Tranh luận nảy lửa về Luật biểu tình

Chủ đề   RSS   
  • #148233 17/11/2011

    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 674 lần


    Web

    Tranh luận nảy lửa về Luật biểu tình

    Đại biểu tự ứng cử ở TP. HCM Hoàng Hữu Phước cho rằng nếu lấy ý kiến, đa số dân sẽ không đồng ý ban hành Luật  biểu tình, song theo ông Dương Trung Quốc, phát biểu như vậy là xúc phạm đến dân.

    Thảo luận hội trường sáng nay (17/11) về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu đã tranh thủ diễn đàn để bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình.

    “Đa số công dân sẽ không ủng hộ”

    Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu: “Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật”.

    Lý do đầu tiên ông Phước nêu là ở Việt Nam đã có Mặt trận Tổ quốc. “Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận, vậy Luật lập hội có cần không?”, ông Phước dõng dạc hỏi.

    Luật biểu tình, theo ông lại càng không cần. Và ông tỉ mỉ dẫn lại các cứ liệu lịch sử.

    ĐB Hoàng Hữu Phước

    Theo đó, từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức, mãi cho đến những năm 1960, từ ngữ “biểu tình” mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại chính phủ Kennedy đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam.

    Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ“, ông Phước nói.

    Ông Phước dẫn chứng thêm, trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration luôn để chống Chính phủ. Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.

    Từ lập luận trên, ông Phước đúc kết lại, “Việt Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do, dân chủ”.

    Theo ông, điều mà nước ta đang cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. “Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao nhiêu tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?”, ông Phước lên tiếng.

    Sau hàng  loạt lập luận trên, vị đại biểu của TP.HCM dẫn chứng về hậu quả của một số cuộc biểu tình vừa diễn ra vừa qua. Mà điển hình là các cuộc biểu tình đó gây ra nạn tắc đường.

    Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người ở thành phố nhằm chống đường lưỡi bò, ông đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng đe dọa những người đang tập hợp biểu tình ấy.

    “Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu tình và chống biểu tình. Chưa kể những cuộc tập hợp đông người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân tại khu vực bị phong tỏa do biểu tình”, ông Phước nói.

    Ông kết luận, cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân.

    Ông Phước khẳng định, nếu được lấy ý kiến, đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.

    Phản ứng với quan điểm cho rằng ở nước ngoài vẫn tổ chức biểu tình thì Việt Nam cũng sẽ làm được, ông Phước lần lượt nêu dẫn chứng các cuộc biểu tình xảy ra ở Anh, ở Mỹ vừa qua và kết luận, hầu hết đều biến thành bạo loạn và làm ô danh đất nước.

    “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”, ông Phước chốt lại bài phát biểu đanh thép của mình.

    Rất nhiều ĐBQH cũng tán thành ý kiến ông Phước. Chẳng hạn, theo đại biểu Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận), phải hiểu sâu xa những vụ việc biểu tình phản đối đường lưỡi bò như vừa qua có thể xuất phát từ động cơ tốt nhưng nên hiểu rõ đằng sau đó là gì? 

    Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Huế) nói, cho phép tổ chức biểu tình sẽ dễ khiến nhiều lực lượng lợi dụng, thậm chí sự chỉ đạo của nước ngoài. Nếu xảy ra vấn đề nhạy cảm, tranh chấp, chính quyền nên tăng cường đối thoại với dân. “Chứ theo tôi nghĩ có Luật biểu tình vô hình trung có thể thành chống chế độ, nếu chúng ta mít tinh như ý kiến của anh Phước tôi đồng tình, mít tinh là biểu thị sự đồng tình”.

    Còn đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) cho rằng, ra luật vào lúc này là rất nhạy cảm và nói đến biểu tình là nói đến phản đối, chống đối là chính. “Tự do, dân chủ không phải là biểu tình, không phải cứ cho biểu tình là mới có tự do, dân chủ mà cái chính là chăm lo phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đó mới là cái cơ bản”, ông Tùng nói.

    “Phát biểu như thế là xúc phạm đến dân”

    Là người duy nhất ủng hộ dự án luật trong sáng nay, ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã đứng lên trao đổi: “Diễn đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm và nhận thức của mình để phát biểu ý kiến nhằm trao đổi, nhằm thuyết phục hướng tới sự đồng thuận trong những quyết định chung”.

    ĐB Dương Trung Quốc

    Theo ông, ở Quốc hội, đã đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, trường hợp đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận là hết sức nguy hiểm.

    Ông Quốc dẫn lại nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh nội hàm của “quyền biểu tình” đã được xác lập từ trong lịch sử và cũng nhiều lần được Hồ Chí Minh nhắc đến.

    “Chúng ta tự hào trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc biểu tình ngày 1/5/1938, hạt nhân lãnh đạo là những người cộng sản tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh đòi tự do, cơm áo hòa bình và ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân. Như thế biểu tình có từ nguồn gốc xa xưa, nhận thức nó như thế nào ở góc độ của một nhà nước, của người cầm quyền”, ông Quốc nói.

    Theo ông, ngay trong bản Sắc lệnh 31 ban hành 11 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập đã viết rằng “công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

    Hiến pháp năm 1946 không có chữ “biểu tình”. Nhưng trong Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trước đó đã giải thích: “Xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa, nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao”.

    Ông Quốc khẳng định, phải nhìn biểu tình cả hai cách, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp để mà thực thi quyền hành pháp. Nhìn một mặt thì chỉ thấy sự hỗn loạn.

    Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình và thuật ngữ “biểu tình” đã trở thành một chính văn của luật cơ bản.

    Theo ông Quốc, những cuộc biểu tình phát huy cả hai mặt. “Đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế, chúng ta thấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn của phong trào, đặc biệt ở đô thị đã tác động tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước”, ông Quốc phân tích.

    Bằng chứng rõ ràng nhất là những năm 1980, khi các hiện tượng diễn ra ở nông thôn Thái Bình, theo cách nhìn của đại biểu Phước là bạo loạn, phải dẹp bỏ thì các nhà lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã trực tiếp đi vào tận tâm bão tìm hiểu để thấy hai mặt của vấn đề rồi từ đó kịp thời điều chỉnh.

    Ông Quốc giải thích, việc bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình là nói đúng tên của nó.

    Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật”, ông Quốc nói.

    Theo ông, Luật biểu tình là một công cụ để điều chỉnh, bảo đảm những yếu tố tích cực và quyền của người dân.

    “Không phải tự nhiên mà Thủ tướng cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, phải có lộ trình thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường”, ông Quốc kết luận.

    Lê Nhung  – Ảnh: Bình Minh

    Theo Nguồn VietNamNet.Vn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/48799/tranh-luan-nay-lua-luat-bieu-tinh.html

     
    17810 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    hoadainhan1 (21/11/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #148234   17/11/2011

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 674 lần


    Web

    Toàn văn lời phát biểu của hai đại biểu Hoàng Hữu Phước

    Dưới đây là toàn văn lời phát biểu của đại biểu Hoàng Hữu Phước

    Hoàng Hữu Phước – TP Hồ Chí Minh

    Kính thưa Quốc hội.

    Tôi kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này vì những lý do như sau:

    Thứ nhất, về Luật lập hội, ở Việt Nam Mặt trận Tổ quốc được thành lập năm 1977 trên cơ sở thống nhất ba tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam – Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam.

    Hiện nay Mặt trận Tổ quốc có 44 tổ chức thành viên, nếu xếp theo các loại hình tổ chức như đoàn thể chính trị, tôn giáo, từ thiện, xã hội và nghề nghiệp thì có đến 22 hội đoàn trong nhóm nghề nghiệp: từ Hội luật gia, Hội nhà báo đến Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập v.v… Nếu như vẫn còn thiếu các hội nghề nghiệp khác mới xuất hiện do sự phát triển của xã hội thì có thể thành lập mới cùng trong quy mô rộng khắp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?

    Nếu Luật lập hội là để tạo nên các hội mới nằm bên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như 44 thành viên hiện hữu để làm phong phú hơn tổ chức hùng mạnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?

    Thứ hai, về Luật biểu tình. Kể từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức nhằm phản đối Chính phủ Vương quốc Đại Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan áp bức nhân dân Ấn Độ . Mãi cho đến những năm 60 của thế kỷ trước từ ngữ “biểu tình” mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại Chính phủ Kennedy đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam, rồi phát triển mạnh mẽ thành các cuộc biểu tình chống Chính phủ Mỹ liên tục từ năm 1960 đến 1975, thậm chí tiếp tục ngay cả sau khi Hoa Kỳ thất bại tháo chạy khỏi Việt Nam, biểu tình chống Chính phủ Mỹ đã từ Mỹ lan ra toàn thế giới. Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ nước mình, khi 1 triệu người dân Mỹ đổ về Thủ đô Washington tháng 9 năm 2009 họ chống lại Tổng thống Obama, gọi ông là kẻ có dã tâm, biến Hoa Kỳ thành quốc gia xã hội chủ nghĩa, bày ra kế sách bảo hiểm y tế vì người nghèo, biểu tình chưa là hình thức bày tỏ chính kiến chống lại một nước khác ngay cả khi nước đó đang xâm lược nước mình. Cuộc tập hợp khổng lồ tại quảng trường đỏ là để bao quân đoàn Liên Xô tiến thẳng ra chiến trường chiến đấu chống Đức quốc xã và chống bọn nha gian. Để phản đối sự xâm lược của nước khác tiến hành chống lại nước mình chỉ có gia nhập quân đội, dồn tài sản cá nhân cho Bộ Quốc phòng mới là hành động duy nhất, cần thiết. Điều cần làm rõ ở đây là trong tiếng Anh biểu tình, tức là Demonstration luôn để chống Chính phủ nước mình hay một chủ trương của Chính phủ nước mình, còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của Chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với Chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.

    Như vậy, Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ. Như vậy, cái Việt Nam cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không. Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây Thành phố Hồ Chí Minh chống đường lưỡi bò tôi đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng nguyền rủa, thóa mạ, văng tục đầy đe dọa những người đang tập hợp mà ta gọi là biểu tình ấy. Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu tình và chống biểu tình, chưa kể những cuộc tập hợp đông người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân, xâm hại quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của người dân, buôn gánh bán bưng, đoan chính, tự trọng kiếm từng đồng tiền nhỏ chứ quyết tâm không làm hành khất, xâm hại thu nhập chính đáng của những cửa hàng hoạt động kinh doanh hợp pháp tại khu vực bị phong tỏa do biểu tình, xâm hại quyền được chăm sóc của công dân khi đau ốm hay khi chuyển dạ sinh con mà xe cứu thương không để đến được hay xâm hại hạnh phúc của công dân khi xe hoa của họ không thể nhúc nhích được trên đường vì tắc đường.

    Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân. Câu hỏi được đặt ra ở đây là dự án Luật biểu tình đã tham vấn ý kiến, nguyện vọng của cử tri, công dân là người cao tuổi, cựu kháng chiến, cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, tập thể nông dân, tập thể quân đội, công an, những chiến sỹ biên phòng đang trấn giữ biên cương của tổ quốc và hải đảo quốc gia, những nhà tu hành chân chính hay chỉ vì một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm. Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.

    Có ý nói rằng ở nước ngoài người ta biểu tình đàng hoàng nên ở Việt Nam cũng sẽ làm được. Ở Việt Nam hiện nay đã 100% đội mũ bảo hiểm khi đi bằng xe máy chưa, có chấm dứt chen lấn ở nơi công cộng chưa, có tham gia giao thông đúng luật chưa. Đó là chưa kể ở đất nước có nền văn học hoàng kim, mặt trời không bao giờ lặn trên cương thổ vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, cuộc biểu tình tháng 8 vừa qua tại Luân Đôn và lan ra một số thành phố lớn khác đã biến thành bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà, làm ô danh đất nước. Cuộc biểu tình chiếm phố Wall suốt 2 tháng nay tại NewYork và hơn 20 thành phố lớn ở Mỹ vừa bị cảnh sát ra tay dẹp do tình trạng bẩn thỉu, mất vệ sinh, ẩu đả, trộm cắp và hiếp dâm xảy ra tại các nơi biểu tình làm ô danh nước Mỹ. Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh. Đây là ý kiến của tôi mong được sự ủng hộ của Quốc hội. Xin cảm ơn.

    Cập nhật bởi daonhan ngày 17/11/2011 06:39:23 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #148235   17/11/2011

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 674 lần


    Web

    Toàn văn lời phát biểu của hai đại biểu Dương Trung Quốc

    Dưới đây là toàn văn lời phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc

    Dương Trung Quốc – Đồng Nai

    Kính thưa Quốc hội,

    Tôi nhận thức diễn đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm và nhận thức của mình để phát biểu ý kiến nhằm trao đổi, nhằm thuyết phục hướng tới sự đồng thuận trong những quyết định chung của Quốc hội. Vì thế, tôi muốn trao đổi ý kiến của một số đại biểu cho rằng Luật Biểu tình là chưa cần thiết.

    Ở Quốc hội, đã đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận hết sức nguy hiểm. Biểu tình đâu chỉ bắt đầu có từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chúng ta đang được hưởng ngày Quốc tế lao động là thành quả của cuộc đấu tranh của những người lao động ở Chicago từ những thế kỷ trước. Chúng ta tự hào trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc biểu tình ngày 1/5/1958, hạt nhân lãnh đạo là những người Cộng sản tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh đòi tự do, cơm áo hòa bình và ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân. Như thế biểu tình có từ nguồn gốc xa xưa, nhận thức nó như thế nào ở góc độ của một Nhà nước, của người cầm quyền. Tôi thấy cần nhắc lại bản Sắc lệnh 31 ban hành 11 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích trong bản Sắc lệnh nội hàm của chữ “biểu tình” để chúng ta thấy được phải nhận thức nó từ hai chiều. Văn bản này viết rằng “công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài”, đúng là trong Hiến pháp năm 1946 không có chữ “biểu tình”. Nhưng trong Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trước đó đã giải thích: “xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa, nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao nên ra Sắc lệnh này”, tức là Sắc lệnh về biểu tình.

    Như thế ta phải nhìn biểu tình cả hai cách của nó, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp pháp luật để mà thực thi quyền hành pháp. Nếu không chúng ta chỉ nhìn một mặt thì chúng ta chỉ nhìn thấy mặt hỗn loạn của nó thôi. Chúng ta biết rằng cho đến bản Hiến pháp năm 1959 thì chữ “biểu tình” đã được đưa vào trong chính văn, ở Chương III của Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 25 khi đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình thì thuật ngữ “biểu tình” đã trở thành một chính văn của luật cơ bản. Như thế nó không phải vì xa lạ cả, chúng ta thấy tất cả trong thực tiễn lịch sử những cuộc biểu tình ấy có thể phát huy cả hai mặt, đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế chúng ta thấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn của phong trào, đặc biệt ở đô thị đã tác động tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Còn chữ “mít tinh” cũng chỉ là biến dạng của ngôn ngữ. Nếu chúng ta nhìn vào hiện tượng ngay gần đây gắn liền với thời kỳ đổi mới khi những hiện tượng diễn ra ở tỉnh Thái Bình nơi từng có truyền thống của tiếng trống Tiền Hải. Nếu quan niệm đơn giản như chúng ta, như đại biểu Phước ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có cách dẹp bỏ nhưng chính lúc đó các nhà lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã trực tiếp đi vào tận tâm bão tìm hiểu thì thấy hai mặt của vấn đề có những yếu tố kích động nhưng cũng có những yếu tố thực tế, có vấn đề trong bộ máy lãnh đạo cầm quyền, vì vậy dẫn đến điều chỉnh một cách thích hợp.

