Tư vấn ly hôn và phân chia tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #443898 15/12/2016

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Tư vấn ly hôn và phân chia tài sản

    Câu hỏi:

    Vợ chồng em ly hôn nhưng phần tài sản chưa thỏa thuận được. Xin luật sư tư vấn dùm em:

    1. Trong thời kỳ hôn nhân bố mẹ em cho đất đứng tên quyền sử dụng của em thì em có được toàn quyền sử dụng không?.

    2. Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng em đã làm nhà trên đất ông bà ngoại cho. Chồng em chỉ bỏ ra có 200tr giờ chia như thế nào?.

    3. Em đã sử dụng sổ đỏ của em vay cho chồng 500tr để làm ăn một mình. Em không sử dụng phần tiền vay thì giờ nợ đó có được coi là nợ chung không?

    Nhờ luật sư tư vấn giúp em.

     

    Trả lời:

     Chào bạn!

    Thứ nhất, Về vấn đề quyền sử dụng đất: Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau.

    Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

    Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

    1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

     Như vậy, theo khoản 1 điều 43 và khoản 1 điều 44 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như trên thì mảnh đất của bạn là do bạn được bố mẹ tặng cho trong thời kỳ hôn nhân, vì vậy đây được coi là tài sản riêng của bạn mặc dù tài sản đó có được trong thời kỳ hôn nhân. Khi vợ chồng bạn ly hôn thì mảnh đất này sẽ thuộc sở hữu của bạn và không phải chia như tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

    Thứ hai, Về căn nhà trong thời kỳ hôn nhân. Như bạn đã nói, vợ chồng bạn làm nhà sau khi kết hôn trên mảnh đất ông bà ngoại cho thì căn nhà này sẽ được coi là tài sản chung vợ chồng theo quy định tại luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

    Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

      Khối tài sản này khi ly hôn được chia như sau:

    Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

      Như vậy, khi ly hôn thì căn nhà này sẽ do vợ chồng bạn tự thỏa thuận phân chia. Trường hợp không chia được thì theo nguyên tắc tòa án sẽ chia đôi khố tài sản có tính đến công sức đóng góp của các bên. Vì bạn có nói là chồng bạn chỉ đóng góp 200tr nên bạn có thể trình bày ra tòa để tòa cân nhắc xem xét phân chia tài sản. Vì ngôi nhà là tài sản không thể tách rời hay phân chia được nên sẽ được tính trị giá bằng tiền hoặc hiện vật, và ai là người sở hữu ngôi nhà thì sẽ phải trà tiền hoặc hiện vật tương ứng với phần giá trị tài sản theo công sức đóng góp cho bên còn lại. Bạn lưu ý thêm về quyền lưu cư theo luật hôn nhân và gia đình 2014 điều 63.

    Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

    Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

     

    Thứ ba, Về khoản nợ 500tr: Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

    Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

    Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

    1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

    2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

    3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

    4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

    5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

    6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

      Vì đây là khoản vay trong thời kỳ hôn nhân và bạn là người đã đứng tên vay khoản nợ đó, nên theo như quy định của pháp luật thì khoản nợ này sẽ được coi là khoản nợ chung cả hai vợ chồng đều phải trả nếu chồng bạn chứng minh được rằng việc kinh doanh đó nhằm đáp ứng như cầu thiết yếu cho cuộc sống gia đình. Nếu không bạn và chồng bạn sẽ đều có nghĩa vụ phải trả khoản vay trên kể cả khi đã ly hôn.

    Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi về trường hợp của bạn. Có thể có một vài sai sót do thông tin bạn cung cấp còn hạn chế. Hy vọng bạn sẽ sớm giải quyết được vấn đề. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

     

    Trân trọng,

     

     
    76343 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #438082   09/10/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Cách khai đơn xin ly hôn tại quận Thanh Xuân, Hà Nội

    Công ty Luật Newvision Law xin hướng dẫn thủ tục, tư vấn thủ tục ly hôn tại quận Thanh Xuân, tư vấn về hồ sơ, điều kiện ly hôn tại Tòa án quận Thanh Xuân (Hà Nội), như sau:

     

    Hồ sơ ly hôn bao gồm:

    • Đơn xin ly hôn theo mẫu (nếu có);
    • Giấy đăng ký kết hôn bản chính. Nếu bạn mất bản chính thì có thể nộp bản sao có xác nhận tại UBNN nơi bạn đăng ký kết hôn;
    • Bản sao Giấy khai sinh của các con;
    • Bản sao CMND, hộ khẩu của vợ và chồng, Giấy xác nhận tạm trú…
    • Biên bản hòa giải có xác nhận của chính quyền địa phương (nếu có);
    • Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, Giấy chứng nhận cổ phần…

     

    Mẫu đơn xin ly hôn tại quận Thanh Xuân

    don-xin-ly-hon-thuan-tinh-tai-thanh-xuan-1don-xin-ly-hon-thuan-tinh-tai-thanh-xuan-2

    don-xin-ly-hon-thuan-tinh-tai-thanh-xuan-3

     

    don-xin-ly-hon-thuan-tinh-tai-thanh-xuan-4

     

     

    Mẫu đơn xin ly hôn tại quận Thanh Xuân

     

     

     

    Cập nhật bởi luatsutraloi3 ngày 09/10/2016 03:43:45 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #436466   21/09/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Đơn phương ly hôn có được chia tài sản không ?

    Câu hỏi:

    Em muốn hỏi luật sư về thủ tục ly hôn đơn phương, hiện em và chồng có chung 1 bé gái 17 tháng, hộ khẩu đăng ký tại TP Buôn Mê Thuột nhưng em đã về nhà ba mẹ tại Nha Trang sinh sống gần 1 năm, gia đình chồng đều ở Buôn Mê Thuột. Lý do ly hôn vì chồng em có hành vi bạo lực gia đình. Em có bằng đại học và đang đi làm tại 1 doanh nghiệp có mức lương là 5 triệu. Em làm thủ tục ly hôn đơn phương sẽ phải về buôn ma thuột hay em gửi ở tp nha trang có được không anh? Gđ chồng em rất giàu có tới 3 công ty khí hóa lỏng nhưng em không đòi hỏi gì, em chỉ muốn chia tài sản do 2 vợ chồng cùng làm ra để em có thể lo cho con. Em đơn phương  ly hôn thì có được chia tài sản không?

     

    Trả lời:

      Chào bạn!

    1.Hồ sơ, thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm những tài liệu sau:

    - Đơn xin ly hôn (Theo mẫu) .

    - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

    - Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

    - Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

    - Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

    2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

    Theo điểm a, khoản 1, Điều 35, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 quy định như sau: “1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”.

    Như vậy, Sau ki hoàn tất thủ tục, bạn hải nộp đơn ly hôn ở toà án nhân dân cấp Quận/ huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc để được thụ lý giải quyết.

     

    Trong trường hợp của bạn khi đơn phương ly hôn có thể yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản và nếu có căn cứ thì tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản. Việc chia tài sản tòa án sẽ áp đụng Điều 59. Luật Hôn nhân gia đình 2014 để giài quyết:

    Điều 59. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ rà

    g thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

    Như vậy, Nếu bạn và chồng bạn không thỏa thuận được về việc chia tài sản thì ly hôn và quyền yêu cầu chia tài sản chung là quyền của bạn và bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

     
    Trân trọng !
     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #436930   27/09/2016

    minh25252001
    minh25252001
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2217
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn,

    Bạn được chia tài sản nếu vợ chồng bạn có tài sản chung nhé, về tài sản chung thì luật hôn nhân gia đình quy định tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là tài sản chung (trừ một số trường hợp như tặng cho riêng, bố mẹ chồng bạn tặng cho riêng chồng bạn).

    Còn về thủ tục thì đơn giản thôi, bạn cứ lên tòa xin cái đơn rồi nhờ mấy cô văn thư hướng dẫn giúp viết đơn, hỏi thêm các chứng từ cần thiết để nộp kèm theo đơn (thường thì đăng ký kết hôn, CMND, hộ khẩu, giấy tờ liên quan đến tài sản chung nếu có)

    Tóm lại bạn nên tự mình lên tòa một chuyến nhé, mọi việc không khó như bạn nghĩ đâu. 

    Chúc bạn thành công

     

    Luật sư Đoàn Minh Quân

    0903455478

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minh25252001 vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (03/10/2016)
  • #437351   02/10/2016

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Bạn đặng ký kết hôn ở đâu thì gửi tòa án nơi đăng ký kết hôn ở đó nhé!việc chia tài sản do 2vc là ra là được rồi!Tòa sẽ xét xử cho bạn nhé!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zich-nt vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (03/10/2016)
  • #438868   17/10/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Ly hôn khi chưa ở chung với nhau, giải quyết như thế nào ?

    Câu hỏi:

              Em chào luật sư !

              Trường hợp của em thế này ạ: Em với chồng em đăng ký kết hôn năm 2012, nhưng thời gian đó chồng em đang đi học ở nước ngoài (2012-2013), nên tụi em chưa tổ chức đám cưới, và em vẫn ở với Bố Mẹ em từ đó đến giờ, khi chồng em học xong năm 2013 trở về nước thì Anh ở với Bố Mẹ anh ấy. Đến năm 2015 thì cả 2 vợ chồng em lại tiếp tục đi học nước ngoài, và mỗi người một nơi, do nhiều việc không hài lòng nên tụi em đã không tổ chức đám cưới và không về ở chung với nhau cho đến nay, tụi em không có nhà hay tài sản gì chung, cũng không có con. Qua nhiều vấn đề ràng buộc và đã ảnh hưởng đến việc học và công việc của em, Chồng em nhiều lần cãi vã mà nhảy vào đánh vào mặt vào đầu em, em cảm thấy người có học với nhau mà hành xử vậy em không thể chấp nhận được và em muốn ly hôn. 

              Vậy luật sư có thể tư vấn cho em về trường hợp của em không ạ, vì ly hôn thì có cần phải giải hòa hay làm tất cả các bước như quy định không, vì tụi em chưa bao giờ ở chung và cả 2 vẫn ở với gia đình khi còn ở Việt Nam. Nhưng chồng em có nói là tiền mà anh ấy làm ra và em làm ra trong thời gian đó (tiền mặt trong tài khoản) là của riêng thì có đúng không ạ hay vẫn được tính vào tài sản chung và cần giải quyết. Và nếu chồng em chuyển toàn bộ tiền cho gia đình anh ấy đứng tên ở ngân hàng theo kiểu cho tặng, thì coi như tiền đó là của anh ấy đúng không luật sư ?

              Em cũng muốn giải quyết mọi chuyện nhẹ nhàng và không có bất cứ tranh chấp gì, em mong luật sư tư vấn giúp em với ạ.

              Em xin chân thành cảm ơn luật sư!

    Trả lời:

    Chào bạn! 

    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật Newvision. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm của mình tư vấn cho bạn như sau:
     

    Theo như bạn trình bày thì: “Qua nhiều vấn đề ràng buộc và đã ảnh hưởng đến việc học và công việc của em, Chồng em nhiều lần cãi vã mà nhảy vào đánh vào mặt vào đầu em, em cảm thấy người có học với nhau mà hành xử vậy em không thể chấp nhận được và em muốn ly hôn”. Như vậy, chồng bạn đã có hành vi “bạo lực gia đình” và đó là căn cứ để ly hôn đơn phương (Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về “Ly hôn theo yêu cầu của một bên” quy định như sau:

     Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

    Trước khi tiến hành thủ tục ly hôn thì phải trải qua quá trình hòa giải. Quá trình hòa giải được quy định tại Điều 52 và Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

    Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

    Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

    Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

    Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về “Tài sản chung của vợ chồng” quy định như sau: “Tài sản chung của vợ chồng bai gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, thu nhập do lao động, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung hoặc thừa kế chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.

    Như vây, theo Điều Luật quy định thì số tiền (tiền trong tài khoản) mà bạn và chồng bạn làm ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Và nếu chồng bạn muốn chuyển toàn bộ số tiền ấy cho gia đình anh ta đứng tên ở ngân hàng theo kiểu cho tặng thì phải được sự đồng ý của bạn.

     Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #435069   01/09/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Tư vấn giải quyết ly hôn cho phụ nữ chưa đủ 18 tuổi!

    Câu hỏi:

     Xin chào tổ tư vấn luật. Tôi có quen một cô em gái sinh năm 1997 cô ấy tên Hằng, năm nay Hằng có cháu được 11 tháng tuổi.

            Từ khi Hằng mang thai ( khi chưa đủ 18 tuổi) thì hai bên vẫn chưa đăng kí kết hôn chỉ làm đám cưới rồi về ở chung được 1 thời gian thì chồng của Hằng bỏ đi biệt tích, 9 tháng mang thai không 1 lần mảy may quan tâm .Cho đến khi cháu được 8 tháng thì anh ta mới vào thăm con, xin lỗi và hứa  sẽ sửa đổi. Nhưng được 1 tháng sau đâu lại vào đấy, chồng của Hằng lại không mảy may để ý, không đi làm , không quan tâm đến vợ con và đang hẹn hè với 1 cô gái khác. Giờ đây cháu bé đựợc 11 tháng tuổi, gia đình bên nội biết chuyện con mình không quan tâm chăm sóc cháu, còn đi ngoại tình mà làm ngơ coi như không biết. Hằng bây giờ lực bất tòng tâm, gia đình Hằng thì không có điều kiện để nuôi con 1 mình, mà bên nhà chồng thì không mảy may đến, khuyên chồng quan tâm giúp đỡ mang cháu ra nuôi thì chồng bảo bố thí đứa con đó cho Hằng, tự đi mà nuôi.

    Thực sự bây giờ không biết phải làm thế nào. Mong tổ tư vấn luật tư vấn giúp để cho Hằng đỡ khổ và cháu bé có điều kiện để phát triển tốt hơn.

    Đối với trường hợp trên thì người chồng đã vi phạm luật gì ? (đến tận bây giờ vẫn chưa có giấy chứng nhận đăng kí kết hôn).

    Nếu chưa đăng kí kết hôn thì sau khi xét nghiệm ADN của 2 bố con xong nếu đúng con của người chồng đó thì theo luật có thể kiện anh này tội cưỡng bức, bắt anh này bồi thường và bắt anh này nuôi con hoặc trợ cấp cho con đến hết tuổi 18 không?

    Xin cảm ơn sự tư vấn của luật sư !

     

    Trả lời:

    Thứ nhất, quy kết chồng Hằng về tội cưỡng bức là không có cơ sở.

    Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội hiếp dâm:

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…

    4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

              Theo đó, hiếp dâm là: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Mặc dù chị Hằng chưa đủ điều kiện (chưa đủ tuổi) để đăng kí kết hôn nhưng được sự đồng ý của hai gia đình đã làm đám cưới và coi nhau như vợ chồng nên trong trường hợp này không thể quy kết người chồng của chị Hằng về tội cưỡng bức (cụ thể khoản 4 Điều 111 BLHS hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi).

              Thứ hai, theo khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng do một bên hoặc do cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình”.

              Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chi tiết về điều kiện kết hôn như sau:

    - Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    + Nam từ đủ  hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên;

    + Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định…

              Như vậy, hai vợ chồng chị Hằng kết hôn khi chị Hằng chưa đủ 18 tuổi là đã vi phạm về điều kiện kết hôn quy định tại điểm a Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên), trong trường hợp này được coi là kết hôn trái pháp luật.

              Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 6/1/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình quy định: Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau:

    + Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trong trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình…

              Vì chồng chị Hằng đi ngoại tình và không quan tâm, chăm sóc con khi chị Hằng mang thai, sinh con và theo khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016 nên chị Hằng có thể yêu cầu ly hôn để Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:

    1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

    2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

    3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình.

              Vì con của chị Hằng mới được 11 tháng tuổi nên chị Hằng có quyền được nuôi con (khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Căn cứ vào khoản 1 Điều 81 và Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chồng chị Hằng có các nghĩa vụ sau:

    -        Tôn trọng quyền của con được sống chung với chị Hằng.

    -        Có nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc, giáo dục và cấp dưỡng cho con đến khi con đủ 18 tuổi. 

              Về quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của chị Hằng và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập (Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

            Trân trọng!

     
     
    Báo quản trị |  
  • #435176   05/09/2016

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    luatsutraloi3 viết:

              Thứ hai, theo khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng do một bên hoặc do cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình”.

              Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chi tiết về điều kiện kết hôn như sau:

    - Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    + Nam từ đủ  hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên;

    + Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định…

              Như vậy, hai vợ chồng chị Hằng kết hôn khi chị Hằng chưa đủ 18 tuổi là đã vi phạm về điều kiện kết hôn quy định tại điểm a Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên), trong trường hợp này được coi là kết hôn trái pháp luật.  

    Theo dữ liệu trên ở câu hỏi của bạn nêu thì cô gái sinh năm 1997 có nghĩa là có ngày sinh từ 01/01/1997 đến 31/12/1997. Luật Hôn nhân và gia đinh năm 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015. Luật HN&GĐ 2000 có hiệu lực từ 01/01/2001-31/12/2014.

    Ví dụ: Cô gái sinh 01/03/1997 thì quyền kết hôn của cô gái sẽ được xác định như sau:

    Từ ngày 02/03/2014 đến ngày 31/12/2014 có quyền kết hôn theo Luật HN&GĐ 2000

    Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 01/03/2015 ko có quyền kết hôn theo Luật HN&GĐ 2014

    Từ ngày 02/03/2015 trở đi có quyền kết hôn theo Luật HN&GĐ 2014

    Vì vậy, theo mình tư vấn của bạn dẫn chiếu Luật HN&GĐ 2014 và khẳng định cô gái đăng ký kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi là vi phạm pháp luật là chưa hoàn toàn chính xác. Vì trường hợp này có khe hở của pháp luật HN&GĐ đã tước đoạt quyền kết hôn của công dân trong 1 khoảng thời gian.

     

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (06/09/2016)
  • #435227   05/09/2016

    MinhMinh99
    MinhMinh99

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn luật sư. Đúng thứ em cần!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhMinh99 vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (06/09/2016)
  • #435653   11/09/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Nhà chồng không cho gặp con sau khi ly hôn thì xử lý như thế nào ?

    Câu hỏi:

    “Tôi xin được tư vấn về vấn đề như sau: sau khi ly hôn chồng tôi có nuôi con, thế mà giờ bố cháu ở cùng bố và ông bà nội, nhưng vì công việc của bố cháu là làm tự do đi suốt ngày đêm thậm chí cả tuần cả tháng không về. Cháu luôn ở cùng ông bà nội, nhưng ông nội cháu luôn ngăn cản tôi gặp cháu, kể cả trò chuyện qua điện thoại, thậm chí còn đập máy điện thoại rồi mắng chửi cháu, khiến cháu có tâm lý sợ sệt khi gặp mẹ. Tôi muốn tư vấn làm cách nào để được thăm nom cháy cho thoải mái. Và nếu họ tiếp tục cư xử như thế, tôi muốn mang cháu về nuôi, vì tôi cũng đi làm công chức nhà nước, thời gian rảnh rỗi và có đủ thời gian để chăm sóc cháu. Cháu năm nay đã 8 tuổi. Kính mong luật sư giúp rôi về về đề trên. Tôi xin cảm ơn”.

     

    Trả lời:

     Chào bạn! 

     
    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật Newvision. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm của mình tư vấn cho bạn như sau:
     
    Cách xử lý khi chồng cũ và gia đình chồng cũ cản trở việc thăm con sau khi ly hôn
    Nhà chồng không cho gặp con sau khi ly hôn phải làm thế nào
     
     

    Theo Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cha, mẹ người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ như sau:

    “Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

    Như vậy, theo quy định của pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở, bao gồm cả chồng cũ của bạn hay gia đình chồng cũ của bạn. Quy định này cũng đã được nhấn mạnh thêm tại khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

    Việc bố mẹ chồng cũ của bạn ngăn cản bạn thăm con là trái với quy định của pháp luật.

    Để giải quyết trường hợp này, trước hết bạn nên thương lượng lại với chồng cũng như gia đình chồng để đảm bảo quyền lợi thăm con của bạn.

    Trong trường hợp chồng bạn và gia đình chồng vẫn tiếp tục cố tình không cho bạn thăm nom con, bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ có những biện pháp cưỡng chế buộc chồng bạn và gia đình chồng thực hiện đúng nghĩa vụ theo bản án cũng như theo quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp bạn muốn nuôi con, Bạn có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Lúc này, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Các yếu tố được xem xét gồm yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản...và các yếu tố về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con học tập, vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con. Ngoài ra, con của bạn đã 8 tuổi (tức là đã đủ 7 tuổi trở lên), vì vậy Tòa án cũng sẽ xem xét đến nguyện vọng của con bạn trong việc lựa chọn người nuôi con.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #434231   22/08/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    BÀN VỀ VIỆC LY HÔN CỦA NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ !

    Theo khoản 1 Điều 3 Luật thi hành án hình sự, người chấp hành án là “người bị kết tội và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật”. Việc một người là phạm nhân đồng thời với việc địa vị pháp lý của họ sẽ có một số điểm khác so với công dân bình thường ngoài xã hội. Họ sẽ bị hạn chế một số quyền công dân như quyền tự do, bầu cử, ứng cử,…

    Vậy liệu họ có bị hạn chế trong việc ly hôn?

    Quyền ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

    “Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Có thể thấy, pháp luật chỉ giới hạn quyền ly hôn đối với một số trường hợp cụ thể đó là trường hợp người vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được ly hôn. Ngoài ra, pháp luật hiện hành không có bất kì một quy định nào hạn chế việc ly hôn của người đang chấp hành hình phạt tù, có nghĩa là người đang phải chấp hành hình phạt tù có quyền ly hôn, cũng như vợ/chồng của người đang phải chấp hành hình phạt tù có quyền ly hôn với người đang phải chấp hành hình phạt tù.

     

    Ly hôn với người chấp hành hình phạt tù

    (Việc ly hôn của người đang chấp hành hình phạt tù)

     

    Tuy pháp luật không cấm, nhưng liệu người đang chấp hành hình phạt tù có thực hiện được việc ly hôn?

    Trên thực tế, người đang chấp hành hình phạt tù không thể tiến hành mặc dù pháp luật không cấm.

    Trong quá trình thực hiện các thủ tục để ly hôn, cơ quan Thi hành án hình sự (trại giam) sẽ không trích xuất để người đang chấp hành hình phạt tù tiến hành ly hôn.

    Ngoài ra, hiện nay chưa có văn bản cụ thể nào quy định về việc giải quyết ly hôn đối với người đang chấp hành hình phạt tù, vì vậy, trình tự và thủ tục được giải quyết theo luật chung.

    Thông tường, hồ sơ ly hôn sẽ do vợ/chồng người đang chấp hành hình phạt tù nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi người đang chấp hành hình phạt tù cư trú, làm việc trước khi chấp hành hình phạt tù. Sau đó, Tòa án có thẩm quyền sẽ thụ lý đơn ly hôn và ủy thác cho tòa địa phương, nơi có trại giam người đang chấp hành hình phạt tù để lấy lời khai, ý kiến. Khi tiến hành xét xử, Tòa án sẽ tiến hành xử ly hôn vắng mặt người đang thụ án tù.

    Ngoài ra, người đang chấp hành hình phạt tù cũng không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng theo quy định tại khoản 4, Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, do quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác.

     

    Như vậy, thực tế người đang chấp hành hình phạt tù không thể thực hiện việc ly hôn một cách trực tiếp dù pháp luật không cấm.

    Theo chúng tôi, để đảm bảo quyền của người đang chấp hành hình phạt tù không bị hạn chế trong những trường hợp này, pháp luật nên quy định về việc có thể tiến hành các hoạt động tố tụng, như hòa giải hoặc xét xử lưu động trong trại giam để đảm bảo người đang chấp hành hình phạt tù trong vụ án ly hôn vẫn có thể tham gia tố tụng và đảm bảo quyền lợi của mình.

    Tóm lại, có thể thấy mặc dù pháp luật không có quy định cấm, nhưng dường như một số quyền cơ bản của người đang chấp hành hình phạt tù không thể thực hiện được ví dụ như quyền ly hôn - là những quyền cơ bản nhất mà pháp luật cần đảm bảo cho mỗi công dân. Trong thực tế, còn rất nhiều quyền mà pháp luật ghi nhận cho người đang chấp hành hình phạt tù nhưng dường như cũng chưa được đảm bảo. Vì vậy, pháp luật cần được tiếp tục hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của người đang chấp hành hình phạt tù nói riêng và của công dân Việt Nam nói chung.

     

    H.G

    Trân trọng!

     
     
    Báo quản trị |  
  • #433977   19/08/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Ly hôn giả tạo để trốn nợ và hậu quả !

    Hiện nay, rất nhiều đôi vợ chồng, khi vay tiền, chỉ có một trong hai người đứng ra ký giấy vay nợ. Sau một thời gian do làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán nợ, họ đã dùng kế hoạch ly hôn giả để nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ với bên thứ ba.

    Khi ly hôn, họ thỏa thuận chia tài sản hết cho người không đứng ra vay tiền, để người vay tiền không điều kiện trả nợ, từ đó họ không phải trả nợ và vẫn bảo toàn được số tài sản hiện có. Đây được coi là ly hôn giả tạo, tức là “việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.” (Khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014).

    Đây là một trong những hành vi bị cấm tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

    Hành vi ly hôn giả tạo này sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 35 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP như sau:

    “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;”

    Phạt hành chính chỉ là một trong những hậu quả pháp lý đối với hành vi ly hôn giả tạo khi bị phát hiện.

     

    Ly hôn giả tạo để trốn nợ và hậu quả

    (Ly hôn giả tạo để trốn nợ và hậu quả)

     

    Ly hôn giả nhưng hậu quả để lại là thật, không phải ai cũng có thể đạt được kết quả mong muốn như dự tính ban đầu bởi thủ thuật này là “con dao hai lưỡi”. Rất nhiều cặp vợ chồng đã phải gánh chịu những hậu quả không thể ngờ đến được khi ly hôn giả tạo. Cụ thể như sau:

    Thứ nhất, việc ly hôn giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ sẽ gây thiệt hại cho chủ nợ. Từ đó, hai bên có thể diễn ra những tranh chấp phức tạp hơn hoặc tình trạng kiện tụng tại Tòa có thể diễn ra và kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến chủ nợ mà còn ảnh hưởng đến chính con nợ.

    Thứ hai, về mặt pháp lý, dù là ly hôn giả nhưng nếu đã được toà án chấp nhận giải quyết cho ly hôn và chia tài sản vợ chồng thì hậu quả pháp lý là chấm dứt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng.

    Nhiều trường hợp sau khi ly hôn giả tạo, người có nghĩa vụ trả nợ sau khi đã chia hết tài sản của mình cho vợ/chồng mình, về sau muốn đòi lại tài sản nhưng không được. Hoặc nhiều người phát hiện vợ/chồng mình ngoại tình, nhưng không thể làm gì được vì về mặt pháp lý hai người đã không còn là vợ, chồng.

    Bất kể việc ly hôn là giả hay thật, nhưng nếu đã có bản án, quyết định của tòa, đây sẽ là cơ sở để chứng minh việc chấm dứt quan hệ của vợ, chồng. Từ đó, pháp luật sẽ không thể bảo vệ quyền làm chồng / làm vợ, hay những quyền về tài sản của những người đã ly hôn.

    Thứ hai, về mặt đạo đức xã hội, hôn nhân vốn luôn được xem là một sự ràng buộc thiêng liêng giữa vợ chồng, và việc ly hôn luôn được xem như một giải pháp cuối cùng khi đời sống hôn nhân không thể tiếp tục. Vợ chồng luôn phải cẩn trọng khi đưa ra quyết định ly hôn vì hậu quả ly hôn hơn cả là những nỗi mất mát về mặt tinh thần. Vì vậy, không chỉ luật pháp nghiêm cấm hành vi ly hôn giả tạo mà đạo đức xã hội cũng lên án việc vợ chồng ly hôn giả. Tình cảm hay hôn nhân không phải là thứ để lợi dụng cho những mục đích bất chính, vụ lợi của con người.  

     

    Có thể thấy rất nhiều hậu quả có thể xảy ra khi ly hôn giả tạo. Những hậu quả này không phải là giả, thậm chí nó khiến cho việc ly hôn giả tạo thành ly hôn thật. Tuy nhiên vì cái lợi trước mắt mà rất nhiều cặp vợ chồng vẫn tiếp tục hành vi vi phạm này. Vì vậy, ngoài việc giáo dục, nâng cao nhận thức của mọi người, pháp luật cũng cần sớm ban hành những quy định chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn hành vi ly hôn giả tạo này.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #435245   06/09/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Khi nào bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn !

    Hôn nhân là một trong những mối quan hệ cốt yếu trong gia đình. Sự bền vững của quan hệ hôn nhân là mong muốn của những người vợ, người chồng, đồng thời cũng là mục đích của việc xây dựng gia đình mà pháp luật đặt ra.

    Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, cuộc sống chung của vợ, chồng đã không còn hạnh phúc, không giữ được ý nghĩa và giá trị như mong muốn ban đầu. Vì vậy, pháp luật dự liệu và cho họ quyền được ly hôn.

    Khi ly hôn, vợ, chồng thường xảy ra các tranh chấp, đặc biệt là về vấn đề xác định ai là người nuôi con.

    Theo Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014, nguyên tắc xác định người nuôi con như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Có thể thấy, việc xác định người nuôi con trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được, Tòa án sẽ quyết định dựa trên sự đảm bảo tốt nhất quyền lợi về mọi mặt của con. Các yếu tố được xem xét gồm yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản...và các yếu tố về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con học tập, vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.

    Ngoài ra với trường hợp con trên 7 tuổi, tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con để đưa ra phán quyết về việc quyền nuôi con.

     

    (Khi nào bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn)

     

    Tuy nhiên, với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Vậy liệu có trường hợp nào người cha được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

    Anh T (Hà Nội) đã gửi thư điện tử đến Công ty Luật Newvision với nội dung thắc mắc như sau:

    “Tôi có câu hỏi về quyền nuôi con sau khi ly hôn. Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư:

    Tôi và vợ tôi có 1 con chung, cháu sinh ngày 20/12/2014, do mẫu thuẫn gia đình vợ tôi đã bế con về nhà ngoại ở đã được gần 1 tháng và cũng đang có ý định ly hôn với tôi. Theo như tôi được biết thì con dưới 36 tháng tuổi thì  quyền nuôi con thuộc về mẹ. Nhưng trong trường hợp của tôi, vợ tôi có bằng Đại học nhưng chưa có công việc và thu nhập ởn định, mọi chi phí từ trước đều do tôi và gia đình bên nội lo, còn tôi là kỹ sư Điện có công việc ổn định (có hợp đồng không xác định thời hạn) với 1 tập đoàn kinh tế thu nhập bình quân >6 triệu/tháng, làm việc 8h/1ngày và 5 ngày/1 tuần, có thể xin nghỉ 1 ngày rất dễ dàng, hiện nay tôi ở với bố mẹ tôi (tôi là con trai duy nhất, tôi có 1 chị gái đã lấy chồng và có nhà riêng). Bây giờ vợ tôi đang xin việc làm công nhân tại khu CN, cách chỗ ở của mẹ vợ tôi khoảng 20km thu nhập khoảng >4 triệu/ tháng, làm việc 6 ngày/ tuần, có 5 ngày làm việc 8h + 1 ngày làm việc 12 tiếng, hiện tại vợ tôi đang ở cùng mẹ vợ và vợ chồng anh trai vợ (mẹ vợ tôi đã ly hôn từ lâu và buôn bán tự do) nhưng sau khi đi làm thì có thể vợ tôi phải ở trọ. Gia đình vợ tôi ở thành phố, còn gia đình tôi ở nông thôn, Bố tôi là cán bộ quan đội về hưu, hiện đang là Đảng viên, tôi và chị gái tôi đều tốt nghiệp Đại Học.

    Vậy với những điều kiện như vậy tôi có giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn không? tỉ lệ dành được quyền nuôi con là bao nhiêu phần trăm?

    Rất mong câu trả lời của luật sư.

    Tôi xin chân thành cảm ơn"

    Theo như những gì anh T trình bày, có thể thấy anh có điều kiện hơn hẳn người vợ về mặt vật chất như điều kiện về chỗ ở và thu nhập ổn định, ngoài ra về mặt tinh thần anh cũng là người có học vấn cao và cũng có thể dành nhiều thời gian chăm sóc cho người con.

    Tuy nhiên, xét về phía người vợ, người vợ hiện đang ở bên nhà ngoại, tuy có thể chưa ổn định, xong vẫn đảm bảo về nơi sống cho con. Về mức thu nhập tuy thấp hơn và thời gian chăm sóc con có thể eo hẹp hơn, tuy nhiên vẫn có thể đảm bảo tối thiểu việc chăm sóc cho người con. Ngoài ra, người chồng tuy không nuôi con nhưng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con. Về mặt tinh thần, người vợ là người sinh ra đứa con, cũng là người tốt nghiệp đại học và có trình độ học vấn.

    Vì vậy, có thể người chồng hơn người vợ về mọi mặt, xong nếu người vợ vẫn đảm bảo điều kiện chăm sóc nuôi nấng con tối thiểu, thì trường hợp này con dưới 36 tháng tuổi vẫn được giao cho người vợ trực tiếp nuôi.

    Người chồng chỉ có thể giành được quyền nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi nếu thỏa thuận được với người vợ hoặc người vợ bị tước quyền nuôi con.

    Đây cũng là một điều dễ hiểu. Khoảng thời gian 36 tháng đầu của đứa trẻ là một giai đoạn quan trọng, cần nhiều sự chăm sóc cẩn thận từ người mẹ. Đặc biệt do thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, do việc “mang nặng đẻ đau” trong suốt khoảng thời gian hơn 9 tháng mà người vợ thường lợi thế hơn về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái, vì vậy pháp luật đã dành quyền ưu tiên trong việc nuôi con trong 36 tháng đầu cho người vợ.

    Trong trường hợp người chồng muốn giành lại quyền nuôi con, phải chờ hết quãng thời gian 36 tháng, sau đó làm đơn yêu cầu lên Tòa để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. 

     

        Trân trọng!

     
     
    Báo quản trị |  
  • #433353   12/08/2016

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    BÀN VỀ VIỆC LY HÔN CỦA NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ !

    Người đang chấp hành hình phạt tù luôn bị hạn chế một số quyền công dân như quyền tự do, bầu cử, ứng cử,…Vậy liệu họ có bị hạn chế quyền ly hôn?

    Theo khoản 1 Điều 3 Luật thi hành án hình sự, người chấp hành án là “người bị kết tội và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật”. Việc một người là phạm nhân đồng thời với việc địa vị pháp lý của họ sẽ có một số điểm khác so với công dân bình thường ngoài xã hội. Họ sẽ bị hạn chế một số quyền công dân như quyền tự do, bầu cử, ứng cử,…

    Vậy liệu họ có bị hạn chế trong việc ly hôn?

    Quyền ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

    “Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Có thể thấy, pháp luật chỉ giới hạn quyền ly hôn đối với một số trường hợp cụ thể đó là trường hợp người vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được ly hôn. Ngoài ra, pháp luật hiện hành không có bất kì một quy định nào hạn chế việc ly hôn của người đang chấp hành hình phạt tù, có nghĩa là người đang phải chấp hành hình phạt tù có quyền ly hôn, cũng như vợ/chồng của người đang phải chấp hành hình phạt tù có quyền ly hôn với người đang phải chấp hành hình phạt tù.

     

    (Việc ly hôn của người đang chấp hành hình phạt tù)

     

    Tuy pháp luật không cấm, nhưng liệu người đang chấp hành hình phạt tù có thực hiện được việc ly hôn?

    Trên thực tế, người đang chấp hành hình phạt tù không thể tiến hành mặc dù pháp luật không cấm.

    Trong quá trình thực hiện các thủ tục để ly hôn, cơ quan Thi hành án hình sự (trại giam) sẽ không trích xuất để người đang chấp hành hình phạt tù tiến hành ly hôn.

    Ngoài ra, hiện nay chưa có văn bản cụ thể nào quy định về việc giải quyết ly hôn đối với người đang chấp hành hình phạt tù, vì vậy, trình tự và thủ tục được giải quyết theo luật chung.

    Thông tường, hồ sơ ly hôn sẽ do vợ/chồng người đang chấp hành hình phạt tù nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi người đang chấp hành hình phạt tù cư trú, làm việc trước khi chấp hành hình phạt tù. Sau đó, Tòa án có thẩm quyền sẽ thụ lý đơn ly hôn và ủy thác cho tòa địa phương, nơi có trại giam người đang chấp hành hình phạt tù để lấy lời khai, ý kiến. Khi tiến hành xét xử, Tòa án sẽ tiến hành xử ly hôn vắng mặt người đang thụ án tù.

    Ngoài ra, người đang chấp hành hình phạt tù cũng không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng theo quy định tại khoản 4, Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, do quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác.

     

    Như vậy, thực tế người đang chấp hành hình phạt tù không thể thực hiện việc ly hôn một cách trực tiếp dù pháp luật không cấm.

    Theo chúng tôi, để đảm bảo quyền của người đang chấp hành hình phạt tù không bị hạn chế trong những trường hợp này, pháp luật nên quy định về việc có thể tiến hành các hoạt động tố tụng, như hòa giải hoặc xét xử lưu động trong trại giam để đảm bảo người đang chấp hành hình phạt tù trong vụ án ly hôn vẫn có thể tham gia tố tụng và đảm bảo quyền lợi của mình.

    Tóm lại, có thể thấy mặc dù pháp luật không có quy định cấm, nhưng dường như một số quyền cơ bản của người đang chấp hành hình phạt tù không thể thực hiện được ví dụ như quyền ly hôn - là những quyền cơ bản nhất mà pháp luật cần đảm bảo cho mỗi công dân. Trong thực tế, còn rất nhiều quyền mà pháp luật ghi nhận cho người đang chấp hành hình phạt tù nhưng dường như cũng chưa được đảm bảo. Vì vậy, pháp luật cần được tiếp tục hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của người đang chấp hành hình phạt tù nói riêng và của công dân Việt Nam nói chung.

     

    H.G

    Trân trọng!

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #433817   17/08/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Vấn đề ly hôn khi vợ chồng đang nhờ người mang thai hộ

    Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ vô sinh trong cả nước khá cao, cụ thể là 7,7%, tương đương khoảng 700.000 - 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn trong cả nước. Vì vậy, việc cho phép mang thai hộ là một giải pháp mang tính nhân văn nhằm tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng khi người vợ không thể mang thai và sinh con để thực hiện được quyền làm cha, mẹ.

