TRUY THU BHXH, BHYT

Chủ đề   RSS   
  • #234850 22/12/2012

    tranlehakt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 0 lần


    TRUY THU BHXH, BHYT

    Thưa luật sư!

    Em có tìm hiểu qua 1 số câu hỏi và câu trả lời của luật sư liên quan đến việc truy thu BHXH và BHYT

    Nhưng em vẫn còn 1 số thắc mắc, mong luật sư giúp đỡ:

    - Cty em thành lập 11/2010 đến nay chưa tham gia đóng BHXH, cty hoạt động trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo máy.

    Cty chỉ có 01 GĐ và 01 PGĐ ko có thêm nhân viên nào.Khi có chế tạo máy móc cũng do 02 người này làm, cũng có thuê công nhân (nhưng là thời vụ)

    Vậy, luật sư cho em hỏi, ngành nghề mà cty đang hoạt động có thuộc ngành bắt buộc tham gia BHXH hay ko?

    Nếu có thì cty phải đóng BHXH cho cả 2 ngừơi? và có bị truy thu mấy năm về trứoc ko?

    văn bản nào để em có thể tham khảo về mức lương đóng BHXH cũng như mức truy thu.

    Em chân thành cảm ơn luật sư!

     

     

     
    3664 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #235202   24/12/2012

    cuongnguyen_2009
    cuongnguyen_2009

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


     

    - Thứ nhất là người lao động, phải thỏa mãn các điều kiện sau:

    + Là công dân Việt Nam.

    + Một trong các trường hợp sau:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức;

    c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

    d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

    đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

    e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    Như vậy, theo quy định trên thì chỉ có trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng  lao động có thời hạn dưới 3 tháng mới không phải tham gia bảo hiểm  xã hội bắt buộc.

    - Thứ hai, người sử dụng lao động.

    Bao gồm:

    + Cơ quan nhà nước,

    + Đơn vị sự nghiệp,

    + Đơn vị vũ trang nhân dân;

    + Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,

    + Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,

    + Tổ chức xã hội - nghề nghiệp,

    + Tổ chức xã hội khác;

    + Cơ quan, tổ chức nước ngoài,

    + Tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

    + Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

    - Ngoài ra, chúng ta còn thấy tại  Đ141 LLĐ, khi người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động mà thời hạn từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn thì người sử dụng lao động và người lao động bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc.

     
    Báo quản trị |