Trường hợp này được xem là đồng phạm phải không?

Chủ đề   RSS   
  • #99573 28/04/2011

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Trường hợp này được xem là đồng phạm phải không?

    Có 2 người A và B. Hai người là bạn quen biết với nhau. Một hôm A rủ B đi chơi và A kêu 1 chiếc taxi. A đã giấu 1 con dao thủ sẵn để cướp taxi nhưng B hoàn toàn không biết A đang chuẩn bị ăn cướp mà cứ tưởng là A hôm nay sang kêu taxi đi chơi. A ngồi ghế trước bên cạnh tài xế và B ngồi ghế sau. A bảo chạy đến 1 đoạn đường nào đó thì A bất ngờ dí dao vào tài xế(B bất ngờ hoàn toàn vì do bất ngờ nên không có 1 phản ứng nào để ngăn chặn) nhưng tài xế đã nhanh hơn đã gạt con dao cuả A và phóng ra ngoài xe và kêu cứu và quần chúng đến bắt A và B.
    1)Trong trường hợp này có phải B là đồng phạm phải không?
    2) Nếu như các bạn lỡ "bị" dính trong trường hợp của B thì phải làm gì để minh oan vô tội?.(Cái này không biết trước được đâu cho nên hãy cho ý kiến để phòng ngừa thằng bạn mình khi không nó gây hoạ cho mình)
     
    4398 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #99580   29/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn KyHuuPhat!

    Bạn không học luật mà cũng có tình huống "hốc" quá nhỉ!

    Theo QQ thì thế này:

    1)A và B không phải là đồng phạm.

    2)Trong tố tụng hình sự thì việc chứng minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, bị can/bị cáo có quyền chứng minh mình vô tội chứ không phải là nghĩa vụ.

    Vì thế cơ quan tiến hành tố tụng phải có nhiệm vụ chứng minh rằng giữa A với B có sự bàn bạc với nhau để thực hiện tội phạm. Điều này sẽ được thực hiện thông qua lời khai của người bị hại, lời khai của A, của B, kết quả khám nghiệm hiện trường...

    Nếu mình lỡ bị "dính" trong trường hợp của B thì điều đầu tiên là khai báo thành khẩn, sau đó là xuất trình những chứng cứ chứng minh. Như việc A rủ đi chơi việc rủ này thông qua tin nhắn điện thoại  còn được lưu giữ...

    Đại loại là tình huống này thực tế rất dễ xảy ra và cũng phải nói là tùy cơ ứng biến thôi chứ để nói được hết thì là 1 vấn đề không dễ, QQ chỉ có thể nghĩ ra được từng đó thôi.

    thân!


     
    Báo quản trị |  
  • #99842   29/04/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


    hi đúng là hóc búa thật nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra trong thực tế.
     1)Theo lý thuyết thì đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên cố ý  cùng thực hiện một tội phạm.(nghĩa là phải có sự hoạt động chung: hành vi của 2 người phải có sự liên kết thống nhất với nhau, hành vi của người này hỗ trợ bổ sung và là điều kiện cho hành vi của người khác có ảnh hưởng tác động qua lại với nhau làm cho hoạt động phạm tội chung có hiệu quả hơn và nguy hiểm hơn).
            Trong tình huống này thì đề bài đã nêu ra quá rõ ràng B hoàn toàn không biết A đang chuẩn bị ăn cướp => A, B không phải là đồng phạm.
    2) Mình đồng quan điểm với bạn QQ.

    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |