"Tư hữu hóa đất đai sẽ rất phức tạp"

Chủ đề   RSS   
  • #249171 18/03/2013

    Pham_U_No

    Male
    Mầm

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2013
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 22 lần


    "Tư hữu hóa đất đai sẽ rất phức tạp"

    Gần đây việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp cũng như luật Đất đai đã có rất nhiều ý kiến yêu cầu hình thức đa sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân về đất đai. Đây là một vấn đề lớn, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đa số ý kiến của nhân dân, các cơ quan tổ chức đều khẳng định trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta sở hữu toàn dân về đất đai là phương án hợp lý nhất. Nó có tính chất lịch sử tất yếu và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của nước ta, bởi vì đây không chỉ thuần túy là kinh tế mà đây còn là vấn đề chính trị - xã hội.

    Việt Nam đã trải qua các cuộc đấu tranh giải phóng giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, phải kiên trì giành từng tấc đất mới có được ngày hôm nay. Chế độ đất đai của ta qua nhiều thời kỳ khác nhau nên có thể nói tư hữu hóa đất đai hoặc nhiều hình thức sở hữu đất đai sẽ nảy sinh những phức tạp về chính trị, xã hội. Ở đây không chỉ nằm ở vấn đề sở hữu mà cốt lõi là quy định quyền của người chủ sở hữu đất thay mặt cho toàn dân trong sở hữu đất, cũng như quyền của người dân được giao quyền sở hữu đất như quyền sở hữu tài sản.

    Nếu đất đai tư nhân hóa chế độ sẽ thay đổi, vì đất đai là tư liệu sản xuất là tài sản lớn nhất của giai cấp, của toàn dân. Nhà nước là người đại diện nắm dữ, đây cũng là một trong những điều cơ bản thể hiện bản chất của chế độ nhà nước. Nếu đa sở hữu, tư nhân hóa về sở hữu đất đai thì liệu con đường Xã hội Chũ nghĩa sẽ tồn tại tiếp tục phát triển hay không?

    50b4dhv@gmail.com

    Sdt 01649871460

    Phạm Thái Học

     
    16962 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #249187   18/03/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Muốn tư hữu hóa thì phải có một quy hoạch tổng thể thống nhất và xây dựng các chế định hoàn thiện bảo vệ cho quy hoạch đó. Ở Việt Nam mình, quy hoạch thay đổi xềnh xệch, quy hoạch treo lơ lửng, quy hoạch manh mún, ... sao dám tư hữu.

    Tôi nghĩ không cần quan tâm đến ai sở hữu; vì dù ai sở hữu thì đó cũng trong lãnh thổ Việt Nam chứ không mang ra ngoài lãnh thổ được. Quan trọng là cơ chế đảm bảo cho việc sử dụng, sở hữu nó mà thôi.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    Pham_U_No (18/03/2013) cuncon_201@zing.vn (13/01/2021)
  • #249235   18/03/2013

    Pham_U_No
    Pham_U_No

    Male
    Mầm

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2013
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 22 lần


    Nhưng với trình độ quản lý đất đai còn yếu kém, pháp luật có thể nói là xộc xệch chưa đồng bộ về đất đai, việc quẩn lý đối với đất thuộc sỡ hữu toàn dân còn nhiều lỏng lẻo và sai phạm. Nếu với tình hình kinh tế hiện tại, "Trình độ làm luật có hạn" và những tiêu cực trong xã hội thì việc cho hình thức đa sỡ hữu, tư nhân hóa đất đai thì tôi e rằng con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn sẽ chệch ra khỏi đường băng của nó, "bởi từ những luồng gió từ bên ngoài".......

    50b4dhv@gmail.com

    Sdt 01649871460

    Phạm Thái Học

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Pham_U_No vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (18/03/2013)
  • #249241   18/03/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Theo tôi, hình thức sở hữu đất đai không quyết định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cũng như trước đây chúng ta thay đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp (bao cấp) sang nền kinh tế thị trường vậy.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #249245   18/03/2013

    Pham_U_No
    Pham_U_No

    Male
    Mầm

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2013
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 22 lần


    Nó không phải là yếu tố quyết định, nhưng với tình hình hiện nay thì nó là nhân tố ảnh hưởng rất lớn....

    50b4dhv@gmail.com

    Sdt 01649871460

    Phạm Thái Học

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Pham_U_No vì bài viết hữu ích
    Jean-Albert (23/11/2020)
  • #249257   18/03/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Chào bạn!

    Tôi nghĩ không có gì là ảnh hưởng cả, dù sở hữu toàn dân hay sở hữu tư nhân cũng có khác gì đâu, có chăng chỉ là cơ chế quản lý khác đi một chút.

    Hiện tại, việc sở hữu toàn dân đang là tiền đề cho quá nhiều phức tạp trong quản lý sử dụng đất, dễ thấy nhất là tình trạng quy hoạch treo mà người dân ẵm đủ; đây cũng là một trong những nguyên nhân kiềm chế hiệu quả sử dụng đất, qua đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #249413   19/03/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Chào bạn!

    Tôi nghĩ không có gì là ảnh hưởng cả, dù sở hữu toàn dân hay sở hữu tư nhân cũng có khác gì đâu, có chăng chỉ là cơ chế quản lý khác đi một chút.

    Hiện tại, việc sở hữu toàn dân đang là tiền đề cho quá nhiều phức tạp trong quản lý sử dụng đất, dễ thấy nhất là tình trạng quy hoạch treo mà người dân ẵm đủ; đây cũng là một trong những nguyên nhân kiềm chế hiệu quả sử dụng đất, qua đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.

    Khác nhiều chứ, sở hữu tư là nền tảng cơ sở của chủ nghĩa tư bản (khuyến khích làm giàu cho cá nhân dựa trên các tài sản mà cá nhân sở hữu thông qua việc sử dụng, phát triển, trao đổi tài sản), sở hữu toàn dân là chẳng ông dân nào thực sự sở hữu cả nên việc quản lý, sử dụng nó để đem lại lợi ích cho toàn dân là cả một vấn đề mà mấy chục năm qua nhà nước giải mãi mà chẳng ra nên cứ như con kiến lại leo cành đa ....

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    SAdmin (19/03/2013) nguyenkhanhchinh (19/03/2013)
  • #249411   19/03/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Các bác cứ nói chuyện xa xôi ở đâu đâu, thực tế thì chả thấy bàn.

    Tư hữu và Công hữu khác nhau trước hết ở chủ thể có quyền sở hữu

    =>> Thay đổi chủ thể có quyền sở hữu =>> Thay đổi chủ thể có quyền định đoạt

    Ở đây hiện đang là Nhà nước có quyền định đoạt việc sử dụng đất đai=> thích thu hồi là thu hồi, ngăn cản việc thu hồi =>> chống đối nhà nước =>> có quyền cưỡng chế

    Nếu thay đổi chủ thể có quyền định đoạt

    =>> Dân có quyền định đoạt việc sử dụng đất đai =>> Nhà nước muốn thu hồi phải được sự đồng ý của dân (tất nhiên trừ những trường hợp vì lợi ích chung) được =>> Dân không muốn cho Nhà nước sử dụng thì Nhà nước muốn cưỡng chế cũng không được =>> Không còn cơ hội cho những nhóm lợi ích thâu tóm đất đai để chiếm lợi về mình

    Còn các lý do như:

    1. Thay đổi chế độ sở hữu =>> Thay đổi pháp luật phức tạp =>> Lý do này vớ vẩn, hệ thống pháp luật của nước ta luôn luôn thay đổi, 20 năm trước cũng thay đổi lại toàn bộ và đất nước tiến lên =>> Vậy cớ gì thay đổi pháp luật thì dân nghèo nước yếu !?

    2. Thay đổi chế độ sở hữu =>> hỏng chế độ XHCN =>> Lý do này rất vớ vẩn, chế độ XHCN đơn giản là có đặc điểm là kỹ thuật tiên tiến, khoa học phát triển, dân trí cao, con người công bằng bình đẳng với nhau .... còn cái công hữu tư liệu sản xuất nó là sang tận CN cộng sản rồi.

    3. Thay đổi chế độ sở hữu =>> thay đổi hệ thống hành chính =>> Nhà nước là của dân thì thành lập, thay đổi hay tiêu diệt nó đều là quyền của dân, không phải quyền của nhà nước.

    ....

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    SAdmin (19/03/2013) nguyenkhanhchinh (19/03/2013)
  • #249422   19/03/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Em không đồng tình với anh unjustice và bạn boyluat ; bởi lợi ích chính là mục đích của vấn đề sử dụng đất. Dân có giàu thì nước mới giàu được 8-).

    Về chủ sở hữu, dù tư hay nhân trong vấn đề đất đai, thì nó vẫn nằm trong phạm vi lãnh thổ chứ không mất đi; khi đã xác định đất đai là nguồn tài nguyên vô giá, tất nhiên có cơ chế quản lý khác, đó là quy hoạch. Dù ai là chủ sở hữu thì vẫn thực hiện theo quy hoạch ấy, nói cho dễ thở hơn là mục đích sử dụng đất.

    Anh sở hữu đất không có nghĩa là anh muốn làm gì thì làm, đó chính là cơ chế đặc trưng của đất mà các quốc gia khác đã thực hiện.

    Riêng mục số 1, 2, 3 của bạn boyluat, tui đồng ý với mức cao :'(. Vậy nên tui muốn rằng nhà nước thay đổi chính sách đất đai hiện nay.

    Xin nhiều chuyện tí!

     

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #249432   19/03/2013
    Được đánh dấu trả lời

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà, đúng là dân có giàu thì nước mới giàu. Nhưng sự giàu có ấy lại tập trung vào một nhóm cá nhân có đất, khác hẳn với sự giàu có "đồng đều" của mọi người dân mà CNXH mong muốn đạt được.

    Một trong những ông tổ của CNTB, Adam Smith, đã nhận ra mặt trái của CNTB "ở đâu có sở hữu (tư) tài sản thì ở đó có bất công. Chế độ (pháp lý) tư hữu được thiết lập nhằm bảo vệ người giàu chống lại người nghèo hay người có tài sản chống lại người không có tài sản"

    Thế hệ cha ông đi làm cách mạng là mong muốn xóa bỏ cảnh "người bóc lột người" (người nắm trong tay tư liệu sản xuất bóc lột người không có tư liệu sản xuất, theo lý luận của Marx), để người nghèo có ruộng mà bây giờ chấp nhận sở hữu tư nhân đất đai thì há chẳng phải là quay về bến cũ sao?

    Nói thế để thấy nói thay đổi thì dễ nhưng thay đổi được hay không thì còn phải bàn cãi nhiều.

    Quan điểm của mình trước giờ thì vẫn ủng hộ "tư hữu tài sản" bởi vì chỉ có chế độ tư hữu mới bảo đảm khai thác tài sản ở mức hiệu quả cao nhất. Còn mặt trái của CNTB thì phải dùng các chính sách của nhà nước để khắc phục. Chứ cứ lửng lửng lơ lơ như hiện tại thì tài sản của quốc gia vẫn cứ mất dần dần (thông qua các quyết định cấp đất, thu hồi đất sai trái, không minh bạch của các quan chức được giao quản lý) mà người dân thì cũng chẳng an tâm sản xuất, hoạt động kinh doanh trên mảnh đất của mình.

    Hơn nữa đất đai không còn là tư liệu sản xuất chủ yếu và quan trọng nhất trong nền sản xuất hiện đại phụ thuộc nhiều vào tri thức như ngày nay nữa.

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 19/03/2013 03:39:28 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Pham_U_No (19/03/2013)
  • #249467   19/03/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Unjustice viết:

    Một trong những ông tổ của CNTB, Adam Smith, đã nhận ra mặt trái của CNTB "ở đâu có sở hữu (tư) tài sản thì ở đó có bất công. Chế độ (pháp lý) tư hữu được thiết lập nhằm bảo vệ người giàu chống lại người nghèo hay người có tài sản chống lại người không có tài sản"

    Thế hệ cha ông đi làm cách mạng là mong muốn xóa bỏ cảnh "người bóc lột người" (người nắm trong tay tư liệu sản xuất bóc lột người không có tư liệu sản xuất, theo lý luận của Marx), để người nghèo có ruộng mà bây giờ chấp nhận sở hữu tư nhân đất đai thì há chẳng phải là quay về bến cũ sao?

    Em lại không đồng ý với quan điểm này của anh Hải, và cả của ông Smith kia nữa.

    1. Câu nói của ông Smith chỉ phù hợp với thời đại của ông ấy - ở thế kỷ XVI, khi mà sự phân biệt giai cấp hết sức nặng nề, chỉ những ai có tài sản mới có tiếng nói trong xã hội, đặc biệt là quyền bầu cử càng nhiều tài sản thì càng có địa vị xã hội.

    Còn hiện nay thì quyền tài sản là một quyền tách rời, không có liên quan tới địa vị pháp lý của công dân hay con người.

    Tại thời điểm hiện tại thì chế độ tư hữu có tác dụng khuyến khích lao động sản xuất mới đúng, vì nó bảo đảm cho người ta được hưởng thành quả lao động của chính mình, không bị ai đó tước đoạt một cách bất bình đẳng.

    Bình đẳng trước người phán xét mới là cái mà mọi người cần phải phấn đấu để cố gắng đạt tới chứ còn đã có xã hội loài người thì phải có mẫu thuẫn.

    2. Sở hữu tư nhân về đất đai với "người bóc lột người" là hai phạm trù khác nhau.

    Bất kể ai cũng có quyền sở hữu và họ tự định đoạt việc sở hữu của mình thì sao còn có thể có chuyện người bóc lột người ở đây !?

    Chỉ khi nào đối tượng đang sở hữu không được bình đẳng với đối tượng muốn chiếm hữu trước người phán xét thì mới có chuyện "bóc lột" hay "ăn cướp" xảy ra.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #249454   19/03/2013

    Pham_U_No
    Pham_U_No

    Male
    Mầm

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2013
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 22 lần


     

    Em đồng tình với bác Unjustice

    50b4dhv@gmail.com

    Sdt 01649871460

    Phạm Thái Học

     
    Báo quản trị |  
  • #249531   20/03/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Em hổng đồng tình với anh Hải, cũng như bạn Pham U No.

    Đồng tình với bạn boyluat!

    Nhưng em sẽ không đi vào phân tích chủ nghĩa, bởi vốn dĩ em không mặn mà lắm với những gì trên giấy tờ và thực tế.

    Thực tế có bóc lột hay không, ai làm giàu cho ai thì không thể nhìn vào tư hữu hay công hữu đất.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #249604   20/03/2013

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


       Phan Thái Học thân mến!. B���n nói: "Tư hữu hóa đất đai sẽ rất phức tạp"

       Bạn đừng sợ "phức tạp" bởi Hiến pháp 1992, Dự thảo Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật đã quy định rất chặt chẽ, rất rõ. Chính mọi quy định rõ ràng trong hệ thống văn bản pháp luật đã làm vô hiệu "phức tạp" như bạn nghĩ.

       Bạn thử đưa ra một hoặc nhiều giả định "phức tạp" xem nào? mình tin chắc mọi giả định mà bạn cho là phức tạp sẽ bị vô hiệu bởi các căn cứ pháp lý ngay thôi mà. Do vậy Đất đai Nhà nước đại diện chủ sở hữu hay nhiều hình thức sở hữu thì cũng đều do Nhà nước thống nhất quản lý. Còn việc ai là chủ sở hữu đất đai lại phải đối chiếu với nhiều văn bản pháp luật quy định để kết luận. Có thế mới được lòng dân !

       Mình cho rằng "Tư hữu hóa đất đai" hay "Nhiều hình thức sở hữu" là đúng bởi điều này không chỉ đúng với Hiến pháp quy định mà còn mang tính công bằng bởi "Nhà nước thống nhất quản lý".

    Lê Minh Vũ - Thanh Hóa

    Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 20/03/2013 11:45:43 SA

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |