Uỷ thác tư pháp có hết hiệu lực không ?

Chủ đề   RSS   
  • #294907 02/11/2013

    PhanTheTri

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    Uỷ thác tư pháp có hết hiệu lực không ?

    Tôi là nguyên đơn trong một vụ tranh chấp thừa kế có liên quan đến người đang sinh sống ở nước ngoài. Trong thời điểm Tòa sơ thẩm thụ lý để Tòa có văn bản của ý kiến của người đang ở nước ngoài về vụ án, Tòa án có yêu cầu tôi làm Uỷ thác tư pháp và tôi đã thực hiện hoàn tất việc trên. Sau phiên sơ thẩm tôi không đồng ý quan điểm xét xử của Tòa sơ thẩm nên đã làm kháng cáo gửi lên phúc thẩm. Tại phiên phúc thẩm, Tòa đã xét và hủy Bản án sơ thẩm trã về Tòa sơ thẩm xét xủ lại. Tại Tòa sơ thẩm Thẩm phán( Khác) có yêu cầu tôi cần phải làm lại Ủy thác tư pháp mới. Tôi có thắc mắc và hỏi  thì được trả lời " Bộ Ủy thác tư pháp này là của phiên sơ thẩm trước, bây giờ xét xử lại phải làm lại" Tôi thắc mắc không có một vụ việc gì sai trái về bộ Ủy thác tư pháp đã làm trong suốt quá trình 2 phiên Tòa  vừa qua, người nước ngoài không hề có sự thay đổi ý kiến đối với Ủy thác tư pháp đã nộp. Vì việc làm Ủy thác tư pháp mất khá nhiều thời gian & tiền bạc nửa.Thật sự việc cần phải làm lại Ủy thác tư pháp này có cần thiết không ? Và lý do nêu trên của Thẩm phán là có đúng không ? Xin chân thành cảm ơn !

     
    6006 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #295333   04/11/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!

    Trong trường hợp hợp này thì án sơ thẩm bị hủy nên làm lại từ đầu.

    Tuy trước đây đã ủy thác tư pháp rồi nhưng đến thời điểm xét xử sơ thẩm lại thì phải ủy thác để xem xét lời khai, ý kiến của người liên quan trong vụ án.

    Bạn nói rằng: Người nước ngoài không hề thay đổi ý kiến, thì có văn bản, giấy tờ nào thể hiện điều này. Nếu họ vẫn giữ quan điểm như lần trước thì họ có thể làm đơn có hợp thức hóa lãnh sự gửi đến Tòa án về ý kiến của mình.

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #295342   04/11/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Có thể có sự nhầm lẫn trong sử dụng ngôn ngữ ở đây vì ủy thác tư pháp phải là yêu cầu xuất phát từ cơ quan có thẩm quyền của VN, theo quy định tại Luật tương trợ tư pháp, chứ không phải từ cá nhân công dân VN. 

    Và khi đã có kết quả ủy thác thì đây là bằng chứng để tòa dựa vào đó để ra phán quyết (bất kể xử phúc thẩm hay xét xử lại ở cấp sơ thẩm do bị hủy án).

    Nó khác với ủy quyền tham gia tố tụng của người sinh sống ở nước ngoài. (Thật ra một số thẩm phán linh động nếu văn bản ủy quyền nêu rõ thời hạn, phạm vi ủy quyền thì cũng không yêu cầu các bên phải làm lại văn bản ủy quyền này).

    Thân

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #295349   04/11/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Unjustice viết:

    Chào bạn,

    Có thể có sự nhầm lẫn trong sử dụng ngôn ngữ ở đây vì ủy thác tư pháp phải là yêu cầu xuất phát từ cơ quan có thẩm quyền của VN, theo quy định tại Luật tương trợ tư pháp, chứ không phải từ cá nhân công dân VN. 

    Và khi đã có kết quả ủy thác thì đây là bằng chứng để tòa dựa vào đó để ra phán quyết (bất kể xử phúc thẩm hay xét xử lại ở cấp sơ thẩm do bị hủy án).

    Nó khác với ủy quyền tham gia tố tụng của người sinh sống ở nước ngoài. (Thật ra một số thẩm phán linh động nếu văn bản ủy quyền nêu rõ thời hạn, phạm vi ủy quyền thì cũng không yêu cầu các bên phải làm lại văn bản ủy quyền này).

    Thân

    Chào Unjustice!

    Thì việc ủy thác này là từ Tòa án mà. Người tham gia tố tụng chỉ có việc đóng tiền ủy thác hoặc ra bưu điện gửi thư thôi.

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #295437   05/11/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hì hì, tối về nghĩ lại thì có lẽ là nội dung ủy thác lần trước làm chưa đầy đủ (vì thế mới bị hủy án) nên phải làm lại. Làm lại là theo ý này chứ không phải là tái xác nhận. Nếu đúng như thế thì chủ topic phải làm lại thôi chứ không có cách nào khác.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |