Thời gian qua, các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em đang gia tăng nhanh chóng, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội khiến dư luận phẫn nộ. Gần đây là vụ một nữ sinh lớp 9 ở Thái Binh bị bốn đối tượng thực hiện hành vi xâm hại. Vụ án đã được khởi tố về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến xoay quanh quyết định khởi tố vụ án. Bởi vì xâm hại tình dục được chia thành nhiều hành vi và mỗi hành vi này lại tương ứng với một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự. Câu hỏi đặt ra đây là vụ án hiếp dâm trẻ em hay chỉ là giao cấu với trẻ em.
Tiêu chí
|
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
|
Tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi
|
Căn cứ pháp lý
|
Điều 142 BLHS 2015
|
Điều 145 BLHS 2015
|
Chủ thể
|
Bất kỳ ai đạt độ tuổi luật quy định
|
Người từ đủ 18 tuổi trở lên
|
Người bị hại
|
Người dưới 16 tuổi
|
Người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi
|
Hành vi khách quan
|
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
|
Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
|
Trái với ý muốn nạn nhân
|
Có
|
Không
|
Hình phạt
|
Khoản 1: 07 – 15 năm
Khoản 2: 12 – 20 năm
Khoàn 3: 20 năm, tù chung thân, tử hình
|
Khoản 1: 01 – 05 năm
Khoản 2: 03- 10 năm
Khoản 3: 07 – 15 năm
|
Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
|
Rất nghiêm trọng; Đặc biệt nghiêm trọng
|
Nghiêm trọng; Rất nghiêm trọng
|
Hành vi tập thể
|
Có
|
Không
|
Trong vụ án này, việc xác định có hay không sự tự nguyện của nạn nhân thì mới xác định được đúng tội danh của các đối tượng. Nếu hành vi giao cấu trái ý muốn nạn nhân thì đây là vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS 2015). Trong trường hợp không trái với ý muốn nạn nhân, thì phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS 2015). Còn tình tiết “giao cấu tập thể” không có trong cấu thành tội này.
Những tình tiết chưa rõ ràng trong vụ án
- Ban đầu nữ sinh đi chơi cùng bạn bè nhưng sau cùng lại ở cùng các đối tượng trong nhiều ngày
- Một nữ sinh và bốn nguời đàn ông trung niên vào cùng phòng trong một khách sạn, nhưng quản lý, nhân viên khách sạn lại không nhận thấy bất thường ????
- Nữ sinh tình nguyện hay bị ép buộc đây là tình tiết quan trọng cần làm rõ ngay lúc này ???
- Còn những ai liên quan đến vụ án này nữa hay không ???
Các nghi vấn trong vụ án:
Sau khi xâm hại nữ sinh, các đối tượng có thương lượng bồi thường với gia đình nạn nhân nhưng bị từ chối. Việc thương lượng bồi thường phần nào cũng cố nghi vấn các đối tượng đã thực hiện hành vi đồi bại và muốn dùng tiền để “bịt miệng” nạn nhân. Mặt khác, liệu các đối tượng đã lên kế hoạch chuẩn bị từ trước, tội phạm thực hiện nhiều lần trong nhiều ngày, …
Trong 04 đối tượng liên quan vụ án, có một đối tượng nhận là "cha nuôi" của nạn nhân. Tuy nhiên, theo lời khai, quan hệ “cha nuôi” này là những lần nạn nhân đi hát văn nghệ rồi quen và tự nhận, đây có xem là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Cần xác định độ tuổi nạn nhân
Cần thiết phải xác định độ tuổi của nạn nhân dựa vào Giấy khai sinh để xác định chính xác độ tuổi, tránh trường hợp xử lý sai tội danh.
Cần thiết trưng cầu giám định
Điều quan tâm nữa là do nạn nhân còn nhỏ tuổi, việc bị nhiều người xâm hại trong nhiều ngày thì tâm lý sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tác động đến lời khai nạn nhân. Ngoài ra, cái khó khi xác định hiếp dâm hay giao cấu là làm sao phát hiện được nạn nhân tự nguyện hay không.
Vì vậy, ngoài cách xác định dựa vào lời khai thì có thể dựa vào giám định. Nếu không tự nguyện thì trên người nạn nhân và cả các đối tượng sẽ để lại nhiều dấu vết do nạn nhân chống cự. Còn trong trường hợp nạn nhân tự nguyện thì sẽ khó tìm ra dấu vết để chứng minh tội phạm. Nên cần thiết trưng cầu giám định thương tích với nạn nhân để xác định hậu quả, làm căn cứ bổ sung để kết tội.
Theo thông tin, có 1 đối tượng tại thời điểm phạm tội đang công tác trong ngành công an. Hành vi của đối tượng này không chỉ vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín ngành công an mà còn là biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống. Vì vậy, cần phải bị xử lý nghiêm minh về mặt pháp luật, cần loại bỏ đối tượng khỏi ngành công an.
Tuy nhiên, nhìn nhận lại thực tế của vụ án, sẽ không có nạn nhân nào đồng ý để bốn người đáng tuổi “cha chú” của mình thay nhau thực hiện hành vi giao cấu mà không có sự phản đối, ít nhất là mặt ý chí. Do đó, việc xác định lại hành vi của các đối tượng trong quyết định khởi tố vụ án là cần thiết, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm, đảm bảo xử lý đúng tội và không gây bất bình trong nhân dân.
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!