Trộm chó bị xử như thế nào

Chủ đề   RSS   
  • #249087 17/03/2013

    lamhjhj

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Trộm chó bị xử như thế nào

    Dựa trên tình huống có thật:

    A và B di cùng nhau trên 1 chiec xe may và thủ sẵn súng điện, thòng lọng, đèn pin để bắt trộm chó. Khi A và B biết nhà C có chó (mặc dù nhà C đã có xây tường rào, có cổng khóa) nên đã lên kế hoạch đột nhập vào khuân viên nhà C để thực hiện hành vi trộm chó. Và đến 3h đêm A  đã leo tường đột nhập vào khuân viên nhà C để thực hiện hành vi đã được bàn sẵn. khi A đã bắt được 1 con và chuyển chó ra ngoài cho B, A tiếp tục bắt con thứ 2. C nghe thấy tiếng chó sua nghi có chuyện nên đã tỉnh ngủ và chạy ra xem. A thấy mình bị phát hiện liền leo tường tẩu thoát cùng vs B và cùng với con chó đã bắt đc.

    Do nhà C có camera quan sát nên đã ghi hình được hành vi của A và B, C đã trình báo vs công an địa phương và đã bắt được A và B.A và B chưa có tiền án tiền sự

    Được biết con chó bị A và B bắt được là con cưng trong nhà, và C đã nuôi dưỡng nó hơn 10 năm từ khi còn nhỏ cho tới khi bị A và B bắt. C nuôi chó để giữ nhà, tuy là giống chó thường nhưng sống lâu với con người nên rất tinh khôn.C xem no như một thành viên trong gia đình, C đi chợ bao giờ cũng mua thêm khẩu phần riêng cho nó, tuy chỉ là vài con cá biển hay những phần thịt vụn nhưng phần ăn của nó mỗi năm không dưới 2,5 triệu đồng.

    TH1: A và B đem chó bắt được bán cho D (D là chủ quán thịt chó) được 450 nghìn đồng

    TH2: A và B đem chó bắt được bán cho D (D là chủ quán thịt chó) được 550 nghìn đồng

    Theo Luật Sư TH1 va TH2 thi A và B sẽ bị xử phạt như thế nao?

    mong luật sư nói rõ

     
    11993 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #249111   17/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    Trường hợp bạn nêu, để có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiên nay thì cần phải có biên bản định giá của Hội đồng định giá có thẩm quyền. Mới có căn cứ xử lý.

    A, B chưa có tiền án, tiền sự nếu giá trị tài sản trộm được dưới 2 triệu đồng thì không bị truy cứu TNHS mà bị xử phạt hành chính theo Nghị định 73/2010/NĐ-CP.

    Nếu giá trị tài sản trộm cắp này từ 2 triệu trở lên thì A và B sẽ bị truy cứu TNHS theo quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự:

     

    Điều 138.  Tội trộm cắp tài sản 

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    lamhjhj (17/03/2013)
  • #249119   17/03/2013

    lamhjhj
    lamhjhj

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    xin cảm ơn bạn

    trường hợp nếu A và B đã có tiền án tiền sự  thì A và B có bị truy cuu TNHS không, và D là người tiêu thụ tài sản phạm tội thì có bị truy cứu TNHS không.

    Mình thấy A và B thực hiện hành phi phạm tội có tổ chức vì 2 người đã phân công rõ công việc đó là 1 người chạy xe đứng ở ngoài đợi và 1 người thì leo tường vào khuân viên nhà C để thực hiện hành vi. và A đã phạm thêm tội xâm phạm chỗ ở của công dân (điểm a khoản 2 Điều 124) vì leo tường đột nhập vào khuân viên của nhà C. và mình thấy A và B phạp tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 2 Điều 138) và dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm (điểm d khoản 2 Điều 138) đó là mang theo súng điện để thực hiện hành vi. Vậy sao A và B vẫn không bị truy cứu TNHS?

     
    Báo quản trị |  
  • #249333   18/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    Nếu A và B đã có tiền án, tiền sự mà chưa được xóa án tích, chưa hết tiền sự thì sẽ bị xử lý hình sự theo điều 138 BLHS nêu trên.

    Căn cứ điều 250 Bộ luật hình sự, nếu D biết rõ tài sản này do phạm tội mà có mà vẫn mua thì sẽ bị truy cứu TNHS.

    Nếu A và B không có tiền án, tiền sự thì sẽ không bị truy cứu TNHS khi nếu giá trị tài sản trộm cắp dưới 2 triệu. Và lúc này A và B không phải là đồng phạm trong BLHS. 

    Với hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của A và B như trên thì sẽ không cấu thành tội quy định tại điều 124 BLHS.

    Hành vi trên không có tính chất chuyên nghiệp, không sử dụng việc trộm cắp tài sản làm nguồn sống chính, không thực hiện phạm tội từ 5 lần trở lên.

    Dùng thủ đoạn xảo huyệt, nguy hiểm bạn có thể tham khảo Thông tư liên tích 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    buigiabaoviet (18/03/2013) lamhjhj (19/03/2013)
  • #249366   19/03/2013

    lamhjhj
    lamhjhj

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn bạn. cho mình hỏi thêm 1 vấn đề nữa

    Nếu muốn A và B bị truy cứu TNHS thì ngoài trường hợp giá trị tài sản trộm được trên 2 triệu, hoặc đã có tiền án tiền sự mà chưa được xóa án tích thì có còn trường hợp nào ma A và B phải bị truy cứu TNHS khi tài sản trộm được dưới 2 trieu không?

     
    Báo quản trị |  
  • #249513   19/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    lamhjhj viết:

    Xin cảm ơn bạn. cho mình hỏi thêm 1 vấn đề nữa

    Nếu muốn A và B bị truy cứu TNHS thì ngoài trường hợp giá trị tài sản trộm được trên 2 triệu, hoặc đã có tiền án tiền sự mà chưa được xóa án tích thì có còn trường hợp nào ma A và B phải bị truy cứu TNHS khi tài sản trộm được dưới 2 trieu không?

    Thân chào bạn!

    Ngoài hai trường hợp nêu trêm thì A và B còn có thể bị truy cứu TNHS nếu phạm tội nhiều lần một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian tài sản <2tr nhưng tổng các lần trộm cắp này trị giá tài sản trên 2 tr thì A và B vẫn phạm tội.

    Bạn có thể tham khảo mục 5 Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP. 

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |