Ủy quyền tham gia thỏa thuận chia thừa kế quyền sử dụng đất?

Chủ đề   RSS   
  • #571261 13/05/2021

    Ủy quyền tham gia thỏa thuận chia thừa kế quyền sử dụng đất?

    Ngày 11/05/2021, Cụ hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư Pháp có Văn bản số: 1439/BTP-HTQTCT trả lời phản ánh của Bà Trần Thị Huyền Trang liên quan tính hợp pháp của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
    Nội dung trả lời như sau:
    - Do trong nội dung phản ánh không nêu đầy đủ thông tin vụ việc và không có hồ sơ gửi kèm nên Bộ Tư pháp không có cơ sở để xác định tính hợp pháp của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
    - Về việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền đại diện phân chia di sản thừa kế: Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và các văn bản hướng dẫn thi hành (các văn bản có hiệu lực tại thời điểm chứng thực - năm 2012) không có quy định hạn chế việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền, do vậy, việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền đại điện phân chia di sản thừa kế là không trái quy định.
    = = = = = = = = =
     
    Theo quan điểm của tôi, đề nghị Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ tư pháp xem xét, đính chính lại nội dung trả lời tại Công văn nêu trên. 
     
    Bởi vì:
    1/ Điều 48 Nghị định số: 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ có quy định:

    "Điều 48. Công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền  
    1. Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng.
    Trong trường hợp bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không thể cùng đến một cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực, thì bên ủy quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của họ công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền; bên được uỷ quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi họ thường trú hoặc tạm trú có thời hạn công chứng, chứng thực tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền.
    2. Việc ủy quyền không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì không phải lập thành hợp đồng ủy quyền mà có thể được lập thành giấy ủy quyền và chỉ cần người ủy quyền ký vào giấy ủy quyền." 
     
    2/ Khoản 4 Điều 4 Luật đất đai 2003 qui định Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức ... thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất....
     
    3/ Điểm a Khoản 1 Điều 174 Bộ luật dân sự 2005 qui định “Bất động sản là các tài sản bao gồmĐất đai”.
    Điều 733 Bộ luật dân sự 2005 qui định “Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai".
     
    4/ Khoản 2 Điều 48 Nghị định số: 23/2015/NĐ-CP, ngày 16 tháng 02 năm 2015 quy định:
    "2. Nghị định này thay thế:
    Nghị định số: 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
    Các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Nghị định số: 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực."

     

    Cập nhật bởi minhquan1999 ngày 13/05/2021 05:43:37 CH do sơ xuất, cop paast thiếu
     
    2649 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhquan1999 vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (13/05/2021) ThanhLongLS (13/05/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #571276   13/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn minhquan1999,

    Vấn đề khá hay nhưng bạn nên nói rõ hơn quan điểm của bạn là cần đính chính những nội dung nào trong Văn bản trả lời của Bộ tư pháp nhé.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #571291   14/05/2021

    Đọc nội dung đăng tải tại địa chỉ:

    https://dichvucong.gov.vn/p/phananhkiennghi/pakn-detail.html?id=56468

     
    Báo quản trị |  
  • #571292   14/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Tôi cố tình hỏi lại bạn là để xem qua đó bạn có tự phát hiện mình sai hay không, chứ đọc bài viết của bạn (đặc biệt nội dung tô đậm) là tôi đã hiểu bạn muốn "xem xét đính chính" nội dung gì. Đáng tiếc là bạn vẫn không phát hiện mình sai.

    Ủy quyền trong trường hợp này được thực hiện năm 2012 thì phải áp dụng Nghị định số 79/2007/NĐ-CP có hiệu lực tại thời điểm đó để giải quyết. Nội dung trả lời của Bộ tư pháp là đúng pháp luật vì điều 17 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không có qui định hạn chế việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền.

    Năm 2012 các quy định về chứng thực bản sao, chữ ký trong Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực đã hết hiệu lực và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP chưa ra đời, cho nên bạn căn cứ vào đó để đề nghị Bộ tư pháp "xem xét đính chính" lại là sai. 

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/05/2021) ntdieu (15/05/2021) NguyensoaiD36 (22/05/2021)
  • #571297   15/05/2021

    1. Nội dung công dân phản ánh, kiến nghị, hỏi, đề nghị giải đáp là :

    ".... Nhưng cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã gây phiền hà và nói rằng: Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế lập giữa ông Trần Văn Thành và anh Trần Văn Đức chứng thực tháng 10/2012 là không hợp pháp, bởi vì việc ủy quyền cho người khác thỏa thuận phân chia thừa kế chuyển quyền sử dụng đất không được dùng Giấy ủy quyền mà phải dùng Hợp đồng ủy quyền. Việc Phòng tư pháp huyện năm 2011 đã căn cứ vào Giấy ủy quyền để ký chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế là không đúng qui định pháp luật.

