Trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc thì bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #598191 31/01/2023

    Trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc thì bị xử lý như thế nào?

    Căn cứ Điều 36 Bộ luật lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ đối với trường hợp cụ thể quy định tại điểm e khoản 1 là NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

    Như vậy, trường hợp NLĐ tự ý nghỉ việc 05 làm việc liên tiếp trở lên mà không được sự cho phép của NSDLĐ và cũng không có lý do chính đáng như ốm đau, bệnh tật thì lúc này NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ này mà không phải bồi thường hoặc đền hợp đồng cho NLĐ.

    Thêm vào đó, lúc này, NLĐ còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đối với NSDLĐ căn cứ Điều 40 Bộ luật lao động 2019 như sau: Thứ nhất, NLĐ sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc; Thứ hai, NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không nghỉ không báo trước. Cuối cùng là phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo theo quy định.

    Tuy nhiên NLĐ vẫn sẽ nhận được lương tương ứng với những ngày đã làm việc trong tháng đó theo như thỏa thuận trong hợp đồng lao động (hoặc lương của những tháng trước trong trường hợp NLĐ chưa được nhận).

     

     
    249 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #598287   31/01/2023

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2030)
    Số điểm: 14851
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc thì bị xử lý như thế nào?

    Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc thì có thể xử lý kỷ luật lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tùy theo việc nghỉ việc này thỏa mãn các điều kiện hay không?
     
    Tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có nêu:
     
    "Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
     
    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
     
    ...
     
    e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;"
     
    Như vậy, trong trường hợp mà người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Quy định này là quy định mới so với quy định trước đây tại Bộ luật Lao động 2012, ở đây trao quyền hơn người sử dụng lao động khi mà trước đây có nhiều trường hợp như vậy nhưng không thể xử lý được.
     
    Trong trường hợp nếu không nghỉ liên tiếp 05 ngày nhưng có thể bị xử lý kỷ luật sa thải nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019:
     
    "Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
     
    ...
     
    4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
     
    Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."
     
    Báo quản trị |  
  • #599358   28/02/2023

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc thì bị xử lý như thế nào?

    Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 về đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì khi người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày liên tục mà không có lí do chính đáng thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. Tuy nhiên trên thực tế người sử dụng lao động rất khó nhận được khoản bồi thường này vì không thể liên lạc được với người lao động sau khi họ bỏ việc và người sử dụng lao động cũng không thể giam lương hay trừ vào lương của người lao động này trước khi trả lương.

     

     
    Báo quản trị |