    Vấn đề mang thai hộ không phải là mới, tuy nhiên chỉ đến Luật hôn nhân gia đình 2014 có hiệu lực 01/01/2015 mới có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong đó, pháp luật chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, và nghiêm cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại. Ngoài ra, Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng đã quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục, quyền, nghĩa vụ các bên,… khi thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

    Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà luật còn bỏ ngỏ đó là quyền ly hôn khi vợ chồng đang nhờ người mang thai hộ. Do chưa có quy định cụ thể về việc này, vì vậy sẽ áp dụng theo quy định chung về ly hôn.

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

    “Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Có thể thấy, tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đây là một quy định khá hợp lý, nhằm bảo vệ quyền lợi của người vợ và đứa trẻ trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Bởi, đây là giai đoạn quan trọng, khó khăn, vất vả nhất của người vợ, vì vậy rất cần đến vai trò của người chồng trong gia đình. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng đang nhờ người mang thai hộ, liệu chồng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?

     

    (Ly hôn khi vợ chồng đang nhờ người mang thai hộ)

     

     

    Điều 94 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

    “Điều 94. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.”

    Từ Điều 94 có thể suy luận như sau:

    Chỉ từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra bởi người được nhờ mang thai hộ, đứa trẻ đó mới được xác định là con chung của vợ, chồng nhờ mang thai hộ. Và trong khoảng thời gian 12 tháng người vợ nuôi con, người chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương.

    Vậy trong khoảng thời gian người được nhờ mang thai hộ thì người chồng có được ly hôn hay không? Trong khoảng thời gian này, bào thai đó chưa được xác định là của vợ chồng nhờ mang thai hộ. Như vậy, tại thời điểm đó, không thể coi người vợ đang trong thời gian có thai, vì thực tế người mang thai là người được nhờ mang thai hộ. Từ đó, người chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương với người vợ.

    Đây liệu có phải là một sự bất cập trong pháp luật hôn nhân gia đình? Thời điểm người mang thai hộ mang thai, tuy không phải người vợ mang thai nhưng sau khoảng thời gian người mang thai hộ mang thai và sinh con, người vợ thông thường sẽ là người tiếp theo nuôi nấng đứa trẻ. Như vậy, liệu có trường hợp người chồng sẽ “tranh thủ” ly hôn trước thời gian đứa trẻ được sinh ra, và người vợ sau đó sẽ phải một mình nuôi con một mình. Đây chính là một sự thiệt thòi cho cả người vợ và đứa trẻ.

    Theo quan điểm của tôi, pháp luật cần quy định chặt chẽ và thống nhất hơn về vấn đề này. Cụ thể, cần hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ chồng nhờ người mang thai hộ, để từ đó đảm bảo quyền lợi của người vợ và đứa trẻ một cách toàn diện trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

     

    H.G

    Trân trọng!

     
     
    Báo quản trị |  
  • #412262   05/01/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Luật sư trả lời về vấn đề nuôi con !

     

    Độc giả hỏi:

    Xin chào Luật Sư,

    Tôi có một số vấn đề rất mong nhận được sự tư vấn của Luật Sư.

    Do mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, chồng tôi không hề hỏi đầu đuôi sự việc như thế nào mà chỉ cần nghe một phía từ mẹ anh ta và đối xử lạnh nhạt với vợ. Và vụ việc diễn ra khi vợ chỉ mới sinh con được 12 ngày. Và anh ta đòi ly hôn, trong khi hai con đang còn nhỏ, một đứa 28 tháng , đứa thứ hai mới được hơn 4 tháng. Và tôi không đồng ý ly hôn.

    Sở dĩ tôi đề cập qua sự việc trên là muốn LS nắm qua tình hình và tôi có được quyền lợi gì trong việc tranh giành quyền nuôi con không. Nếu chồng tôi nhất quyết đòi ly hôn và đơn phương ly hôn thì tôi có quyền nuôi cả hai con không ạ? Hiện cháu thứ hai chưa được 12 tháng anh ta không có quyền ly hôn đơn phương đúng ko ạ? Và khi nào anh ta sẽ có quyền đơn phương ly hôn ạ?

    Do thu nhập của tôi thấp hơn của chồng nhiều nên tôi sợ không được nhận nuôi tất hai con (lương hợp đồng của tôi là 9,5 triệu, còn chồng tôi thì làm tự do không có hợp đồng lao động và anh ta cũng không đóng các loại bảo hiểm xã hội). Nếu như tôi không ký đơn ly hôn bây giờ thì khi con thứ hai của tôi được 12 tháng tuổi thì anh ta sẽ có quyền đơn phương ly hôn và lúc đó con trai lớn của tôi đã được 3 tuổi, tôi sợ rằng sẽ không được quyền nuôi cả hai con.

    Do nhà chồng tôi không hề quan tâm và chăm sóc được con tôi, chồng tôi cũng thờ ơ với con cái. Anh ta đi từ sáng tới tối về chỉ chơi với con chút xíu là lại ôm máy tính và điện thoại nên nếu anh ta mà nuôi con thì tôi không an tâm. Tôi chỉ tha thiết được nuôi cả hai con. Do vậy mong luật sư tư vấn giúp tôi là sớm ly hôn khi con lớn dưới ba tuổi hoặc phải làm thế nào để tôi được nuôi tất hai con ạ?

    Mong đợi thông tin từ Luật Sư.

    Cảm ơn Luật Sư rất nhiều! 

    (Thanh Loan Nguyen

     BA of International Studies

    Department of International Studies

    HCMC University of Education

    Email: lavender88....@gmail.com

    HP: 091 634 8...)

     

    Luật Sư trả lời:

     

    Chào bạn!

    Cảm ơn câu hỏi của bạn đối với luật sư Newvision Law, đối với trường hợp của bạn tôi xin được tư vấn như sau:

    Thứ nhất, con bạn chưa đủ 12 tháng thì chồng bạn có quyền đơn phương ly hôn không?

    Theo quy định điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy địn về quyền ly hôn của chồng: “3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Do đó khi con bạn chưa đủ 12 tháng tuổi thì chồng bạn không có quyền đơn phương ly hôn. Sau khi con bạn từ đủ 12 tháng tuổi trở lên thì chồng bạn có quyền đơn phương ly hôn.

    Thứ hai, về quyền nuôi con, theo pháp luật hôn nhân hiện hành được quy định như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy, khi hai con bạn đều dưới 36 tháng tuổi, thông thường khi bạn đầy đủ các điều kiện trên thì bạn có quyền nuôi cả hai con.

    Trong trường hợp 1 đứa con của bạn trên 36 tháng tuổi thì tòa án xét đến các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con để xem chồng bạn hay bạn có quyền nuôi. Thông thường khi cả 2 vợ chồng bạn đều có đủ điều kiện nuôi dưỡng thì Tòa án sẽ để mỗi người nuôi 1 cháu.

    Khi bạn muốn giành quyền nuôi cả 2 đứa con, thì ngay từ bây giờ, khi 2 con bạn đều dưới 36 tháng tuổi, bạn có thể yêu cầu đơn phương ly hôn, thì khả năng cao bạn sẽ giành quyền nuôi cả 2 con. Tuy nhiên, bạn cũng phải đảm bảo các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con như pháp luật quy định.

     

    Trân trọng./.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #444369   26/12/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Ông bà nội có quyền giành nuôi cháu khi bố đã mất không ?

    Câu hỏi:

    Thưa luật sư, tôi có một trường hợp cần nhờ luật sư tư vấn giúp ạ.

    Anh trai tôi mất tháng 9/2010, có 2 đứa con gái sinh đôi vào tháng 5/2010. Sau khi anh tôi mất 2 cháu và chị dâu ở cùng bố mẹ tôi đến hết năm 2012. Sau đó chị dâu tôi đưa 2 cháu về nhà bố đẻ (bố mẹ của chị dâu tôi đã ly hôn), sau khi đi đã không cho gia đình nội lên thăm 2 cháu, cắt đứt mọi liên lạc. Chúng tôi đã cố gắng để có thể lên thăm 2 cháu thông qua bà ngoại 2 cháu mỗi khi vào thăm. Trong suốt thời gian đưa 2 cháu lên ở cùng ông ngoại, 2 cháu không được đi học. Năm nay 2 cháu đã đến tuổi vào lớp 1, nhưng mẹ 2 cháu lại làm lại giấy khai sinh, đổi lại họ tên và ngày tháng năm sinh của 2 cháu, lùi lại 1 năm (các cháu đã có đủ giấy tờ trước đây rồi). Và nói là năm sau mới được đi học. Hiện tại mặc dù nói ở với mẹ nhưng mẹ 2 cháu lại để 2 cháu cho bà bác ( bác của mẹ 2 cháu) nuôi và chỉ thỉnh thoảng xuống thăm. Mẹ 2 cháu hiện tại không đi làm. Về khả năng kinh tế thì gia đình tôi đủ khả năng nuôi các cháu. Vậy tôi xin hỏi luật sư các vấn đề sau:

    1. Gia đình tôi có quyền được lên thăm các cháu của mình hay không?

    2. Mẹ cháu đưa 2 cháu đi mà không trực tiếp nuôi dưỡng thì gia đình tôi có được quyền nuôi cháu mình hay không?

    3. Nếu năm nay mẹ cháu không cho cháu đi học thì gia đình tôi có được quyền đưa cháu về để cho các cháu ăn học hay không?

     

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 71 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:

    1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

    Như vậy, trong trường hợp này cha mất thì người mẹ có quyền và nghĩa vụ đương nhiên chăm sóc, nuôi dưỡng con trừ trường hợp người mẹ thuộc trường hợp bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên theo quy định tại điều Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014 về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

    “1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    b) Phá tán tài sản của con;

    c) Có lối sống đồi trụy;

    d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

    Như vậy, nếu người mẹ không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì ông, bà chỉ được quyền nuôi dưỡng cháu khi người mẹ đồng ý.

    Tuy nhiên, như bạn nói vì mẹ bé không cho ông bà nội thăm, cũng như không cho bé đi học, như vậy gia đình bạn có thể xem xét đề nghị tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo khoản 4 điều 84 luật hôn nhân và gia đình như sau:

     

    Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

     

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ.

    Trên đây là ý kiến của chúng tôi về trường hợp của bạn. Hy vọng bạn sẽ sớm giải quyết được vấn đề.

     

    Trân trọng,

     
     
    Báo quản trị |  
  • #444541   28/12/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Muốn làm thủ tục ly hôn với vợ bỏ đi từ tháng 10 năm 2013 ?

    Câu hỏi:

    Em mong các luật sư tư vấn giúp!

    Em kết hôn năm 2009 tại Hà Nội sau đó chuyển vào Quảng Bình sinh sống từ năm 2011. Sau đó phát sinh mâu thuẫn vợ em bỏ đi đâu không rõ, có xác nhận của Công an phường là vợ em bỏ đi từ tháng 10/2013 không có tin tức. 

    Cho em hỏi giờ em muốn ly hôn thì phải làm thế nào?

    Trả lời:

    Để có thể tiến hành các thủ tục ly hôn khi không biết tung tích vợ bạn ở đâu, bạn phải tiến hành các thủ tục để xin tòa án công nhận là vợ bạn đã mất tích. Sau đó bạn mới có thể tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương được.

    Thứ nhất, để yêu cầu tòa án công nhận vợ bạn là mất tích bạn cần thực hiện các thủ tục sau:

     

    Điều 68 BLDS 2015 ( có hiệu lực từ 1/1/2017) quy định cụ thể như sau:

     

    Điều 68. Tuyên bố mất tích

    1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

    Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

    2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

     Đối với trường hợp của bạn, vợ bạn bỏ đi biệt tích từ 10/2013 đến nay đã hơn 2 năm, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố là vợ bạn đã mất tích nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện theo quy định tại điều 68 kể trên cụ thể là : “ mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan”.

     Thủ tục để yêu cầu tuyên bố một người mất tích cụ thể như sau:

    Điều 387 BLTTDS 2015 ( có hiệu lực từ 1/1/2017) quy định như sau:

     

    Điều 387. Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích

    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.

    2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

    Sau khi được tòa án tuyên bố là vợ bạn đã mất tích, bạn có thể tiến hành các thủ tục đơn phương ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

    Thứ hai, về thủ tục đơn phương xin ly hôn. Điều 56 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

     

    Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

     Như vậy, trường hợp của bạn đã thỏa mãn điều kiện để đơn phương xin ly hôn theo luật định.

     

     Hồ sơ để đơn phương xin ly hôn bao gồm:

    - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

    -  Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (nguyên đơn và bị đơn) (bản sao có chứng thực);

    -  Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

    - Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;

    - Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)

    - Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

     Đơn xin ly hôn sẽ được nộp tại TAND quận, huyện nơi vợ bạn cư trú, tuy nhiên trong trường hợp này vợ bạn đã được tuyên bố là mất tích nên hồ sơ đơn phương xin ly hôn sẽ được nộp tại TAND quận, huyện nơi bạn đang cư trú.

     
    Báo quản trị |  
  • #444684   02/01/2017

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Chồng bị tai nạn lao động vợ có được quyền ly hôn không ?

    Câu hỏi:

    Chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp đỡ tôi.

    Tôi có anh trai kết hôn được 9 năm và có hai cháu, một cháu trai được 7 tuổi còn một cháu gái mới được 30 tháng tuổi. Anh trai tôi làm thợ xây, do bị tai nạn trong lúc làm việc nên bị chấn thương sọ não, hiện nay sức khỏe yếu và hành vi nhận thức kém. Bây giờ chị tôi muốn ly hôn với anh trai tôi. Vậy tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp là trường hợp anh tôi bị như vậy thì tòa án có cho phép ly hôn không?. Và nếu như ly hôn thì anh trai tôi được hưởng những quyền lợi gì?. Hiện nay gia đình tôi có nguyện vọng muốn thay anh tôi nuôi dưỡng 2 cháu, cả tôi và bố mẹ đều vẫn đang lao động được. nhờ luật sư tư vấn giúp. 

     

    Trả lời

    Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

    Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Như vậy, chị dâu bạn trong trường hợp này hoàn tòa có thể có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn với anh bạn.

    Tuy nhiên, như bạn nói anh bạn nhận thức kém, như vậy, chị dâu bạn có thể làm thủ tục để tòa án công nhận anh trai bạn là người mất năng lực hành vi dân sự bởi hai bên có quan hệ đại diện. Trong trường hợp anh bạn bị tòa án công nhận là mất năng lực hành vi dân sự thì theo BLDS 2015 khoản 1 điều 53 quy định chị dâu bạn sẽ là người giám hộ cho anh trai bạn.

     

    Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

    Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

    1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

     

    Khoản 1 điều 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:

     

    Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    Trong trường hợp này, chị bạn vừa là nguyên đơn, vừa là người giám hộ của bị đơn nên tòa án sẽ xét xử luôn mà không cần hòa giải giữa các bên.

    - Về vấn đề tài sản:

     Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc nếu không có thỏa thuận giữa hai bên thì tài sản sẽ được chia đôi có tính đến đogs góp của mỗi bên.

     

    Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

     

    - Về vấn đề quyền nuôi con:

     Điều 81 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy, trong trường hợp này, cháu bé được 30 tháng tuổi sẽ được tòa án giao cho chị bạn chăm sóc, còn cháu 7 tuổi thì tòa án sẽ dựa vào nguyện vọng của cháu để có thể xem xét nên giao quyền nuôi con cho ai. Tuy nhiên, trong trường hợp anh bạn bị tòa án công nhận là mất năng lực hành vi dân sự thì khả năng tòa án giao cho chị dâu bạn nuôi cả hai con sẽ rất cao.

    Trên đây là ý kiến của chúng tôi về trường hợp của bạn, hy vọng bạn sẽ sớm giải quyết được vấn đề.

     

    Trân trọng,

     
     
    Báo quản trị |  
  • #444683   01/01/2017

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất năm 2017 !

    Bạn đang muốn ly hôn mà chưa biết quy trình và thủ tục ly hôn cần những gì. Theo quy định của pháp luật thì ly hôn có 2 hình thức là ly hôn đơn phương và thuận tình ly hôn. Để tòa án giải quyết ly hôn bạn cần làm đơn xin ly hôn đúng chuẩn tòa án. Đơn xin ly hôn cần ghi đầy đủ nội: Thông tin về hai vợ chồng, lý do xin ly hôn, Thỏa thuận về việc ly hôn, dưới đây công ty Luật Newvision Law xin đưa ra mẫu đơn ly hôn mới nhất năm 2017 để quý khách tham khảo:

     


    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    Hà Nội, ngày ...... tháng .... năm ....

     

    ĐƠN XIN LY HÔN (MẪU)

     

    Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ..................................................................................


    Tôi tên : ................................... năm sinh :...............................................................


    CMND (Hộ chiếu) số:....................ngày và nơi cấp :...................................................


    Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc) ............................................................................


    Xin được ly hôn với chồng/vợ tôi là :.....................năm sinh :......................................


    CMND (Hộ chiếu) số: ..................:ngày và nơi cấp:....................................................


    Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ)........................................................................................

     

    * Nội dung Đơn xin ly hôn: (xem hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn dưới bài viết)

    ................................................................................................................................

    ................................................................................................................................

    ................................................................................................................................


    Tôi làm đơn này đề nghị Tòa án giải quyết việc ly hôn, cụ thể.


    * Về con chung: (xem hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn dưới bài viết) 

    ................................................................................................................................

    ................................................................................................................................

    ................................................................................................................................


    * Về tài sản chung: (xem hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn dưới bài viết)

    ................................................................................................................................

    ................................................................................................................................

    ................................................................................................................................


    * Về nợ chung: (xem hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn dưới bài viết)

    ................................................................................................................................

    ................................................................................................................................

    ................................................................................................................................


    Tôi xin chân thành cảm ơn./.

     

    Người làm đơn

    (Ký tên - Ghi rõ họ và tên)

     

        Nguyễn Thị/Văn A

     

    Hướng dẫn viết đơn xin ly hôn năm 2017:

     

    1. Phần mở đầu:

    Phần này cần ghi rõ tên tòa án thụ lý giải quyết, điền đầy đủ thông tin của vợ chồng bao gồm Họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú(Theo sổ hộ khẩu). …

     

    2. Phần nội dung đơn ly hôn:

     

    Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không,lý do muốn được giải quyết ly hôn.  Phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn .... Làm Đơn xin ly hôn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.

     

    3.  Phần con chung: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con .... Nếu chưa có con chung ghi chưa có.

     

    4.  Phần tài sản chung: Nếu có tài sản ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia ... và Nếu không có tài sản chung ghi không có.

     

    5.  Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong Mẫu đơn xin ly hôn. Nếu không có nợ chung ghi không có.

     

    Mẫu viết đơn xin ly đúng chuẩn tòa án quy định:

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------***---------

     

    ĐƠN XIN LY HÔN

     

    Kính gửi:  TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

     

    Tên tôi là:   Trần Thị.....Sinh ngày: 01/01/1985

     

    Số CMND: 01234567890 Do Công an Thành phố Hà Nội   cấp ngày: 01/01/1990

     

    Địa chỉ thường trú: Nhà số A, ngõ B, quận Long Biên, Hà Nội

     

    Hộ khẩu thường trú: Nhà số A, ngõ B, quận Long Biên, Hà Nội

     

    Xin được ly hôn với chồng tôi là: Nguyễn Văn B               Sinh ngày: 01/01/1980

     

    CMND số 01234567890Do Công an Thành phố Hà Nội      cấp ngày: 01/01/1980

     

    Địa chỉ thường trú: Quận Long Biên, Hà Nội

     

    Nội dung đơn xin ly hôn:

     

    Chúng tôi đã đăng ký kết hôn ngày     tháng     năm    tại UBND phường A, quận Long Biên, Hà Nội.

     

    Từ khi kết hôn vợ chồng chúng tôi chung sống với nhau tại số nhà ... quận Long Biên, Hà Nội.

    Quá trình chung sống đến tháng 01/2016 thì phát sinh mâu thuẫn. Do chồng tôi thường xuyên đi rượu chè, gây sự chửi bới và đánh đập vợ con, quan điểm trong cuộc sống gia đình và các  vấn đề khác không đồng thuận dẫn đến tình cảm vợ chồng không còn, mục đích của hôn nhân không đạt được.

     

    Hiện nay, tình trạng mâu thuẫn của vợ chồng tôi ngày càng trầm trọng, chúng tôi đã sống ly thân từ khoảng giữa năm 2013. Đến nay, tôi nhận không thể tiếp thấy tục duy trì quan hệ hôn nhân được nữa, việc tiếp tục chung sống chỉ làm khổ cả hai người.

     

    Vì vậy, tôi làm đơn này kính mong Quý tòa xem xét giải quyết cho tôi được ly hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân như hiện nay, cụ thể:

     

    1. Về con:  Chúng tôi có 01 con chung là:

     

    - Nguyễn Thị C sinh ngày 01/01/2001

     

    Do chúng tôi không thỏa thuận được với nhau về việc nuôi con và mức cấp dưỡng hàng tháng nên tôi yêu cầu Tòa án giải quyết cho tôi được nuôi cháu Nguyễn Thị C

     

    2.  Về tài sản chung: Không có

     

    3.  Về nhà ở, quyền sử dụng đất:

     

    Trong thời gian chung sống chúng tôi có mua 1 ô tô trị giá 1,5 tỷ, cùng với 1 căn nhà

    4.  Về vay nợ: Không có

    Kính đề nghị Quý Tòa xem xét, giải quyết nguyện vọng của tôi.

     

                                                                         Hà Nội, ngày     tháng     năm 2015

                                                                                  Họ tên người làm đơn

     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #445346   15/01/2017

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Muốn quay lại với người vợ đã ly hôn cách đây 2 năm

    Câu hỏi:

    Tôi và vợ cũ đang công tác và sinh sống tại cùng một thành phố, chúng tôi ở Hà Nội. Tôi và vợ do có mâu thuẫn không thể hòa hợp nên đã ly hôn cách đây 2 năm. Chúng tôi có 1 con gái 3 tuổi, vợ tôi là người nuôi con nên tôi vẫn đến thăm con thường xuyên. Qua thăm con nhiều và chia sẻ vấn đề của con nên mâu thuẫn của vơ chồng tôi được xóa dần theo từng ngày. Nay tôi và vợ có ý định quay về sống với nhau. Luật sư cho tôi hỏi là tôi và vợ có phải đăng ký kết hôn lại không?

    Trả lời:

    Theo quy định về đăng ký kết hôn, tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn”.

    Như vậy, vợ chồng bạn đã ly hôn cách đây 2 năm, nay muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì vợ chồng bạn phải thực hiện việc đăng ký kết hôn. Hai bạn phải đáp ứng được các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định như: việc kết hôn phải tự nguyện, không giả tạo, hai bạn sau khi ly hôn chưa kết hôn và đang có vợ, chồng mới,…

    Thủ tục đăng ký kết hôn tuân theo pháp luật về hộ tịch, cụ thể Luật Hộ tịch năm 2014 quy định thì:

    – Đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp phường nơi một trong hai bên vợ chồng bạn cư trú.

    – Hai bạn nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

    – Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bạn thì thời hạn giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là không quá 05 ngày làm việc.

     

    Cập nhật bởi luatsutraloi3 ngày 15/01/2017 10:28:16 SA
     
    Báo quản trị |