    Tôi thấy cán bộ tiếp nhận hồ sơ giải thích như vậy là đã gây phiền hà cho người dân, bởi vì Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế lập giữa ông Trần Văn Thành và anh Trần Văn Đức là đại diện theo Giấy ủy quyền của ông Trần Văn Đạt đã được Phòng tư pháp chứng thực từ năm 2012 và vẫn đang có hiệu lực.

    Tôi mong cơ quan Bộ tư pháp giải đáp giúp tôi được rõ: Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế lập giữa ông Trần Văn Thành và anh Trần Văn Đức là đại diện theo Giấy ủy quyền của ông Trần Văn Đạt đã được Phòng tư pháp huyện ký chứng thực từ tháng 10/2012 có hợp pháp hay không ? Căn cứ vào qui định cụ thể nào mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký biên động đất đai lại nói rằng Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế lập giữa ông Trần Văn Thành và anh Trần Văn Đức lập tháng 10/2012 là không hợp pháp ?"

     

    2. Công dân không hỏi là "Về việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền đại diện phân chia di sản thừa kế có trái quy định hay không".

    Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhquan1999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/05/2021)
  • #571299   15/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Do cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai cho rằng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản (VBTT) không hợp pháp vì việc ông Đạt ủy quyền cho ông Đức thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất bằng Giấy ủy quyền là không đúng qui định, phải bằng Hợp đồng ủy quyền mới đúng. Như vậy, trường hợp này công dân hỏi VBTT có hợp pháp hay không thì phải xem xét Giấy ủy quyền có đúng qui định của pháp luật hay không mới trả lời được.

    Văn bản trả lời của Bộ tư pháp nói rõ cần nắm đầy đủ thông tin (trong đó có thông tin về Giấy ủy quyền) và có hồ sơ để nghiên cứu toàn diện mới khẳng định được tính hợp pháp của VBTT, do chỉ được cung cấp thông tin về Giấy ủy quyền nên Bộ chỉ trả lời việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền này không trái qui định, tức Giấy ủy quyền hợp pháp là phù hợp. Đọc Văn bản trả lời của Bộ, nghiên cứu theo tư duy Luật sẽ hiểu Bộ không khẳng định VBTT hợp pháp vì không có đầy đủ thông tin và hồ sơ để nghiên cứu toàn diện nhưng nếu "có ai" cho rằng VBTT không hợp pháp chỉ vì lý do dùng Giấy ủy quyền thì đó là quan điểm sai do Giấy ủy quyền trong trường hợp này không trái qui định.

    Như vậy Bộ tư pháp vẫn trả lời đúng câu hỏi của công dân nên không có gì cần phải sửa đổi, đính chính. 

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #571301   15/05/2021

    1. Phán ánh, hỏi, đề nghị giải đáp:

    Tôi mong cơ quan Bộ tư pháp giải đáp giúp tôi được rõ: Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế lập giữa ông Trần Văn Thành và anh Trần Văn Đức là đại diện theo Giấy ủy quyền của ông Trần Văn Đạt đã được Phòng tư pháp huyện ký chứng thực từ tháng 10/2012 có hợp pháp hay không ? Căn cứ vào qui định cụ thể nào mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký biên động đất đai lại nói rằng Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế lập giữa ông Trần Văn Thành và anh Trần Văn Đức lập tháng 10/2012 là không hợp pháp ?"

    = = = = = = = = =

    2. Điều 24 của Nghị định số: 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007, qui định “Nghị định này … thay thế các quy định về chứng thực bản sao, chữ ký trong Nghị định số: 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.

    Các qui định về chứng thực bản sao, chữ ký trong Nghị định số: 75/2000/NĐ-CP được qui định cụ thể tại “Chương VII.  CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC BẢN SAO GIẤY TỜ, CHỮ  KÝ CỦA CÁ NHÂN  VÀ CÔNG CHỨNG BẢN DỊCH  GIẤY TỜ”, cụ thể là được qui định ở tại các Điều 55 và 56.

    3. Liên quan đến Công chứng, chứng thực “Hợp đồng, giao dịch”, Nghị định số: 75/2000/NĐ-CP tác ra thành Chương, Mục riêng và qui định rất cụ thể tại “Chương VI. CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH ; Mục II. NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC MỘT SỐ HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH”, trong đó “Điều 48 qui định về Công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền” và “Điều 52  qui định về Công chứng, chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản”.

    Các qui định tại Điều 48 và 52 hết hiệu lực theo qui định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định số: 23/2015/NĐ-CP, ngày 16/02/2015 “Nghị định này thay thế Các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Nghị định số: 75/2000/NĐ-CP”.

    4. Khoản 4 Điều 4 Luật đất đai 2003 qui định “Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức ... thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất...”. Điểm a Khoản 1 Điều 174 Bộ luật dân sự 2005 qui địnhBất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai”. Điều 733 Bộ luật dân sự 2005 qui địnhThừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai".

    Theo qui định trên thì việc ủy quyền ký “Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng” phải được lập thành hợp đồng ủy quyền.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhquan1999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/05/2021)
  • #571307   15/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Từ đầu tôi đã nói vấn đề khá hay, thực tế đang diễn ra đúng như tôi phỏng đoán, sau khi tôi cố tình đối đáp bằng những lập luận khiến bạn không dễ đồng ý nhưng cũng khó phản bác, những gì bạn thể hiện cho thấy bạn có nghiên cứu sâu vấn đề nhưng bạn hiểu Luật không đúng.

    Như bạn nói, khi Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ra đời thì chỉ những qui định về chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký như điều 55 và điều 56 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP mới hết hiệu lực, những nội dung còn lại của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực. Do đó, căn cứ khoản 1 điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP thì việc ủy quyền "để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng.".

    Trường hợp này ông Công chết để lại đất (BĐS) cho 2 con là ông Thành và ông Đạt, việc ông Thành và ông Đạt lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản QSDĐ là thỏa thuận phần được hưởng của mỗi người là bao nhiêu, như vậy ông Đạt ủy quyền cho ông Đức ký Văn bản thỏa thuận này là ủy quyền "để nhận chuyển quyền" đất từ ông Công sang cho ông Đạt  hưởng thừa kế chứ không phải ủy quyền "để chuyển quyền" SDĐ của ông Đạt cho người khác, do đó không được căn cứ khoản 1 điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP để nói Giấy ủy quyền giữa ông Đạt và ông Đức là trái pháp luật vì căn cứ pháp luật này qui định việc ủy quyền "để chuyển quyền" mới bắt buộc phải lập thành Hợp đồng ủy quyền chứ không qui định việc ủy quyền "để nhận chuyển quyền" bắt buộc phải lập thành Hợp đồng ủy quyền.

    Theo tôi thì vị "cán bộ tiếp nhận hồ sơ" trong câu chuyện này và bạn đã bị nhầm lẫn giữa "chuyển quyền""nhận chuyển quyền" nên mới có quan điểm rằng Giấy ủy quyền trong trường hợp này là trái qui định, từ đó nếu bạn đề nghị Bộ tư pháp đính chính Văn bản trả lời theo hướng xác định Giấy ủy quyền trái qui định nên Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cũng trái pháp luật là không có cơ sở.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #571310   15/05/2021

    Thởi điểm năm 2012, Điều 48 và Điều 52 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đang có hiệu lực, phải áp dụng.
     
    Nôi dung tôi góp ý đề nghị đính chính cũng như nội dung Công dân đã không phản ánh, kiến nghị, đề nghị giải đáp "Kông có bất kỳ một câu từ nào Đề nghị giải thích Giấy ủy quyền trong trường hợp này có đúng qui định của pháp luật hay không ? Không có bất kỳ câu từ nào Đề nghị Bộ tư pháp đính chính Văn bản trả lời theo hướng xác định Giấy ủy quyền trái qui định nên Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cũng trái pháp luật là không có cơ sở".
     
    TÓM LẠI:
     
    Không thể đánh đồng khái niệm
     
    Tôi mua xe ô tô hợp pháp, Đăng ký chính chủ, Có giấy phép lái xe còn hạn sử dụng ...."
     
    THÌ CÓ NGHÃI LÀ
     
    "Tôi được sử dụng xe ô tô để tham gia giao thông, được đi vào đường ...cấm ... tương tự .... như ... Xe cứu thương, cứu hỏa ....." 
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhquan1999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/05/2021)
  • #571311   15/05/2021

    TRÍCH NGYÊN VĂN NỘI DUNG BẠN “TranTamDuc.1973” ĐÃ BÌNH LUẬN:

    Trường hợp này ông Công chết để lại đất (BĐS) cho 2 con là ông Thành và ông Đạt, việc ông Thành và ông Đạt lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản QSDĐ là thỏa thuận phần được hưởng của mỗi người là bao nhiêu, như vậy ông Đạt ủy quyền cho ông Đức ký Văn bản thỏa thuận này là ủy quyền "để nhận chuyển quyền" đất từ ông Công sang cho ông Đạt  hưởng thừa kế chứ không phải ủy quyền "để chuyển quyền" SDĐ của ông Đạt cho người khác, do đó không được căn cứ khoản 1 điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP để nói Giấy ủy quyền giữa ông Đạt và ông Đức là trái pháp luật vì căn cứ pháp luật này qui định việc ủy quyền "để chuyển quyền" mới bắt buộc phải lập thành Hợp đồng ủy quyền chứ không qui định việc ủy quyền "để nhận chuyển quyền" bắt buộc phải lập thành Hợp đồng ủy quyền.

    Theo tôi thì vị "cán bộ tiếp nhận hồ sơ" trong câu chuyện này và bạn đã bị nhầm lẫn giữa "chuyển quyền" và "nhận chuyển quyền" nên mới có quan điểm rằng Giấy ủy quyền trong trường hợp này là trái qui định, từ đó nếu bạn đề nghị Bộ tư pháp đính chính Văn bản trả lời theo hướng xác định Giấy ủy quyền trái qui định nên Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cũng trái pháp luật là không có cơ sở.

    TRÍCH NGUYÊN VĂN ĐOẠN CÂU HỎI PHẢN ÁNH CỦA CÔNG DÂN

    Tháng 9 năm 2012, hai người con là ông Trần Văn Thành và ông Trần Văn Đạt thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế diện tích 800m2 đất mà ông bà nội tôi để lại thừa kế. Ông Trần Văn Thành và Trần Văn Đạt thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế cho mỗi người được quyền sử dụng một nửa bằng 400m2. Tuy nhiên, do ông Trần Văn Đạt đi làm ăn xa ở Cà Mau không thể về có mặt tại Bắc Giang để trực tiếp đến Phòng tư pháp của huyện Tân Yên ký xin chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế được và ông Trần Văn Đạt đã làm Giấy ủy quyền lại cho con trai là anh Trần Văn Đức làm đại diện cho ông Trần Văn Đạt cùng với ông Trần Văn Thành đến Phòng tư pháp huyện ký xin chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế.”

    CHỐT HẠ ĐỂ ĐẦU TƯ THỜI GIAN ĐI THAM GIA CHỐNG DỊCH COVID.19

    - Theo phản ánh của công dân thì Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế có nội dung:

    + Ông Thành đồng ý cho ông Đạt được nhận 400m2 trong tổng số 800m2 đất thừa kế

    + Ông Đạt do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền đồng ý cho ông Thành được nhận 400m2 trong tổng số 800m2 đất thừa kế

    - Vậy thì ông Đạt do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền có thực hiện giao dịch “Để chuyển quyền” hay chỉ thực hiện giao dịch “Để nhận chuyển quyền” ?

    CHẤM HẾT.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #571313   15/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

     

    minhquan1999 viết:

     

     CHỐT HẠ ĐỂ ĐẦU TƯ THỜI GIAN ĐI THAM GIA CHỐNG DỊCH COVID.19

    - Theo phản ánh của công dân thì Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế có nội dung:

    + Ông Thành đồng ý cho ông Đạt được nhận 400m2 trong tổng số 800m2 đất thừa kế

    + Ông Đạt do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền đồng ý cho ông Thành được nhận 400m2 trong tổng số 800m2 đất thừa kế

    - Vậy thì ông Đạt do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền có thực hiện giao dịch “Để chuyển quyền” hay chỉ thực hiện giao dịch “Để nhận chuyển quyền” ?

    CHẤM HẾT.

     

     

    Hay lắm, vậy là sắp có kết quả cuối cùng rồi. Tôi nói để nhận chuyển quyền, cụ thể là ông Đạt nhận chuyển quyền 400m2 đất của ông Công để lại thừa kế cho ông Đạt. Bạn nào nói để chuyển quyền thì đề nghị nói rõ để chuyển quyền QSDĐ của ai.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 15/05/2021 08:32:33 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #571312   15/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Tôi cũng nói năm 2012 điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP được áp dụng nhưng áp dụng cho trường hợp ủy quyền "chuyển quyền" chứ không áp dụng cho trường hợp ủy quyền "nhận chuyển quyền". Tôi đã lập luận việc ông Đạt ủy quyền cho ông Đức là ủy quyền để "nhận chuyển nhượng" nên không áp dụng điều này, còn bạn chỉ nói "Thởi điểm năm 2012, Điều 48 và Điều 52 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đang có hiệu lực, phải áp dụng." nhưng không lập luận được việc ông Đạt ủy quyền cho ông Đức là ủy quyền để "chuyển nhượng" BĐS của ông Đạt nên ý kiến này của bạn không thuyết phục.

    Theo trình bày của Công dân thì cán bộ nhận hồ sơ cho rằng nguyên nhân khiến Văn bản thỏa thuận không hợp pháp là "đã căn cứ vào Giấy ủy quyền để ký chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế là không đúng qui định" , vị cán bộ này còn giải thích thêm nguyên nhân của nguyên nhân là "bởi vì việc ủy quyền cho người khác thỏa thuận phân chia thừa kế chuyển quyền sử dụng đất không được dùng Giấy ủy quyền mà phải dùng Hợp đồng ủy quyền". Thế nhưng vị cán bộ này lại không đưa ra cơ sở pháp lý để chứng minh ý kiến của mình là có căn cứ nên công dân mới nhờ Bộ tư pháp giải đáp : "Căn cứ vào qui định cụ thể nào mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký biên động đất đai lại nói rằng Văn bản thỏa thuận ... là không hợp pháp ?", đồng nghĩa nhờ giải đáp qui định nào không cho dùng Giấy ủy quyền trong trường hợp này do không đúng qui định, tức nhờ giải đáp tính hợp pháp (đúng hay không đúng qui định pháp luật) của Giấy ủy quyền, vì hợp pháp thì được dùng còn không hợp pháp thì không được dùng. 

    Như vậy công dân có nhiều câu chữ nhờ Bộ tư pháp giải đáp Giấy ủy quyền trong trường hợp này có đúng qui định của pháp luật hay không chứ không phải "Kông có bất kỳ một câu từ nào", có thể do bạn không biết xâu chuỗi các nội dung trình bày của công dân để xác định vấn đề cốt lõi của họ, hoặc có nhưng xác định sai vấn đề cốt lõi. Chuyện này trong nghề Luật rất quan trọng, bởi có nhiều khách hàng trình bày cả buổi nhưng không có một "câu từ" rõ ràng nào về vấn đề cốt lõi, ví dụ chị A đến gặp Luật sư nhờ tư vấn đơn phương ly hôn với chồng, chị khóc lóc, vật vã hàng giờ nhưng "câu từ" chỉ là sợ hãi vì hay bị chồng đánh đập, là không hợp nhau ...v...v.... hoàn toàn không có bất kỳ một "câu từ" mô tả anh chồng có kích thước Dương vật quá lớn, khi hành sự lại thô bạo khiến chị đau đớn đến hoảng sợ nên luôn tìm cách tránh né mà chị càng tránh né, anh càng thô bạo, vũ phu do không được thỏa mãn và đó mới là vấn đề cốt lõi.

    Còn về phía bạn, bài trước tôi chỉ nói "NẾU bạn đề nghị Bộ tư pháp đính chính Văn bản trả lời theo hướng xác định Giấy ủy quyền trái qui định nên Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cũng trái pháp luật là không có cơ sở.", NẾU nghĩa là giả định bạn nhé. Nhưng, căn cứ kết luận tại bài thứ 4 của bạn rằng "Theo qui định trên thì việc ủy quyền ký “Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng” phải được lập thành hợp đồng ủy quyền." thì tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn có đề nghị Bộ tư pháp đính chính theo hướng nào khác.

    Tóm lại chúng ta không nên dài dòng nữa, bạn muốn đề nghị Bộ tư pháp đính chính như thế nào, cơ sở pháp lý là gì cứ khẳng định cụ thể để cần thiết thì bàn tiếp. Riêng chuyện đánh đồng khái niệm hay đánh tráo khái niệm gì đó thì bạn yên tâm, tôi rất không thích những người sử dụng chiêu trò này, theo tôi người không tự tin vào năng lực của bản thân mới phải sử dụng chiêu trò đó, nhưng bạn thì cần lưu ý, khoản 1 điều 48 Nghị định số 75/200/NĐ-CP qui định cho ủy quyền "để chuyển nhượng" cho nên ai nói nó qui định luôn cho ủy quyền "để nhận chuyển nhượng" là đánh đồng, đánh tráo khái niệm rồi đó.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (16/05/2021)
  • #571314   15/05/2021

    Khoản 1 Điều 48 nghị định 75 đây

    Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng."

    CÒN ĐÂY:

    "Trường hợp này ông Công chết để lại đất (BĐS) cho 2 con là ông Thành và ông Đạt, việc ông Thành và ông Đạt lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản QSDĐ là thỏa thuận phần được hưởng của mỗi người là bao nhiêu, như vậy ông Đạt ủy quyền cho ông Đức ký Văn bản thỏa thuận này là ủy quyền "để nhận chuyển quyền" đất từ ông Công sang cho ông Đạt  hưởng thừa kế chứ không phải ủy quyền "để chuyển quyền" SDĐ của ông Đạt cho người khác, do đó không được căn cứ khoản 1 điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP để nói Giấy ủy quyền giữa ông Đạt và ông Đức là trái pháp luật vì căn cứ pháp luật này qui định việc ủy quyền "để chuyển quyền" mới bắt buộc phải lập thành Hợp đồng ủy quyền chứ không qui định việc ủy quyền "để nhận chuyển quyền" bắt buộc phải lập thành Hợp đồng ủy quyền.

    Theo tôi thì vị "cán bộ tiếp nhận hồ sơ" trong câu chuyện này và bạn đã bị nhầm lẫn giữa "chuyển quyền" và "nhận chuyển quyền" nên mới có quan điểm rằng Giấy ủy quyền trong trường hợp này là trái qui định, từ đó nếu bạn đề nghị Bộ tư pháp đính chính Văn bản trả lời theo hướng xác định Giấy ủy quyền trái qui định nên Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cũng trái pháp luật là không có cơ sở."

