1) Tôi nói là "cột chung cái cây thì xích mích" chứ đâu có bảo "cột chung một dây xích" !!
2) Vậy thì cách giải quyết cũng tương tự như tôi đã nói
Trích dẫn:Còn nếu trong trường hợp (như trường hợp trâu đực thấy trâu cái mà bạn đưa ra), con trâu đực của ông Tám thấy con trâu của anh Chính thì hung tính nổi lên (có thể hai con đang nói chuyện bằng tiếng của chúng :)) ) xồ ra làm đứt dây cột húc chết con trâu của anh Chính, lúc này lỗi lại thuộc về ông Tám và ông Tám có trách nhiệm bồi thường thiệt hại con trâu chết theo khoản 4, ĐIều 625 BLDS 2005.
Ông Tám phải có trách nhiệm bồi thường giá trị con trâu bị chết và lấy con trâu chết hoặc phải bồi thường khoản chênh lệch giữa giá trị con trâu có thể bán khi còn sống so với giá trị con trâu đã chết.
Ông Tám không thể thoái thác trách nhiệm bởi sự bất cẩn của ông ta. Nếu trường hợp này không phải con trâu mà chỉ đơn giản là một đứa trẻ nghịch ngợm đứng cách xa 50m trêu con trâu đó, mà nó cũng bứt dây húc chết đứa trẻ đó thì ông ta có thể còn phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn. Đây cũng chính là một bài học đối với ông ta !
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 18/04/2011 09:35:39 PM
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.