Chào các bạn!
1. Căn cứ pháp lý làm phát sinh quyền yêu cầu tuyên bố m��t tích và yêu cầu tuyên bố chết nói chung, tuyên bố chết theo điểm c khoản 1 Điều 81 BLDS nói riêng (cũng là căn cứ để ra quyết định của Toà án) là hoàn toàn khác nhau.
Căn cứ tuyên bố mất tích là biệt tích từ hai năm trở lên mà không có tin tức xác thực người đó còn sống hay đã chết. Như vậy, sự kiện pháp lý để xác định một người mất tích là không thể xác định được. Hay nói cách khác là không rõ nguyên nhân. Vì vậy mà dẫn đến hậu quả là không thể biết họ còn sống hay đã chết.
Còn căn cứ để tuyên bố một người đã chết theo điểm c khoản 1 là sau một năm... mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Như vậy, sự kiện pháp lý ở đây được xác định rõ ràng, nguyên nhân hoặc là bị tai nạn, hoặc là do thảm hoạ thiên tai. Và hai sự kiện pháp lý này chính là căn cứ để xác định họ đã chết, chứ không phải là còn sống hay đã chết như quy định tại điều 78.
Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người mất tích và việc tuyên bố một người đã chết là hoàn toàn khác nhau.
Bởi vậy, quy định tại điều 78 và điểm c khoản 1 Điều 81 BLDS không có gì mâu thuẫn với nhau. Và khi có căn cứ tuyên bố chết thì không được yêu cầu tuyên bố mất tích.
2. Các giao dịch người bị tuyên bố chết (nhưng còn sống) thực hiện trong thời gian họ bị tuyên bố chết.
Nếu các giao dịch đó đảm bảo nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự, không bị vô hiệu theo quy định từ các Điều 127 đến Điều 138 của BLDS thì nó vẫn phát sinh hiệu lực và việc giải quyết tranh chấp vẫn tiến hành bình thường theo quy định của pháp luật.
Bởi việc một người bị Toà án tuyên bố là đã chết chỉ là sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa người bị tuyên bố chết với những người có quyền, lợi ích liên quan tại thời điểm tuyên bố chết. Chứ nó không hề có ảnh hưởng gì đến những quan hệ mà người bị tuyên bố xác lập sau thời điểm bị tuyên bố chết. Họ chỉ không còn tư cách chủ thể đối với những quan hệ xác lập trước thời điểm bị tuyên bố chết. Còn những quan hệ sau đó họ có đầy đủ yếu tố để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Bởi thực tế họ là người còn sống, có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự để thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.
@ Nhu34
Với câu hỏi thứ 2 này, bạn trích dẫn Điều 83 BLDS là không chính xác. Điều 83 là điều luật quy định về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết khi họ trở về hoặc có căn cứ xác định họ còn sống, nhằm điều chỉnh những quan hệ giữa họ với những người có quyền, lợi ích liên quan đã được xác định tại thời điểm Toà án tuyên bố họ đã chết.
Còn yêu cầu của câu hỏi lại là giải những giao dịch dân sự phát sinh giữa họ với các chủ thể khác trong thời gian họ bị tuyên bố đã chết.
Thân!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!