    VÀ ĐẤY:

    "...khoản 1 điều 48 Nghị định số 75/200/NĐ-CP qui định cho ủy quyền "để chuyển nhượng" cho nên ai nói nó qui định luôn cho ủy quyền "để nhận chuyển nhượng" là đánh đồng, đánh tráo khái niệm rồi đó."

    TÔI NGHĨ:

    Sự thật bao giờ cũng là sự thật, pháp luật là pháp luật, sự thật thì con Rắn không có Chân. Làm họa sỹ đừng vì sỹ mà vẽ thêm Chân vào làm mầu.

     

    Cập nhật bởi minhquan1999 ngày 15/05/2021 09:29:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #571319   16/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Pháp luật là Pháp luật nhưng không phải ai cũng hiểu đúng tinh thần của Pháp luật. Hãy chứng minh ông Đạt ủy quyền cho ông Đức là ủy quyền chuyển nhượng QSDĐ của ông Đạt để được áp dụng điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, không chứng minh được thì thừa nhận sai, đừng vì sỹ mà cứ “làm mầu” bằng cách vòng vo, tránh né.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #571321   16/05/2021

    Pháp luật về đất đai hiệu lực trước 01/7/2014 đây

    Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức ... thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất...”.

    Pháp luật về đất đai có hiệu lực từ 01/7/2014 đây

    Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.

     “Giao dịch về quyền sử dụng đất là trường hp các bên liên quan thực hiện việc chuyển đổi hoặc chuyển nhượng hoặc tặng cho hoặc cho thuê, cho thuê lại hoặc thừa kế hoặc thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.

    = = = = = = = = = = = = = = = = = =

    Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đây

    Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng”.

    = = = = = = = = = = = = = = = = = =

    THEO PHẢN ÁNH CỦA CÔNG DÂN THÌ:

    Di sản, Tài sản của người chết để lại thừa kế theo pháp luật là diện tích 800m2 đất. Trên cơ sở đó, ông Thành và ông Đạt (do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền) thỏa thuận phân chia mỗi người được nhận 400m2 đất trong tổng số 800m2 đất.

    NHƯ VẬY XÁC ĐỊNH:

     

    1. Ông Thành tham gia giao dịch về việc thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế với hai mục đích:

    Thứ nhất là: Để nhận chuyển quyền sử dụng diện tích 400m2 đất;

    Thứ hai là: Để chuyển quyền sử dụng diện tích 400m2 đất trong tổng diện tích 800m2 đất đứng tên cụ Công sang cho ông Đạt (do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền).

     

    2. Ông Đạt (do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền) tham gia giao dịch về việc thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế với hai mục đích:

    Thứ nhất là: Để nhận chuyển quyền sử dụng diện tích 400m2 đất;

    Thứ hai là: Để chuyển quyền sử dụng diện tích 400m2 đất trong tổng diện tích 800m2 đất đứng tên cụ Công sang cho ông Thành.

    - Nếu như ông Thành và ông Đạt do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền thỏa thuận phân chia, giao cho ông Đạt do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền được nhận toàn bộ diện tích 800m2 đất, thì có thể ông Đạt do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền chỉ tham gia xác lập giao dịch là “để nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

    = = = = = = = = = = = = = = = = = =

    Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP:

    Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây: d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”.

    Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP:

    “1. Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số: 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; 2. Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền; b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp; c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa; d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội. 3. Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịc”.

    Văn bản trả lời của Bộ tư pháp tại File đính kèm dưới đây:

    https://dichvucong.gov.vn/pfiles/2021/03/10/2021-03-10_08-43-44_3fec1ee702ec89f0_ck_54174_0.PDF

    ======

    CÙNG 1 Điều 48 NĐ 75,

    CÙNG 1 NGƯỜI NÓI RA

     

    Nhưng ……..

     

    TRÊN THÌ "Để nhận chuyển quyền"

    Nguyên văn đây "Trường hợp này ông Công chết để lại đất (BĐS) cho 2 con là ông Thành và ông Đạt, việc ông Thành và ông Đạt lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản QSDĐ là thỏa thuận phần được hưởng của mỗi người là bao nhiêu, như vậy ông Đạt ủy quyền cho ông Đức ký Văn bản thỏa thuận này là ủy quyền "để nhận chuyển quyền" đất từ ông Công sang cho ông Đạt  hưởng thừa kế chứ không phải ủy quyền "để chuyển quyền" SDĐ của ông Đạt cho người khác, do đó không được căn cứ khoản 1 điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP để nói Giấy ủy quyền giữa ông Đạt và ông Đức là trái pháp luật vì căn cứ pháp luật này qui định việc ủy quyền "để chuyển quyền" mới bắt buộc phải lập thành Hợp đồng ủy quyền chứ không qui định việc ủy quyền "để nhận chuyển quyền" bắt buộc phải lập thành Hợp đồng ủy quyền".

     

    DƯỚI THÌ  "Để chuyển nhượng"

    Nguyên văn đây “Riêng chuyện đánh đồng khái niệm hay đánh tráo khái niệm gì đó thì bạn yên tâm, tôi rất không thích những người sử dụng chiêu trò này, theo tôi người không tự tin vào năng lực của bản thân mới phải sử dụng chiêu trò đó, nhưng bạn thì cần lưu ý, khoản 1 điều 48 Nghị định số 75/200/NĐ-CP qui định cho ủy quyền "để chuyển nhượng" cho nên ai nói nó qui định luôn cho ủy quyền "để nhận chuyển nhượng" là đánh đồng, đánh tráo khái niệm rồi đó”.

    = = == =

    Ai đúng, Ai sai, Ai làm màu .... thì .... Đầu gối cũng biết

    Cập nhật bởi minhquan1999 ngày 16/05/2021 09:59:23 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #571322   16/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    minhquan1999 viết:

    NHƯ VẬY XÁC ĐỊNH:

    1. Ông Thành tham gia giao dịch về việc thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế với hai mục đích:

    Thứ nhất là: Để nhận chuyển quyền sử dụng diện tích 400m2 đất;

    Thứ hai là: Để chuyển quyền sử dụng diện tích 400m2 đất trong tổng diện tích 800m2 đất đứng tên cụ Công sang cho ông Đạt (do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền).

    2. Ông Đạt (do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền) tham gia giao dịch về việc thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế với hai mục đích:

    Thứ nhất là: Để nhận chuyển quyền sử dụng diện tích 400m2 đất;

    Thứ hai là: Để chuyển quyền sử dụng diện tích 400m2 đất trong tổng diện tích 800m2 đất đứng tên cụ Công sang cho ông Thành.

    - Nếu như ông Thành và ông Đạt do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền thỏa thuận phân chia, giao cho ông Đạt do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền được nhận toàn bộ diện tích 800m2 đất, thì có thể ông Đạt do anh Đức đại diện theo Giấy ủy quyền chỉ tham gia xác lập giao dịch là “để nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

    = = = = = = = = = = = = = = = = = =

    Đến đây thì bạn đã chấp nhận ông Đạt ủy quyền cho ông Đức để nhận chuyển quyền 400m2 của ông Công để lại nhưng chỉ mới chấp nhận 1/2 vì bạn cho rằng đồng thời ông Đạt cũng ủy quyền cho ông Đức chuyển quyền 400m2 còn lại của ông Công sang cho ông Thành. Ông Đạt được nhận đất của ông Công để lại theo qui định của Pháp luật về thừa kế thì không bàn nữa, nhưng việc ông Đạt (do ông Đức đại diện theo ủy quyền) được quyền chuyển quyền đất của ông Công cho ông Thành thì qui định ở đâu ? Pháp luật có qui định 1 người được quyền chuyển quyền đối với đất của người khác nữa sao ?

    Trước đây bạn không thừa nhận, bây giờ thừa nhận được một nửa, tức một nửa cái "đầu gối" đã lộ diện, hãy chứng minh tiếp điều bạn mới nói (ông Đạt - do ông Đức đại diện theo ủy quyền - được quyền chuyển quyền đất của ông Công cho ông Thành) để một nửa còn lại của cái "đầu gối" lộ diện luôn đi.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #571323   16/05/2021

    ôi trời

    mỏi hết hai đầu gối

    chuyển quyền và nhận chuyển quyền diện tích đất người chết để lại thừa kế theo pháp luật nhé. Nếu một trong hai ông không tham gia giao dịch thỏa thuận phân chia thì ai nhận chuyển quyền, ai chuyển quyền

    ông Đạt nhận chuyển quyền hay ông Thành nhận chuyển quyền 

    tóm lại tôi đọc bằng hai đầu gối mà thấy mỏi

    Viết bằng chữ Việt Nam, đọc bằng tiếng Việt Nam đây:

    Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.

     “Giao dịch về quyền sử dụng đất là trường hp các bên liên quan thực hiện việc chuyển đổi hoặc chuyển nhượng hoặc tặng cho hoặc cho thuê, cho thuê lại hoặc thừa kế hoặc thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.

     

     

    Cập nhật bởi minhquan1999 ngày 16/05/2021 10:50:19 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #571324   16/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Thiệt là xót xa, bạn hãy ngồi đọc cho đầu óc được thoải mái, đừng quỳ đọc nữa, vừa mỏi hai đầu gối lại vừa khiến đầu óc bị ảnh hưởng.

    Tôi hỏi "được quyền chuyển quyền đất của ông Công cho ông Thành thì qui định ở đâu ? Pháp luật có qui định 1 người được quyền chuyển quyền đối với đất của người khác nữa sao ?" và bạn trả lời "chuyển quyền ........ diện tích đất người chết để lại thừa kế theo pháp luật nhé", hoàn toàn bằng chữ Việt đó, đáng tiếc bạn lại "làm mầu" vòng vo, tránh né.

