Tư vấn khi Doanh nghiệp ngừng hoạt động

Chủ đề   RSS   
  • #66844 04/11/2010

    ketoanweb12

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/02/2009
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tư vấn khi Doanh nghiệp ngừng hoạt động

    Cty mình là cty TNHH (2 thành viên) muốn đăng ký phá sản vì làm ăn thua lỗ.

    Được thành lập từ năm 2008, hoạt động trong năm 2008 và đầu 2009. Cuối 2009 đến nay ko có hoạt động gì.

    Sổ sách năm 2010 chỉ có tiền lương trả cho nhân viên ( 02 người: giám đốc và kế toán)

    Vậy mình muốn hỏi:

    1. Thủ tục phá sản như thế nào, khi nào và ai sẽ kiểm tra sổ sách kế toán.

    2. Trong quá trình hoạt động, cty thua lỗ, vốn điều lệ ko đủ trang trải chi phí.

    Do đó giám đốc bỏ tiền túi ra. Trên sổ sách kế toán mình làm hợp đồng vay vốn giám đốc ( ko có điều khoản lãi)

    Như vậy có hợp lý hay ko?

    Mình được biết khi công ty tuyên bố phá sản, sẽ phải trả nợ. Nhưng cty mình chỉ nợ mỗi giám đốc ( cũng là  thành viên góp vốn cao nhất của công ty)

    Vậy thủ tục trả nợ áp dụng tại công ty mình như thế nào?

    Rất mong mọi người tư vấn giúp,

    Mình cảm ơn!
     
    7878 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #66960   04/11/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,


    Với tình huống mà bạn nêu, công ty bạn có thể chấm dứt hoạt động theo tình huống giải thể thì nhanh gọn và thuận tiện hơn.


    Bạn có thể tham khảo vấn đề giải thể doanh nghiệp tại Luật doanh nghiệp 2005
     
    #0000ff;"> 

    #0000ff;">Điều 158. Thủ tục giải thể doanh nghiệp

    #0000ff;">Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:

    #0000ff;">1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    #0000ff;">a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

    #0000ff;">b) Lý do giải thể;

    #0000ff;">c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

    #0000ff;">d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

    #0000ff;">e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    #0000ff;">2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

    #0000ff;">3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

    #0000ff;">Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

    #0000ff;">Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

    #0000ff;">4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

    #0000ff;">a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

    #0000ff;">b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

    #0000ff;">Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

    #0000ff;">5. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

    #0000ff;">6. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.

    #0000ff;">Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #66973   04/11/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    ketoanweb12 viết:

    2. Trong quá trình hoạt động, cty thua lỗ, vốn điều lệ ko đủ trang trải chi phí
    Do đó giám đốc bỏ tiền túi ra. Trên sổ sách kế toán mình làm hợp đồng vay vốn giám đốc ( ko có điều khoản lãi)
    Như vậy có hợp lý hay ko?

    Mình được biết khi công ty tuyên bố phá sản, sẽ phải trả nợ. Nhưng cty mình chỉ nợ mỗi giám đốc ( cũng là  thành viên góp vốn cao nhất của công ty)

        
           Vậy là công ty không có khả năng cho trả tất cả các khoản nợ vậy không đủ điều kiện để giải thể.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #67188   06/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Chỉ cần giám đốc có văn bản cam kết không truy đòi khoản nợ là vẫn có thể thực hiện giải thể. Bởi vì theo tình huống này thì giám đốc (chủ nợ) cũng là thành viên góp vốn cao nhất.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #68034   11/11/2010

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Chào bạn!

    Theo tôi thì khi đưa ra giải pháp là giải thể doanh nghiệp các bạn nên đưa ra lý giải, vì rõ ràng là người đưa ra câu hỏi muốn hỏi thủ tục phá sản mà. (chỉ là theo tôi thôi nhé, đừng hiểu lầm). Trên cơ sở đó, tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn như sau:

    - Đối với trường hợp của bạn, nên cân nhắc về mặt thực tế để lựa chọn phương án xem giải thể hay phá sản, cụ thể như sau:

    + Giải thể: Điều kiện để giải thể là "khi doanh nghiệp đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác". Ưu điểm của hình thức này là thủ tục hành chính - thời gian, chi phí...đỡ tốn kém, phức tạp hơn thủ tục phá sản. Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan thuế, cơ quan dấu và cơ quan đkkd đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp. 

    Ngoài ra còn một ưu điểm nữa so với hình thức phá sản đó là danh tiếng, uy tín của những chủ/thành viên quản lý doanh nghiệp bị giải thể không bị ảnh hưởng nhiều. Do đó doanh nghiệp bạn có thể chọn hình thức này khi giám đốc và các bên khác xác nhận rằng công ty không có khoản nợ và phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

    + Phá sản: Thủ tục này là thủ tục tư pháp, thực hiện tại Tòa. Thủ tục tương đối phức tạp, thủ tục này được thực hiện khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và không trả nổi nợ…Vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc, nếu liên quan đến trách nhiệm của từng cá nhân hoặc do giám đốc doanh nghiệp không thỏa thuận được với thành viên còn lại về khoản nợ... thì mới lựa chọn cách thức này.

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #68178   12/11/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần



    Cám ơn Ls Kiên đã bổ sung để làm rõ ý của mình. Trân trọng.

    CV

     
    Báo quản trị |