Tự ý nghỉ việc, người lao động có lợi hay hại ?

Chủ đề   RSS   
  • #529760 30/09/2019

    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Tự ý nghỉ việc, người lao động có lợi hay hại ?

    Vấn đề tự ý nghĩ việc có lẽ không còn xa lạ gì ở các công ty. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tự ý nghỉ việc của người lao động, nhưng chung quy là do những yếu tố tiêu cực. Ngoài những nguyên nhân cá nhân bất khả kháng thì cũng có những nguyên nhân đến từ sự bồng bột, muốn thể hiện bản thân, thể hiện sự bất cần của một bộ phận giới trẻ khi cho rằng nếu họ nghỉ việc công ty sẽ đối mặt với những bất lợi nào đó. Vậy việc người lao động tự ý nghĩ việc là lợi hay hại cho bản thân họ và công ty?

    Bộ luật Lao động 2012 có quy định về các trường hợp tự ý nghĩ mà được pháp luật công nhân và bảo vệ tại khoản 1 điều 37 như sau:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
     
    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
     
    Theo đó, ngoài những trường hợp nêu trên ra, nếu người lao động tự ý nghĩ việc đều sẽ bị xem như là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và phải bồi thường cho bên người sử dụng lao động theo Điều 43 của Bộ luật này. 
    Như vậy, người lao động đã biết những trường hợp nào tự ý nghĩ việc sẽ có lợi, nhưng trường hợp nào là có hại để đưa ra quyết định đúng đắn.
     
    1012 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngphunganh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529781   30/09/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Thứ hai, Nghĩa vụ của người lao động khi chấm dứt HĐLĐ được quy định tại Điều 47 BLLĐ 2012:
     
    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
     
    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |