Nếu lấy số lượng người ly hôn để cân đo đong đếm tỷ lệ hạnh phúc liệu có khách quan? Tỷ lệ ly hôn ngày càng cao chứng tỏ cuộc sống hôn nhân ngày càng trở nên kém hạnh phúc hơn???
Ở bài viết này, mình xin đưa ra quan điểm cá nhân: "Tỷ lệ ly hôn cao chứng tỏ con người ngày càng hạnh phúc hơn"
1/ Xưa:
Ngày xưa thậm chí đến khi cưới, có nhiều cặp vợ chồng còn chưa biết mặt nhau, thế rồi họ cũng ăn đời ở kiếp với nhau, còn thế hệ trẻ bây giờ yêu đương sâu đậm, cưới về được đôi ba năm lại ly hôn.
Thế nhưng, người xưa sở dĩ ít ly hôn là vì họ cố cam chịu:
Về kinh tế, phụ nữ thời xưa thường không có việc làm nên phải sống dựa dẫm chồng, không dám ly hôn vì sợ không còn chỗ dựa. Đồng thời, dưới cái nhìn nặng nề của dư luận xã hội, phụ nữ không dám ly hôn vì sợ bị hàng xóm cười chê, gia đình quở phạt.
Quan điểm”trọng nam khinh nữ” khiến cho xã hội bất công: đàn ông có lầm lỗi thì được tha thứ, “quay đầu là bờ”, còn phụ nữ có lầm lỗi thì khó được chấp nhận nên. Hơn nữa, cha mẹ thường áp đặt, buộc con gái phải sống hy sinh cho chồng con, dù khổ thế nào cũng không được ly hôn vì sợ con cái khổ sở. Do vậy, phụ nữ không thoát ra được, dù không hạnh phúc cũng phải cắn răng mà cam chịu
2/ Nay:
Còn phụ nữ ngày nay có học thức, có việc làm, tự lập, tự làm chủ được cuộc sống kinh tế của mình. Và phụ nữ bắt đầu đòi hỏi sự công bằng.
Mình không nói là phụ nữ thời nay không biết hy sinh, mà ngược lại họ tiến bộ hơn, nên sự hy sinh của họ có giá trị hơn, họ biết mình hy sinh vì cái gì, có đáng để hy sinh hay không. Họ không như phụ nữ xưa, bị xã hội áp đặt phải hy sinh để rồi không biết mình sống vì cái gì.
Do đó, mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của họ được nâng cao là dĩ nhiên.
3/ Kết:
Dĩ nhiên không ai phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn, nhất là về vấn đề "con cái", tuy nhiên "mưu cầu hạnh phúc" là quyền của con người. Dù bạn có là cha hay mẹ, bạn cũng là con người, bạn cũng chỉ sống 01 lần, trải qua 01 lần tuổi trẻ.
Cố gắng dung hòa giữa trách nhiệm và cái tôi cá nhân để ít nhất là không nhìn lại đời mình bằng chữ "tiếc" hay "nếu".
Nguồn tham khảo: sách "25 tình huống pháp lý đời thường"