    Tôi viết lại bằng chữ Việt theo cách rõ ràng hơn nữa, hy vọng bạn sẽ hiểu mà không vòng vo. Bạn nói "chuyển quyền ........ diện tích đất người chết để lại thừa kế theo pháp luật nhé", vậy hãy cho biết Pháp luật mà bạn nói là điều mấy trong Văn bản qui phạm pháp luật nào ?

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #571325   16/05/2021

    đúng là xót xa

    nguyên văn đây rồi

    "...như vậy ông Đạt ủy quyền cho ông Đức ký Văn bản thỏa thuận này là ủy quyền "để nhận chuyển quyền" đất từ ông Công sang cho ông Đạt  hưởng thừa kế..." ?

    Đó chính là câu trả lời cho "Nhận chuyển quyền" và "Chuyển quyền"

     mấy cái đoạn làm màu này tự nhiên nó chui tọt xuống dưới gầm bàn, chui mãi xuống dưới đầu gối, nó cứ hiện ở trước  đầu gối để đầu gối đọc, mỏi

    không biết ai quỳ, sai không lên tiếng phê bình, hãy đi bằng đôi chân, đừng thấy Bộ mà đi bằng đầu gối

    Cập nhật bởi minhquan1999 ngày 16/05/2021 11:41:13 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #571326   16/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Tôi viết lại bằng chữ Việt theo cách rõ ràng hơn nữa, hy vọng bạn sẽ hiểu mà không vòng vo. Bạn nói "chuyển quyền ........ diện tích đất người chết để lại thừa kế theo pháp luật nhé", vậy hãy cho biết Pháp luật mà bạn nói là điều mấy trong Văn bản qui phạm pháp luật nào ? Bạn không đưa ra được cơ sở pháp lý để chứng minh cho điều mình nói là có căn cứ thì bạn chỉ là "nói suông" (cách nói của dân Luật) hoặc "cãi ngang ba làng cãi không lại" (cách nói dân gian).

    Trong xã hội có nhiều người trình độ chưa đủ nhưng thích thể hiện, khi bị "bắt giò" lâm vào thế bí thì cãi ngang, nói lấy được, không cần chứng minh bằng qui định của Pháp luật. Chuyện đơn giản mà rất nhiều người không học Luật cũng hiểu là chỉ có người có QSDĐ mới được chuyển quyền SDĐ của mình (tự chuyển hoặc chuyển thông qua người đại diện hợp pháp) cho người khác mà bạn còn chưa hiểu thì làm gì bạn đủ trình độ "cao hơn một cái đầu" để phê bình Bộ, nhất là Bộ có tên là Bộ tư pháp !? Về việc này, hiện bạn không đi bằng đầu gối, cũng không đi bằng đôi chân mà bạn đang bay trên chín từng mây viễn vông.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    NguyensoaiD36 (22/05/2021)
  • #571327   16/05/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Đất của ông Công thì khi còn sống chỉ có ông Công được quyền chuyển quyền theo qui định tại khoản 1 điều 167 Luật đất đai 2013 (tương ứng khoản 1 điều 106 Luật đất đai 2003). Còn khi ông Công chết, nếu có Di chúc thì đất của ông được chuyển quyền cho người khác theo Di chúc (di chúc này cũng phải do chính ông Công lập khi còn sống), không có di chúc thì đất của ông Công được chuyển quyền cho người khác theo pháp luật, gọi là thừa kế theo pháp luật, như vậy từ khi ông Công chết và không để lại di chúc thì Pháp luật là người duy nhất được quyền chuyển quyền 800m2 đất của ông Công cho những người thuộc hàng thừa kế thứ 1 của ông, ngoài Pháp luật ra không có ai được quyền này minhquan1999 nhé.

    Tuy quyền được hưởng thừa kế của ông Thành, ông Công đã phát sinh từ khi ông Công chết nhưng không phải tự nhiên họ được nhận thừa kế. Muốn nhận thừa kế, tùy theo tình trạng có tranh chấp hay không mà họ cần phải thực hiện thủ tục luật định tương ứng, trong đó phải lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một thủ tục luật định dành cho trường hợp không có tranh chấp nên ông Thành và ông Đạt phải thực hiện để được nhận đất của ông Công để lại cho hai ông theo phần của từng người do các ông tự thỏa thuận.

    Như vậy, ông Đạt ủy quyền cho ông Đức ký Văn bản thỏa thuận phân chia di sản là ủy quyền để nhận chuyển quyền đất từ ông Công cho ông Đạt theo hình thức thừa kế nên ông Đạt lập Giấy ủy quyền cho ông Đức là hợp pháp vì khoản 1 điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP chỉ cấm lập Giấy ủy quyền cho trường hợp để chuyển quyền, không cấm trường hợp để nhận chuyển quyền.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 16/05/2021 01:34:57 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (16/05/2021) NguyensoaiD36 (22/05/2021)