)

     
    Báo quản trị |  
  • #420938   07/04/2016

    Bộ luật dân sự 2015 đến ngày 1/1/2017  mới có hiệu lực mà bạn nguyenanh1292

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QUOCTUANPHILOSOPHY vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/10/2016)
  • #420942   07/04/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Điểm khác nhau cơ bản là nếu làm văn bản ủy quyền thì an tâm là được chấp nhận trong mọi trường hợp, còn làm văn bản ủy thác thì hên xui.

     
    Báo quản trị |  
  • #427823   15/06/2016

    Sẵn đây mọi người có thể cho mình biết quy định nào về việc ủy thác chỉ đc thực hiện từ cá nhân cho pháp nhân và từ pháp nhân cho các nhân mà không có từ cá nhân cho cá nhân? Ủy thác có quy định giới hạn ko? hiện tại mình thấy chỉ có ủy thác mua bán hàng hóa và ủy thác xuất nhập khẩu thôi, ko bjk những lĩnh vực khác như thế nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #440768   07/11/2016

    Longvigecam
    Longvigecam
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (436)
    Số điểm: 3295
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 131 lần


    Chào các bạn

    Trong Luật Thương mại chỉ có hợp đồng ủy thác hàng hóa, còn Bộ Luật Dân sự 2005 không đề cập đến khái niệm này, do vậy khi làm hợp đồng ủy thác đầu tư thì chẳng biết căn cứ theo luật nào.

    Thường thì ủy thác được dùng nhiều trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đầu tư.

    Tại phương Tây, có khá nhiều quỹ tín thác huy động được vốn đầu tư từ công chúng, đưa vốn vào nền kinh tế. 

     

    Tư vấn thủ tục đầu tư dự án, thành lập doanh nghiệp tại Hà nội, Ninh Bình. Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất.

    Cung cấp thông tin doanh nghiệp

    Mobile: 0983973514 Email: hanoilegal@gmail.com

     
    Báo quản trị |