Tư vấn giải quyết về người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #532710 08/11/2019

    TrinhHungLC

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Tư vấn giải quyết về người lao động

    Xin nhờ luật sư tư vấn giúp:

    Tại công ty tôi xảy ra 01 trường hợp lao động HĐLĐ không xác. 2 vợ chồng cãi nhau tại nhà riêng không may bị bỏng nặng toàn thân phải đi chữa trị dài ngày (10 tháng). Công ty đã làm thủ tục ốm đau cho người lao động theo quy định. Đến nay người lao động đòi đi làm trở lại nhưng công ty chúng tôi các nghề theo quy định của bộ LĐTBXH xếp vào nghề nặng nhọc độc hại.

    Vậy xin hỏi luật sư tư vấn hộ cách giải quyết và cần các thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Xin chân thành cảm ơn./. 

     
    931 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TrinhHungLC vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535572   25/12/2019

    Theo như thông tin mà anh có cung cấp thì người lao động bị bỏng nặng toàn thân phải đi chữa trị dài ngày 10 tháng và công ty có thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

    Theo quy định tại Điều 10  Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về việc nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì

    - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

    - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    => Trường hợp của công ty anh có ngành nghề theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội xếp vào nghề nặng nhọc độc hại, không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới phù hợp hơn cho người lao động và đồng thời thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

     

     
    Báo quản trị |