    Bây giờ chúng ta đang chứng kiến những sự kiện trong quá trình hội nhập thế giới, việc biểu tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình, ta nói đúng tên của nó. Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật. Luật biểu tình là một công cụ để chúng ta điều chỉnh, chúng ta bảo đảm những yếu tố tích cực của nó và chúng ta bảo đảm quyền của người dân, thóa mạ những người biểu tình như thế chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của nhà nước, đó là những người yêu nước, cách biểu thị của họ không thích hợp trong hoàn cảnh này vì chúng ta chưa có luật. Không phải tự nhiên mà Thủ tướng Chính phủ cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội chúng ta hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đương nhiên đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, chúng ta phải có lộ trình thích hợp, thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường trong thế giới hiện nay. Xin cảm ơn Quốc hội.

    Cập nhật bởi daonhan ngày 17/11/2011 06:38:57 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #148280   17/11/2011

    lanh92pro
    lanh92pro

    Female
    Chồi

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2011
    Tổng số bài viết (67)
    Số điểm: 1076
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 6 lần


    Hiện nay các thế lực thù địch đang ngày càng có ý định xấu xa về việc lấn chiếm lãnh thổ nước ta, việc các nhãn hiệu nổi tiêng lại trượt dài trên thương trường, đối đấu với nhiều thử thách, vậy tại sao ta lại tự gây rối trật tự trị an trong nước nhằm tạo cơ hội cho bọn chúng phát triển ngày càng mạnh nhỉ?
    Theo mình thì không nên có Luật biểu tình, nước ta đang theo con đường XHCN, nhà nước là của dân, do dân và vì dân đó là một nước dân chủ, nhưng không vì thế mà đặt quá nhiều quyền lợi của nhân dân lên để rồi cho ra nhưng luật không phù hợp với thực tiễn.
    Đó là ý kiến chủ quan của mình, mong được bổ sung.
     
    Báo quản trị |  
  • #148324   18/11/2011

    holdmyhand606
    holdmyhand606

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 10 lần


    Hiện nay các thế lực thù địch đang ngày càng có ý định xấu xa về việc lấn chiếm lãnh thổ nước ta, việc các nhãn hiệu nổi tiêng lại trượt dài trên thương trường, đối đấu với nhiều thử thách, vậy tại sao ta lại tự gây rối trật tự trị an trong nước nhằm tạo cơ hội cho bọn chúng phát triển ngày càng mạnh nhỉ?
    #fff8df;" /> #fff8df;">Theo mình thì không nên có Luật biểu tình, nước ta đang theo con đường XHCN, nhà nước là của dân, do dân và vì dân đó là một nước dân chủ, nhưng không vì thế mà đặt quá nhiều quyền lợi của nhân dân lên để rồi cho ra nhưng luật không phù hợp với thực tiễn.
    Đó là ý kiến chủ quan của mình, mong được bổ sung

    Vậy nên mới cần đến Luật biểu tình để "đóng khung" nó lại.
     
    Báo quản trị |  
  • #148327   18/11/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Một nhà nước dân chủ cần có luật biểu tình từ lâu. ĐBQH sợ biểu tình là chống chính phủ vậy câu hỏi đặt ra là tại sao? 
     
    Báo quản trị |  
  • #148348   18/11/2011

    nghesicaydan
    nghesicaydan

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2011
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Chào bạn garan, Mình xin trả lời câu hỏi của bạn là ĐBQH sợ biểu tình là chống chính phủ vì:
    Thứ nhất vị đại biểu quốc hội đó cũng đang công tác tại chính phủ hoặc tại cơ quan hành chính.
    Thứ hai, có thể Chính phủ rất sợ biểu tình.
    Cập nhật bởi nghesicaydan ngày 18/11/2011 09:15:34 SA

    Tư Vấn Pháp Luật Miễn Phí - Niềm Tin Pháp Lý Email: tuvanluat123@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #148408   18/11/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Luật biểu tình là do Thủ tướng Chính phủ đề xuất nhé.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #148415   18/11/2011

    nghesicaydan
    nghesicaydan

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2011
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Thủ tướng đâu phải là chính phủ

    Tư Vấn Pháp Luật Miễn Phí - Niềm Tin Pháp Lý Email: tuvanluat123@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #148432   18/11/2011

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 674 lần


    Web

    Chưa cần Luật biểu tình vì dân trí thấp?

    TT - Bên lề phiên họp Quốc hội sáng 17-11, trả lời Tuổi Trẻ, đại biểu Hoàng Hữu Phước đề xuất đợi đến “khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình”.

    Trong khi dó đại biểu Trương Trọng Nghĩa và đại biểu Dương Trung Quốc lại cho rằng cần thiết phải xây dựng Luật biểu tình.

    Đại biểu Hoàng Hữu Phước Ảnh: V.D.

    * Đại biểu HOÀNG HỮU PHƯỚC:

    Dân trí cao hơn thì mới ban hành Luật biểu tình

    * Thưa ông, biểu tình được coi là quyền hiến định, tại sao ông cho rằng không nên có Luật biểu tình?

    - Đã là quyền tự do ghi trong Hiến pháp thì không sớm thì muộn nó cũng sẽ được thể chế hóa. Nhưng vấn đề là ở thời điểm nào thì thích hợp. Tại sao người dân các nước khác họ có quyền đó mà dân mình lại chậm? Lý do là hoàn cảnh của VN khác. Các nước thì có ai chống họ đâu, trong khi VN thì nhiều thế lực thù địch tập trung công kích. Phải biết rằng kẻ thù đang rình rập mình, họ không bỏ qua cơ hội nào.

    Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biết rằng những nước văn minh như Anh, Mỹ mà tại sao biểu tình vừa rồi cũng xảy ra đốt phá, cướp bóc. Vậy với nước mình thì sao? Cho nên không phải mình triệt bỏ quyền tự do đó của người dân, nhưng quyền tự do đó phải đợi đến lúc dân trí và kinh tế phát triển đến một trình độ nào đó.

    * Trong thời gian qua có một số cuộc “tụ tập đông người” xảy ra ở Hà Nội và TP.HCM. Nhiều người lập luận rằng: có Luật biểu tình thì vừa đảm bảo được quyền của người dân, vừa khiến hoạt động biểu tình diễn ra trong trật tự và hợp pháp, ông nghĩ sao?

    - Không. Tất nhiên khi có luật sẽ rất chặt chẽ như phải đăng ký, phải có người đứng đầu, phải tới địa điểm quy định... Nhưng đèn đỏ đèn xanh lập ra giữ gìn trật tự giao thông mà người ta vẫn vi phạm. Vậy khi mình cho phép thì phải đương đầu với sự cho phép đó. Những người phá hoại họ không nằm trong số những người xin phép biểu tình và những người biểu tình, mà họ trà trộn hoặc đứng ở góc đường nào đó để phá hoại.

    * Vậy theo ông, thời điểm nào là thích hợp để xây dựng Luật biểu tình?

    - Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình. Vừa rồi có một số cuộc biểu tình diễn ra làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông, cản trở hoạt động của người dân nên rất nhiều người bức xúc. Tôi cho rằng phải hỏi xem có bao nhiêu người muốn có Luật biểu tình.

    Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: L.K.

    * Đại biểu TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA:

    Nói dân trí thấp là hạ thấp nền dân trí VN

    * Là một trong những người đầu tiên đề xuất Luật biểu tình, ông nghĩ thế nào về ý kiến của ông Hoàng Hữu Phước?

    - Không phải ngẫu nhiên mà thế giới người ta thống nhất với nhau về những quyền cơ bản của công dân. Những quyền ấy mang tính đặc trưng trong thể chế dân chủ và nhà nước pháp quyền. Quyền cơ bản được hiến pháp thừa nhận và đó là quyền tối thượng, tùy nhu cầu mà nó phải được triển khai trong cuộc sống.

    Tôi thấy với những lý do đại biểu Phước đưa ra như biểu tình làm cản trở giao thông, xâm phạm đến lợi ích của người khác thì cho thấy càng cần thiết phải có Luật biểu tình. Nhiều cơ quan quản lý, trong đó có cả công an, nói rằng có luật này sẽ quản lý hoạt động biểu tình dễ dàng hơn. Khi đã có hành lang pháp lý, ai lợi dụng nó để làm việc xấu thì bị trừng trị.

    * Ông Phước nói rằng tại thời điểm này dân trí VN chưa cao và kinh tế chưa phát triển nên khó quản lý.

    - Tôi nghĩ rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, VN đã hội nhập với thế giới thì dân trí chúng ta hiện nay là khá cao cho dù kinh tế chưa bằng nhiều nước. Nói dân trí VN thấp để cho rằng chưa nên cho thực thi một số quyền là hạ thấp nền dân trí của VN, không thể lập luận như vậy được.

    Còn nói rằng luật ra đời sẽ bị lợi dụng, thì đến Luật doanh nghiệp cũng còn bị lợi dụng, vừa rồi có ông thành lập 37 công ty. Cho nên luật nào cũng vậy, nó đưa ra khuôn khổ và có công cụ để thực thi, nếu ai vượt qua khuôn khổ của luật thì cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ chấn chỉnh.

    Còn có người lập luận rằng không được biểu tình chống một nước khác thì lập luận này hoàn toàn sai lầm, vì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của VN, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới thông qua nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ ở hàng chục quốc gia khác.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhìn thấy được vấn đề và sự cần thiết có Luật biểu tình nên ông mới đề nghị Quốc hội xây dựng. Đây là vấn đề được cho còn mới ở VN nhưng kinh nghiệm quốc tế thì không thiếu để chúng ta có thể tham khảo xây dựng luật.

    LÊ KIÊN thực hiện

    Nguồn Tuoitre.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #148639   19/11/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    trình đô dân trí thấp, không còn gì để nói 
     
    Báo quản trị |  
  • #148938   21/11/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    Vấn để ở đây không phải là chúng ta tự gây rối hay tự diệt chúng ta như có bạn trong diễn đàn nói, mà vấn đề ở đây là chúng ta phải tuân thủ sống và làm việc theo quy định của pháp luật. Theo tôi, việc đề ra luật biểu tình là đúng vì trong Hiến pháp cũng quy định quyền cơ bản này của người dân. Vậy trong Hiến pháp có quy định thì  hà cơ gì lại ngăn cấm không cho ban hành luật biểu tình. Trong khi đó, các cuộc biểu tình vừa qua thể hiện lòng yêu nước của người dân nhưng lại bị bắt, vì đây là thể hiện quyền của người dân được pháp luật cho phép. Vì vậy, Tôi nghĩ việc nếu cho rằng Luật biểu tình ban hành sẽ bất lợi cho Việt nam thì tốt hơn hết nên xóa hẳn từ trong Hiến pháp quyền cơ bản này của người dâ, chứ đừng để trình trạng có luật cho phép người dân mà lại ra sức ngăn cản như vậy là trái luật.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoadainhan1 vì bài viết hữu ích
    daonhan (21/11/2011)
  • #148981   21/11/2011

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 674 lần


    Web

    Mong ông Hoàng Hữu Phước sửa lời!

    Mong ông Hoàng Hữu Phước sửa lời!

    - "Không hiểu vì sao ĐBQH Hoàng Hữu Phước lại có thể gay gắt đến thế, hiểu sai đến thế về biểu tình? Mong ông Phước sửa lời" - Đó là cảm xúc chung của những email gửi tới Bee.net.vn sau phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước, ĐB TP.HCM về Luật Biểu tình. Để rộng đường dư luận, Bee.net.vn xin trích đăng các ý kiến gửi về. Các ý kiến dưới đây không thể hiện quan điểm của tòa soạn.

    Độc giả Nguyễn Xuân Cường: Buồn khó tả

    Một nỗi buồn khó tả khi đọc bài phải biểu của đại biểu Hoàng Hữu Phước. Mong ĐB Hoàng Hữu Phước chú ý sửa lời rằng: cử tri mà tôi được tiếp xúc (nhớ là được tiếp xúc, không phải là tất cả) phản ánh rằng (có thể cho biết điểm tiếp xúc, số người tham dự, thành phần chủ yếu), thay cho cụm từ “nhân danh nhân dân”.

    Với kiến thức hạn hẹp của mình thì tôi, một cử tri hiểu được rằng, luật là công cụ điều chỉnh những vấn đề thực tế của cuộc sống. Không phải cứ luật biểu tình là cho biểu tình, biểu tình vô tổ chức hay luật tham nhũng là tiếp tay cho tham nhũng… Ngoài ra, luật còn là để cụ thể hóa Hiến pháp, đảm bảo những nội dung trong Hiến pháp được thực hiện.

    Ông Phước còn lấy một dẫn chứng rằng ở Mỹ đến 1960 mới có thuật ngữ “biểu tình” và “Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ”.

    Ông quên rằng những năm chống Mỹ, người dân tiến bộ ở nhiều nước trên thế giới đã xuống đường biểu tình nhằm kêu gọi chính phủ Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Và gần đây nhất là các cuộc biểu tình của người dân Mỹ đòi chính quyền Mỹ rút quân khỏi Iraq, Afghanistan. Bên cạnh đó, ngày nay các tổ chức phi chính phủ, nhóm hoạt động xã hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình không phải “chống chính phủ” mà là đấu tranh cho lợi ích xã hội, ví dụ trong năm 2011 tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình để chống khai thác gỗ trái phép ở Indonexia, khoan dầu ở Bắc cực… Tôi biết ông Phước từng là giảng viên tiếng Anh, ông có thể tìm thông tin này rất dễ trên các trang tin tức nước ngoài.

    Tôi là người chưa từng tham gia biểu tình, ủng hộ có phản đối có. Biểu tình để bày tỏ quan điểm, thái độ về những điều sai trái, tiêu cực, phi văn hóa, đạo đức… nhằm triệt tiêu nó, để xã hội Việt Nam ngày càng văn minh, giàu mạnh là điều đáng hoan nghênh.

    Tuy nhiên, nếu biểu tình không vì mục đích ấy…thì thông qua Luật Biểu tình nhà nước có cơ sở pháp lý để can thiệp kịp thời.

    Chuyên gia Nguyễn Quang A: Sốc

    Tôi thực sự bị sốc khi nghe phát biểu của ông Phước. Nếu ông Phước chỉ với tư cách một cá nhân, đọc bài phát biểu ấy ở đâu đó và có người nghe, hẳn người ta cũng phải đặt dấu hỏi về hiểu biết, cách sử dụng thông tin và cách đặt vấn đề của ông. Song người ta cũng chẳng cần trách ông làm gì.
     

    Nhưng ông là một đại biểu Quốc Hội, ông đã phát biểu công khai, chính thức trên diễn đàn Quốc Hội (QH).

    Ông Phước “kính đề nghị QH loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ QH khóa XIII này”.

    Tôi tự hỏi, một “đại diện của dân” lại đề nghị các “đại diện của dân” tước hai quyền con người cơ bản được hiến định của dân!

    Theo ông, nếu lập hội: để “tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”; “tạo nên các hội mới nằm bên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như 44 thành viên hiện hữu để làm phong phú hơn tổ chức hùng mạnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” đều là không cần.

    Lý do để ông loại luật biểu tình:

    Theo ông, cuộc biểu tình đầu tiên xảy ra năm 1913 và mãi đến các năm 1960 mới xuất hiện từ ngữ “biểu tình” ở Mỹ rồi lan ra khắp thế giới.

    Ông khẳng định, “ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ”.

    Sự hiểu của ông về biểu tình là không đúng. Bất cứ ai biết đọc, biết dùng Google và không biết gì về biểu tình cũng có thể hiểu đúng về biểu tình sau 15 phút!

    Rồi ông kết luận “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh” như sự ô danh mà các cuộc biểu tình “chiếm phố Wall” gây ra cho nước Mỹ.

    Ông bảo “đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn”. Không có thăm dò dư luận sao ông biết “đa số nhân dân sẽ”…?

    Tôi thực sự bị sốc.

    Doanh nhân Lê Kiên Thành: Nói với ai nhầm lẫn khái niệm biểu tình

    Bài viết này muốn nói với những ai còn nhầm lẫn khái niệm về biểu tình.

    Biểu tình là sự biểu lộ tình cảm của một tập thể, cộng đồng có chung cảm xúc, suy nghĩ. Thứ tình cảm chung đó, giới nghiên cứu gọi là tình cảm công thể hay tinh thần công cảm. Đó là phần tinh hoa, cao quý nhất của một cộng đồng, một dân tộc. Với thế giới hiện đại thì việc biểu thị tình cảm, nguyện vọng chung đó, từ lâu đã là một nhu cầu tất yếu. Ở Việt Nam, chúng ta đã từng biết biểu tình mạnh mẽ, hồn nhiên, công phu và quy mô.

    Lần đầu tiên tôi được hòa nhập vào dòng thác biểu tình là một cuộc mà như bây giờ dễ bị gọi là “tụ tập đông người” vào năm 1961. Mặc dù lúc đó chúng tôi không được trực tiếp sống trong dòng thác biểu tình, bởi chúng tôi là những thanh niên sống ở miền Bắc. Nhưng tất cả tâm tưởng của những chàng trai cô gái xung quanh tôi lúc đó đều nhập vào dòng thác tinh thần ấy.

    Khi đó những bà má, sinh viên, trí thức… tập trung trước trại giam Phú Lợi (Bình Dương) phản đối tội ác đầu độc tù nhân của chế độ Mỹ Diệm. Hàng ngàn bà con đã sát cánh bên nhau không dao súng, không đại bác, xe tăng hô vang những khẩu hiệu đả đảo chế độ Mỹ Diệm, phản đối tội ác phi nhân tính. Họ bất chấp hiểm nguy, bắt bớ. Và cũng từ âm vang cuộc biểu tình ấy, dư luận thế giới hưởng ứng, nội bộ địch nao núng và cuối cùng trại tù không những phải chấm dứt hành động man rợ mà còn phải đóng cửa vào ít năm sau.

    Cũng chính những cuộc biểu tình của nhân dân miền Nam, với những chàng sinh viên phanh áo ngực trước lưỡi lê, họng súng đã thôi thúc hàng triệu chàng trai cô gái rời làng quê, gia đình, giảng đường để xung phong vào chiến trường. Những hình ảnh của đội quân tóc dài, hay những bà má giương cao biểu ngữ ở miền Nam đã vang động đến lương tri loài người, hối thúc công lý trong sâu thẳm mỗi trái tim người. Vì vậy mà trên khắp trái đất đã có Raymond Dien thời chống Pháp và ngọn đuốc Norman Morryson thời chống Mỹ cùng triệu triệu tiếng hô vang, vung nắm tay ủng hộ Việt Nam; làm lung lạc dã tâm thực dân đế quốc. Dùng sức mạnh biển cả đó chúng ta mới chứng minh được công lý, lẽ phải, chính nghĩa ở bên mình và phi nghĩa ở phía kẻ thù.

    Tinh thần công cảm khi được bộc lộ, nếu là chính nghĩa hẳn sẽ tạo nên sức mạnh vô song. Không phân biệt màu da, ngôn ngữ, nó lay động và kích thích nhiều thế hệ, tầng lớp khác nhau. Đôi khi nó vượt trên sức mạnh ngoại giao, quân sự…

    Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 70 năm qua đã tận dụng khích lệ và phát huy được sức mạnh từ công cảm rất hữu dụng - biểu tình - để góp phần đưa dân tộc này từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Và khi chúng ta đã có chính quyền trong tay, việc luật hóa để biểu tình trở thành công cụ có ích cho Đảng, cho Chính quyền và người dân trong việc đấu tranh với cái xấu, cái phản cảm theo tôi là việc cần thiết.

    Tôi không hiểu vì sao ĐBQH Hoàng Hữu Phước lại có thể gay gắt đến thế, hiểu sai đến thế về biểu tình?

    Theo nguồn Bee.net.vn
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    boyluat (21/11/2011)
  • #149072   21/11/2011
    Được đánh dấu trả lời

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    Tôi cho rằng việc ĐBQH Phước phát biểu như vậy là đi ngược lại với quy định của Hiến Pháp, là sai luật. Bây giờ QH chỉ có hai con đường:
    Một là: Nếu QH chấp nhận lời đề nghị ông Phước, tức là chấp nhận xóa bỏ quyền biểu tình có trong Hiến Pháp.
    Hai là: Nếu QH không chấp nhận xóa bỏ quyền biểu tình trong Hiến Pháp thì chấp nhận lời đề nghị của ĐBQH Dương Trung Quốc.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoadainhan1 vì bài viết hữu ích
    daonhan (21/11/2011)
  • #149097   21/11/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    em nghĩ rằng, việc ông dũng kiến nghị luật biểu tình là để lấy lại một ít hình ảnh mà ông đã mất qua một số công việc "không chuẩn" mà ông dũng đã dính vào trước đó.
    rồi đây nếu em đoán không sai thì quốc hội xẽ không thông qua luật biểu tình và như vậy thì xẽ đẹp cả mọi bề lúc đấy dư luận xẽ lại lao vào quốc hội mà bình phẩm... chỉ trỏ tỷ tê này nọ, nhất là ông ĐBQH Hoàng Hữu Phước đang đứng mũi chịu sào những lời không hay của dư luận như thế kia...
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    daonhan (21/11/2011)
  • #149169   21/11/2011

    tuongtri
    tuongtri

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2008
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 649
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 20 lần


    Các bạn hãy vào đây http://www.emotino.com/bai-viet/18823/toi-va-tong-thong-saddam-hussein để xem "dân trí" của Ngài nghị sĩ Phước có vấn đề hay không. Tại sao một người với cái đầu đặc biệt không giống ai lại có thể trúng cử vào Quốc hội bằng cách tự ứng cử? Phải trả lời được câu hỏi này thì chúng ta sẽ đỡ phải mất thời gian để tranh luận về những Nghị sĩ như ông Phước.

    Ước gì những kẻ ngồi trên cao biết nhìn xuống.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuongtri vì bài viết hữu ích
    daonhan (23/11/2011)
  • #149427   22/11/2011

    vietnguyenlaw
    vietnguyenlaw
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (224)
    Số điểm: 1572
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 68 lần


    Anh bạn tuongtri cho tôi một bài viết khá hữu ích!

    Nguyễn Văn Ninh

    Tel: 0932017127 | Mail: ninhnguyenlaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #149528   23/11/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    Thế là quyền của người dân được Hiến pháp quy định cho phép, nay lại bị chính ĐBQH do cử tri, do dân bầu lên đòi chối bỏ. Như vậy vị ĐBQH này đã đi ngược với quy định trong Hiến pháp.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoadainhan1 vì bài viết hữu ích
    daonhan (23/11/2011)
  • #149604   23/11/2011

    phuhd
    phuhd

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Đưa luật biểu tình vào danh sách dự án luật là một bước tiến trong quá trình dân chủ hóa của nhà nước pháp quyền. Bài phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước sao mà ngụy biện quá, không xứng đáng với tư cách là Đại biểu Quốc hội.

    LAWYER VN NET - LUẬT SƯ VIỆT NAM tel: (84)918171098 (viber)

    http://www.lawyervn.net ; skype: hoangcounsel; email: hoangducphu72@gmail.com

    Lawyervn.net cung cấp các giải pháp pháp lý và kinh doanh tại Việt Nam

     
    Báo quản trị |  
  • #149778   23/11/2011

    haile12
    haile12

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi nghĩ vẫn nên giữ luật biểu tình,chỉ được phép biểu tình khi nhà nước cho phép.Bởi vì hiện nay dân trí của nước ta mặt bằng chung vẫn chưa cao,do đó dễ dàng bị các thế lực bên ngoài lợi dụng,gây náo loạn,dẫn đén nhiều hệ lụy.
     
    Báo quản trị |  
  • #150138   25/11/2011

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần



    Thật đau lòng!

    Nghe những lý luận của ông Phước mà đau lòng vì sao quốc hội lại có một người có trình độ mà lại đưa ra những nhận xét hết sức cá nhân như thế? Còn nữa, những căn cứ lịch sử để ông đưa ra lý do về việc phản bác luật biểu tình và lập hội rất thiếu tin cậy và võ đoán.

    Ông này không xứng đáng là ĐBQH  vì ông đang đi ngược lại quyền lợi của người dân đã được hiến pháp thừa nhận.

    Chỉ cần gõ cái tên Hoàng Hữu Phước mọi người sẽ đọc được nhiều bài phản biện về ông này không chỉ ở bài phát biểu vừa qua tại Quốc Hội.

    Quá đau lòng!
    Cập nhật bởi thuonggia78 ngày 25/11/2011 03:23:00 SA

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |