Tư cách của Nhà nước - Điều 644 BLDS

Chủ đề   RSS   
  • #101420 09/05/2011

    Nguyenluc151

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2010
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Tư cách của Nhà nước - Điều 644 BLDS

    Xin chào toàn thể anh em Dân Luật!

    Trong quá trình học môn luật Dân sự mình có 1 thắc mắc mà đến giờ mình vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính thức, nay mình đưa lên để mọi người cùng thảo luận.

    Vấn đề thế này :
    Theo quy định của BLDS 2005.

    Điều 644. Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước 

    Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước

    Xung quanh điều luật này thì hiện đang có 2 luồng quan điểm khác nhau:

    Luồng thứ nhất cho rằng là việc Nhà nước hưởng di sản thừa kế theo Điều 644 với tư cách dân sự ( như 1 hàng thừa kế đặc biệt)

    Luồng thứ hai thì cho rằng Nhà nước hưởng di sản thừa kế theo Điều 644 với tư cách chiếm hữu tài sản vô chủ.

    Mình thật sự không thể biết được quan điểm nào sẽ hợp lý và đúng tinh thần của điều luật cả, mong các bạn cùng trao đổi và thảo luận.

    Cảm ơn mọi người nhiều!


    Cùng chia sẽ kiến thức của bạn với người khác, đó mới là đạo vĩnh hằng.

     
    8224 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #101436   09/05/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    nguyenluc151 viết:
    Xin chào toàn thể anh em Dân Luật!

    Trong quá trình học môn luật Dân sự mình có 1 thắc mắc mà đến giờ mình vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính thức, nay mình đưa lên để mọi người cùng thảo luận.

    Vấn đề thế này :
    Theo quy định của BLDS 2005.

    Điều 644. Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước 

    Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước

    Xung quanh điều luật này thì hiện đang có 2 luồng quan điểm khác nhau:

    Luồng thứ nhất cho rằng là việc Nhà nước hưởng di sản thừa kế theo Điều 644 với tư cách dân sự ( như 1 hàng thừa kế đặc biệt)

    Luồng thứ hai thì cho rằng Nhà nước hưởng di sản thừa kế theo Điều 644 với tư cách chiếm hữu tài sản vô chủ.

    Mình thật sự không thể biết được quan điểm nào sẽ hợp lý và đúng tinh thần của điều luật cả, mong các bạn cùng trao đổi và thảo luận.

    Cảm ơn mọi người nhiều!



    Chào bạn đeo kính đen!
    Bấy giờ đọc bài bạn tôi mới biết là có hai quan điểm này, nhưng theo tôi thì ý kiến thứ nhất phù hợp hơn bởi
    - Chiếm hữu tài sản vô chủ còn phụ thuộc vào thời hiệu còn hưởng di sản theo điều 644 thì không phụ thuộc vào các quy định về thời hiệu.
    - Thứ hai tài sản vô chủ là tài sản mà người chủ sở hữu xác nhận là đã từ bỏ quyền sở hữu thông qua một hành vi pháp lý hoặc hợp đồng còn tài sản được xử lý trong điều 644 thì không như thế.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    Nguyenluc151 (11/05/2011)
  • #101673   10/05/2011

    Nguyenluc151
    Nguyenluc151

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2010
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Cảm ơn " anh bạn chăn trâu".

    Mọi người ai có quan điểm khác không ạ? Mình thì mình theo quan điểm thứ nhất là Nhà nước hưởng với tư cách dân sự chứ không phải là theo tư cách là vật vô chủ, Nhưng mình chưa thể giải thích được cho hợp lý, mong mọi người góp ý kiến!

    Cảm ơn mọi người!

    Cùng chia sẽ kiến thức của bạn với người khác, đó mới là đạo vĩnh hằng.

     
    Báo quản trị |  
  • #101679   10/05/2011

    hominhdaklak
    hominhdaklak

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    chao ban!
    theo quan điểm của tôi, muốn hiểu điều luât này theo luồng quan điểm nào, trước tiên mình phải đưa ra và áp dụng cho tình huống cụ thể như nội dung của điều luật đã nêu. 
    - trường hợp thứ nhất :  nếu Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật  thì có thể hiểu theo Luồng quan điểm thứ hai của ban đó là Nhà nước hưởng di sản thừa kế theo Điều 644 với tư cách chiếm hữu tài sản vô chủ.
    - trương hợp thứ hai : có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản th se theo luong quan điểm kia.

    Phật day: "Trong tâm có là có, trong tâm không có là không có"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hominhdaklak vì bài viết hữu ích
    Nguyenluc151 (11/05/2011)
  • #101696   10/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người !

    Theo mình quan điểm thứ 2 là phù hợp hơn cả.

    Một nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đó là trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lí do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần dân tộc, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau.

    Theo đó thì Nhà nước cũng chỉ là một chủ thể bình thường như các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ tài sản mà thôi, không có gì là đặc biệt hết. Cái thuật ngữ chủ thể đặc biệt này thường hay được sử dụng ở các nước xã hội chủ nghĩa và mang tính chất chính trị nhiều hơn là pháp lý.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    Nguyenluc151 (11/05/2011)
  • #101780   11/05/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    @ boyluat: già chăn trâu không đồng ý với "trai lơ" (nghe người ta bảo thế :D) về ý này lắm.

    Thực ra mình cũng chưa biết tư cách dân sự là gì nhưng nếu theo bạn như vậy thì để bình đẳng
     di sản này sẽ phải do chủ thể nào hưởng mới là bình đẳng đây?
    Theo tinh thần của Đảng mình nghĩ chủ thể "nhà nước" xử lý số tài sản này vẫn là bình đẳng nhất trong các chủ thể khác :)).
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    Nguyenluc151 (11/05/2011)
  • #101784   11/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào HH !

    Mình nói vấn đề bình đẳng để muốn nói nhà nước nếu có tham gia vào quan hệ dân sự, thì cũng chỉ là một chủ thể thường, chứ không phải là một chủ thể đặc biệt.

    Theo bạn thì nếu thừa kế với tư cách là một người thừa kế thì hưởng trên cơ sở lý luận nào. Thừa kế kà sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác. Theo truyền thống đó là cha mẹ truyền lại con nối tiếp nếu không chia cho người khác, hoặc chỉ chia cho người khác qua một sự thể hiện ý chí rõ ràng. Không thể có người thừa kế không có quan hệ huyết thống với người chết khi không có sự thể hiện ý chí rõ ràng của người chết rằng sẽ cho một hoặc toàn bộ di sản cho họ.

    Điều 249 BLDS cũng có đoạn: "Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó."

    Người chết biết mình không có người thừa kế theo pháp luật mà cũng không cho một đối tượng không có quan hệ huyết thống với mình như vậy chẳng phải là họ thực hiện hành vi từ bỏ quyền sở hữu đối với nó hay sao !? Khi đó chẳng phải di sản thừa kế là vật vô chủ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    Nguyenluc151 (11/05/2011)
  • #101922   11/05/2011

    Nguyenluc151
    Nguyenluc151

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2010
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Cảm ơn các bạn đã trao đổi, sau một thời gian tìm kiếm thì mình cũng tự có câu trả lời cho mình như sau.Mình xin chia sẻ cùng các bạn như sau:

    Mình theo quan điểm thứ nhất là Nhà nước hưởng với tư cách dân sự chứ không phải với tư cách là chiếm hữu vật vô chủ.

    Nếu như nói Nhà nước hưởng với tư cách là chiếm hữu vật vô chủ thì ở đây Nhà nước sẽ không thực hiện các nghĩa vụ của người chết để lại cho các chủ thể khác (nếu có.), như vậy sẽ không công bằng với các chủ thể khác.

    Còn nếu Nhà nước hưởng với tư cách dân sự thì Nhà nước sẽ thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại.

    Hơn nữa, tại Điều 767 BLDS 2005 thì:

    Điều 767. Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài 

    1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

    2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    3. Di sản không có người thừa kế bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.

    4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

    Mình có thể dựa vào căn cứ này để chứng minh theo quy định của pháp luật thì ở nước ta Nhà nước hưởng di sản không có người thừa kế với tư cách dân sự chứ không phải với tư cách là chiếm hữu vật vô chủ.

    Bởi nó có sự phân biệt tài sản là động sản và bất động sản và Nhà nước chỉ hưởng khi di sản đó là động sản của công dân nước mình để lại ( dù tài sản đó đang ở nước ngoài). Và bất động sản nếu như bất động sản đó đang ở trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy đối với di sản của người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam mà khi  người đó qua đời mà không có người thừa kế thì Nhà nước mình không thể xác lập quyền sở hữu đối với nó được, mà di sản đó sẽ được chuyển cho nước mà người đó mang quốc tịch. Nhà nước hỉ có quyền xác lập quyền sở hữu khi đó là bất động sản mà thôi.

    Trên đây là quan điểm của mình về vấn đề này, mình muốn chia sẻ cùng với các anh, chị và các bạn. Mình mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người. Cảm ơn mọi người!

    Cùng chia sẽ kiến thức của bạn với người khác, đó mới là đạo vĩnh hằng.

     
    Báo quản trị |  
  • #101926   11/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    nguyenluc151 viết:
    Nếu như nói Nhà nước hưởng với tư cách là chiếm hữu vật vô chủ thì ở đây Nhà nước sẽ không thực hiện các nghĩa vụ của người chết để lại cho các chủ thể khác (nếu có.), như vậy sẽ không công bằng với các chủ thể khác.

    Còn nếu Nhà nước hưởng với tư cách dân sự thì Nhà nước sẽ thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại.


    Nói như bạn cũng không chính xác. Căn cứ nào để cho rằng NN hưởng với tư cách dân sự thì sẽ thực hiện nghĩa vụ của người chết !? Và căn cứ nào để cho rằng NN hưởng với tư cách chiếm hữu vật vô chủ thì không phải thực hiện các nghĩa vụ của người chết để lại !?

    Việc hưởng với tư cách nào không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của người chết để lại, vì dù hưởng theo tư cách nào thì phần được hưởng cũng chỉ là phần tài sản sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại mà thôi.

    nguyenluc151 viết:
    Hơn nữa, tại Điều 767 BLDS 2005 thì:

    Điều 767. Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài 

    1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

    2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    3. Di sản không có người thừa kế bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.

    4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.


    Bởi nó có sự phân biệt tài sản là động sản và bất động sản và Nhà nước chỉ hưởng khi di sản đó là động sản của công dân nước mình để lại ( dù tài sản đó đang ở nước ngoài). Và bất động sản nếu như bất động sản đó đang ở trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy đối với di sản của người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam mà khi  người đó qua đời mà không có người thừa kế thì Nhà nước mình không thể xác lập quyền sở hữu đối với nó được, mà di sản đó sẽ được chuyển cho nước mà người đó mang quốc tịch. Nhà nước hỉ có quyền xác lập quyền sở hữu khi đó là bất động sản mà thôi.


    Nhà nước hưởng với tư cách nào và Nhà nước nào được hưởng, và hưởng cái gì là hai vấn đề khác nhau. Hai vấn đề này không liên quan tới phạm vi chúng ta đang bàn luận, không thể râu ông nọ cắm cằm bà kia như thế được.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #101934   11/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Vấn đề di sản thừa kế thuộc về Nhà nước nào mà nguyenluc đưa ra là thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế, không nằm trong phạm trù bài thảo luận mà bạn đưa ra. Vì thực tế, tại sao các điều ước quốc tế người ta thường quy định vậy, đó là bởi vì để tránh những xung đột pháp lý hoặc tranh chấp pháp lý giữa các nước với nhau. Các tranh chấp pháp lý này xảy ra vì số di sản đó là tài sản vô chủ, nên người ta phải quy định một nguyên tắc nhất định trong tư pháp quốc tế để phân định.
    Còn vấn đề bạn đưa ra là Nhà nước sẽ hưởng di sản thừa kế không người thừa kế thuộc trường hợp tài sản vô chủ hay hàng thừa kế thì theo mình nó thuộc trường hợp tài sản vô chủ. Bởi lẽ, nếu xét là hàng thừa kế thì theo quy định của pháp luật, người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân. Đối với thừa kế theo di chúc thì đối tượng thừa kế mới có thể là pháp nhân, tổ chức.
    Khi người chết để lại di sản mà không có người thừa kế, người thừa kế bị truất quyền thừa kế... thì có nghĩa là số di sản đó là di sản không có chủ. Nhà nước sẽ đại diện cho toàn thể công dân của quốc gia mình quản lý số tài sản đó.
    Trong trường hợp sau khi số tài sản đó đã thuộc quyền chiếm hữu của Nhà nước mà lại xuất hiện người thừa kế hợp pháp thì Nhà nước sẽ phải thực hiện việc hoàn trả lại số tài sản.
    Điều này khác với việc, nếu Nhà nước thuộc đối tượng hưởng thừa kế thì đương nhiên sẽ không phải trả lại số tài sản trên.
    Do đó, việc hưởng di sản thừa kế trong những trường hợp này phải được hiểu là chiếm hữu với tư cách tài sản vô chủ.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |