Thân chào bạn!
Theo quy định của BLHS hiện hành:
Điều 163 - Bộ luật Hình sự quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:
1- Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi
suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất
chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2- Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần
đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, việc cho vay nặng lãi là hành vi cho người
khác vay tiền với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp
luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất bóc lột. Ví dụ vào thời
điểm cho vay lãi suất bình quân cao nhất do Nhà nước quy định là 1,8
%/tháng thì người cho vay không được phép tính lãi suất gấp 10 lần trở
lên so với mức lãi 1,8 %/ tháng, tức là nếu tính lãi suất là 18 %/1
tháng trở lên là đã có dấu hiệu cấu thành tội cho vay nặng lãi.
Lãi xuất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là 9%, dựa vào đây bạn có thể tính xem là có cho vay nặng lãi không nhé! lãi xuất Ngân hàng hiện nay là 0,75%/tháng. Với lãi xuất như thế này thì nếu người cho vay vượt quá 7,5%/tháng + có tính chất bốc lột thì có khả năng phạm tội cho vay nặng lãi.
Như vậy, người cho vay trong trường hợp trên theo tính toán thì với lãi xuất là 9%/tháng thì có thể bị phạm Tội cho vay nặng lãi nếu có tính chất bốc lột
Về dấu hiệu “có tính chất chuyên bóc lột”: dấu hiệu này hiện
nay chưa được hướng dẫn, giải thích cụ thể. Tuy nhiên, có thể nhận thấy trường hợp hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện nhiều lần nhằm
bóc lột người khác (người đi vay). Người phạm tội lấy việc cho vay lãi
nặng làm nghề kiếm tiền; coi và sử dụng việc cho vay lãi nặng như một
phương tiện để bóc lột người khác
Trân trọng!
"Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"