Trơ cấp mất viêc và trơ cấp thôi viêc???

Chủ đề   RSS   
  • #89823 22/03/2011

    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Trơ cấp mất viêc và trơ cấp thôi viêc???

    Anh chi nào giúp em giải đáp giữa trơ cấp mất viêc và trơ cấp thôi viêc khác nhau như thế nào với a.
    Khi nào thì người lao đông đươc nhân trơ cấp mất viêc và khi nào thì nhân trơ cấp thôi viêc??
    Em cảm ơn anh chi nhiều.

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    22777 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #89847   22/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào em!

     Theo quy định tại BLLĐ năm 1994

    Điều 17.

    1- Trong trường hợp#ff0000;"> do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ #ff0000;">đủ mười hai tháng trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì #ff0000;">phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.

    Điều 42.

    1- #ff0000;">Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ #ff0000;">đủ mười hai tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm #ff0000;">trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.

    Em tham khảo thêm nhé!

     Trong điều luật đã nêu rõ ràng rồi, anh không phân tích nữa nhé!

     Em hiểu chưa nhỉ!

     Thời hạn nhận trợ cấp thôi việc và mất việc:

    Điều 43.

    Trong thời hạn#ff0000;"> bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; #ff0000;">trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động được thanh toán theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.

    Người sử dụng lao động ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động vào sổ lao động và có trách nhiệm trả lại sổ cho người lao động. Ngoài các quy định trong sổ lao động, người sử dụng lao động không được nhận xét thêm điều gì trở ngại cho người lao động tìm việc làm mới.

      Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    fcvietnam (24/12/2012)
  • #89853   22/03/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn.
    Vấn đề của bạn đã được trả lời tại:
    http://www.phamnghiem.com.vn/vn/luat-su/tra-loi-phap-luat/luat-lao-dong/VWUKAM024734/
    Thân.

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #89863   22/03/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Chào bạn, hiện nay có một số ý kiến liên quan đến việc thay thế trợ cấp thôi việc bằng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, mình xin trích một bài phân tích (sưu tầm) gửi các bạn tham khảo thêm:

    #fcc9f7; text-align: center;">#0731d9; font-family: arial;">NHỮNG BẤT CẬP LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC, TRỢ CẤP MẤT VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG HIỆN NAY

     

    Trước đây, khi người lao động thôi việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc do doanh nghiệp chi trả và mức chi trả được tính “một năm thâm niên được hưởng ½ tháng lương đóng BHXH”. Tại Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/05/2009 thì từ 01/01/2009, việc tính trợ cấp thôi việc không áp dụng nữa vì doanh nghiệp đã đóng BHTN cho NLĐ. Điều này làm nẩy sinh một số vấn đề bất cập trong chính sách dành cho người lao động.

     

    Trong vấn đề này, chúng ta không bàn đến “trợ cấp mất việc”. Trợ cấp mất việc được hướng dẫn tại Điều 17, Bộ luật Lao động. Theo đó, khi thay đổi cơ cấu mà cho người lao động thôi việc (tức là làm cho người lao động mất việc) thì Doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động (có thời gian làm việc trên 1 năm) một khoản “trợ cấp mất việc” là mỗi năm thâm niên được hưởng 1 tháng lương, và tối thiểu là 2 tháng lương. Cụ thể tại Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003, hướng dẫn tại các Điều 11, 12, 13. Trong đó, tại điều 13, Nghị định 39 cũng hướng dẫn hàng tháng trích từ 1% đến 3% Quỹ lương đóng BHXH để trích lập “quỹ dự phòng trợ cấp mất việc”.

     

    Ở đây, điều cần bàn là “trợ cấp thôi việc”. Nghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn tại Điều 14 v/v Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả trợ cấp thôi việc cho người lao động trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động (đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động; Điều 37, các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 38, khoản 1 Điều 41, điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.) Nguồn kinh phí trả cho “Trợ cấp thôi việc” tính vào Chi phí (TK 642). Thời gian làm việc là từ 12 tháng trở lên sau đó, nếu từ 1 tháng đến 6 tháng thì làm tròn thành 6 tháng, trên 6 tháng thì làm tròn thành 1 năm. Mức trợ cấp là mỗi năm làm việc thì được hưởng ½ tháng lương và phụ cấp (nếu có).

    Đến đây chắc cũng không có gì “phàn nàn” nếu không có Luật BHXH ban hành năm 2006 với các điều khoản liên quan đến “Trợ cấp thất nghiệp”. Theo Luật BHXH ban hành năm 2006, điều khoản bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng từ 01/01/2009, và chỉ áp dụng trợ cấp thất nghiệp đối với NLĐ đã đóng đủ BHTN từ 12 tháng trở lên (Điều 81). Theo Điều 3 Luật này, “Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.” Và được hưởng tối thiểu từ 3 tháng trợ cấp thất nghiệp trở lên (60% mức lương trước thất nghiệp). Nhưng không được hưởng quá 1 năm. (Điều 82).

    Sau đó, tại Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH thì hướng dẫn (do thời gian từ 01/01/2009 đã đóng BHTN rồi, nên) việc tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên chỉ dừng đến 31/12/2008 thôi.

                Vấn đề nằm ngay ở điểm là, chúng ta không có “định nghĩa về trợ cấp thất nghiệp”. Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền nuôi sống cho NLĐ trong thời gian NLĐ bị thất nghiệp, tức là hoàn toàn không liên quan đến vấn đề công tác trước đó. Ở đây có 2 điều cần quan tâm. Thứ nhất, giả sử người lao động thôi việc vào tháng 06/2009, thì trợ cấp thôi việc của NLĐ chỉ được tính đến 31/12/2008, trong khi NLĐ không hưởng được trợ cấp thất nghiệp vì thời gian đóng BHTN mới được 6 tháng! Đây là một thiệt thòi. Thứ hai, giả sử NLĐ đóng đủ trên 12 tháng BHTN nhưng khi nghỉ việc cơ quan cũ sang làm cơ quan mới, thì “vì không thất nghiệp nên không hưởng BHTN” và cũng không được Cơ quan cũ “trợ cấp thôi việc”. Đây chính là điểm thứ hai làm người lao động bị thiệt thòi.

                Thử phân tích khái niệm “trợ cấp thôi việc”. Nếu khoản trợ cấp thôi việc là “để hỗ trợ người lao động không còn việc làm trong thời gian đi xin việc mới” thì có thể đánh đồng và thay thế bởi BHTN. Nhưng thật ra, từ lâu nay, người lao động nghỉ việc Cơ quan cũ sang làm Cơ quan khác vẫn hưởng “Trợ cấp thôi việc”. Trong các văn bản trước đây nói về “nghĩa vụ doanh nghiệp phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động” không có văn bản nào giải thích mục đích, ý nghĩa của “trợ cấp thôi việc”. Điều này làm cho hầu hết NLĐ cho rằng trợ cấp thôi việc là một khoản nghĩa vụ mà doanh nghiệp trả cho thời gian cống hiến lâu dài tại doanh nghiệp và khi ra đi họ được hưởng. Nếu đó là một khoản trợ cấp cho thời gian cống hiến tại doanh nghiệp thì lại càng không thể thay thế “trợ cấp thôi việc” bằng “bảo hiểm thất nghiệp”.

                Nếu phân tích đúng hơn, thì “Trợ cấp thất nghiệp” phải được thay thế cho “Trợ cấp mất việc” mới đúng. Nhưng đằng này, chúng ta lại đi thay “Trợ cấp thôi việc” bằng “Trợ cấp thất nghiệp”.

                Và điều làm cho Kế toán “hoang mang”

                Hầu hết các Kế toán đang “hoang mang” vì TK 351 hiện nay xử lý thế nào. Tuy nhiên, trong bài viết này, căn cứ các quy định hiện hành, xin đưa ra ý kiến như sau : Vào ngày 31/12 hàng năm, kế toán vẫn căn cứ tổng quỹ lương BHXH trích từ 1% đến 3% (quỹ lương năm theo khả năng của doanh nghiệp) để đưa vào Quỹ dự phòng “trợ cấp mất việc” (Nợ TK 642, Có TK 351). Đối với các Doanh nghiệp niêm yết, thì việc trích lập quỹ này được thực hiện tại thời điểm lập BCTC giữa niên độ (căn cứ quỹ lương quý). Khi chi trả trợ cấp mất việc (chứ không phải là trợ cấp thôi việc) thì ghi Có TK 111, Nợ TK 351.

                Kiến nghị

                Kiến nghị Bộ LĐTBXH điều chỉnh quy định liên quan đến “trợ cấp mất việc”, “trợ cấp thôi việc”, “trợ cấp thất nghiệp” đồng thời công bố định nghĩa rõ ràng về các khoản này để NLĐ hiểu rõ hơn. Thiết nghĩ, việc duy trì “trợ cấp thôi việc” là cần thiết vì “trợ cấp thôi việc” là khoản trợ cấp mà doanh nghiệp dành cho NLĐ khi họ rời khỏi cơ quan sau một thời gian gắn bó. Vì cũng theo Điều 41 Bộ Luật Lao động thì nếu người lao động vi phạm kỷ luật buộc thôi việc hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì không được hưởng “trợ cấp thôi việc”. Nếu có thể, nên thay thế “trợ cấp mất việc” bằng “trợ cấp thất nghiệp”.

                Bên cạnh đó, kiến nghị điều chỉnh Khoản 6, Điều 139 Luật BHXH đã ban hành như sau :”Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việctheo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.” Vì điều khoản này đã “hủy bỏ” cả “trợ cấp mất việc trợ cấp thôi việc”, đơn phương hủy bỏ Điều 17 và Điều 42 Bộ luật Lao động. Trong khi chưa có văn bản nào hướng dẫn việc hủy bỏ trợ cấp mất việc từ Bộ Tài chính và cách thức xử lý TK 351.

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
    thienthan200754 (10/10/2012)
  • #89900   22/03/2011

    maidieuthuyk09
    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn anh Khacduy, chỉ là khi hoc, em thấy cô giảng phần này hơi mông lung, mâ%3ḅp mờ trong các trường hơp giải quyết nên hỏi lai cho chắc. 
    Cảm ơn mấy anh nhé.

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    Báo quản trị |  
  • #89915   22/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Hi maidieuthuyk09

     Chúc em thành công!

     Diễn đàn nơi giao lưu học hỏi khá thú vị, ai cũng có lúc thắt mắt, cũng có lúc sai, và anh cũng vậy mà! lên diễn đàn có người sửa cho mình! hihi

     Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #100429   04/05/2011

    pesvn
    pesvn

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2009
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 551
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    các bạn giúp mình vấn đề trong luật lao động

    Mình có một thắc mắc nhỏ mong các bạn giải đáp dùm mình: phân biệt mất việc và thôi việc. Chế độ áp dụng đối với mất việc là gì?

    Theo ý kiến của mình cũng như đã nghiên cứu trong giáo trình của trường ĐH Luật HN thì :
    "Trên thực tế, có nhiều lý do khiến NLĐ bị mất việc làm. Có thể đó là do lỗi của chính bản thân NLĐ (chẳng hạn như họ vi phạm pháp luật nên bị chủ sử dụng lao động sa thải) hoặc cũng có thể là do lỗi của NSDLĐ đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải trái pháp luật khiến NLĐ bị mất việc làm hoặc NLĐ mất việc không do lỗi của các bên chủ thể trong quan hệ lao động mà vì lý do kinh tế""

    Nhưng bạn mình lại cho rằng mất việc chỉ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, vì lý do kinh tế quy định tại Điều 17 và Điều 31 BLLĐ.
    Mong các bạn giải đáp thắc mắc của mình.
    Mình xin trân thành cảm ơn
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 04/05/2011 10:11:20 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #100460   04/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Em có thể tham khảo các bài viết ở trên!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #100607   05/05/2011

    heocononline
    heocononline

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 620
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 0 lần


    mình có công thức thê nè dễ hiểu hơn
    thôi việc = T * L(bq) * 1/2

    mất việc = T * L(bq) * 1

    t là thời gian làm việc (năm)

    L (bq) lương bình quân 6 tháng cuối

     
    Báo quản trị |